Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

NHỮNG NGƯỜI BẠN LÍNH CƠ ĐIỆN.

Nguyễn Trọng Luân

Bây giờ tôi biết Tứ ở Phả Lại. Một hồi biết hắn làm quản đốc ở nhà máy SX kính Đ.C. Râu vẫn rậm, mũi vẫn khịt khịt. Tôi có cảm giác thằng cha này quanh năm ngạt mũi. Nhớ dạo đi trinh sát với Thịnh tồ (k6I) nó bảo bọn mình mà mắc cái tội khịt mũi như thằng Tứ là bị loại ngay khỏi trinh sát về bộ binh đánh nhau thí cố.
Khi mới vào trường, những buổi chiều nắng tàn sau những đồi bạch đàn k5 xanh xám, nhìn bọn nó đá bóng trong sân cả gái lẫn trai cứ dõi theo Tứ Hải Dương mà xuýt xoa. Giỏi ! giỏi ! Mỗi tội nó chỉ cao gần 160 cm và chỉ nặng cỡ 50 kí.

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

SINH VIÊN-NGƯỜI LÍNH

Vũ Đình Trung

(Kỷ niệm về Đoàn 1040)
PHẦN 1-THÁNG 8


Tháng 8 đến rồi, đồng đội ơi!
Thoáng đó mà 48 năm rồi
Sinh viên Bắc Thái, ra mặt trận
Chiến trường B1 gọi chúng tôi.

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

NHỮNG KỶ NIỆM KHÔNG QUÊN ...

    Thọ Mom

    Tháng 1-1972 khoảng 50 sinh viên ĐH Cơ Điện nhập ngũ vaod C3-D54-F 304B .C3 đóng quan tại các nhà dân ở xã Đại Hóa -Tân Yen -Hà Bắc với hòm thư ..... J C14 .Đợt này có nhiều các anh K3 vừa học xong kỳ 9 và được đặc cách tốt nghiệp.. K6 đông thứ 2 cùng với k4 và k5.

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2020

TRẬN ĐÁNH PHÒNG KHÔNG HY HỮU TRONG CHIẾN TRANH VN

Họa sỹ Việt cộng V/S họa sỹ Mỹ (1)


Trong cuốn ‘Những hòn cuội nhặt dọc đường’ tập 2, được tặng bởi tác giả- bạn lính bậc đàn anh-họa sỹ lớn Lê Trí Dũng, nhà cháu rất tâm đắc với những định nghĩa - kiến giải – nhận xét về họa sỹ minh họa.
Họa sỹ LTD đã viết ở trang 46 & 47:

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ VÀ LS LÊ VĂN HUỲNH

THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ VÀ LS LÊ VĂN HUỲNH
Cùng với hàng ngàn cựu sinh viên của các trường đại học phía Bắc VN tham gia chiến đấu tại Quảng trị trong “ Mùa hè đỏ lửa 1972“, Nhiều người trong số đó đã hy sinh, vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất thị xã và thành cổ Quảng trị trong đó có Liệt sỹ Lê văn Huỳnh.
Đến thăm bảo tàng Thành cổ Quảng trị, ta chứng kiến những di vật của những người lính đã tham gia chiến đấu tại thành cổ, được nghe thuyết minh về “ bức thư gửi lại “ của liệt sỹ LÊ VĂN HUỲNH .
Lê văn Huỳnh là sinh viên năm thứ 4 lớp cầu đường – đại học xây dựng nhập ngũ 27/5/72. 10 sinh viên trường ĐHXD trong đó có Huỳnh được bổ xung vào đơn vị của tôi : đại đội công binh 17 trung đoàn 95 sư đoàn 325 làm nhiệm vụ tiếp vận và chiến đấu tại bến vượt thành cổ Quảng trị.
Giai đoạn cuối của chiến dịch bảo vệ thành cổ bắt đầu từ cuối tháng 8 đầu tháng 9/72. Cơn bão liên tiếp đổ vào Quảng trị gây mưa lũ trên sông Thạch hãn gây ngập úng nhiều nơi – trận địa, hầm hào chiến đấu ngập trong nước.
Những đợt bắn phá ác liệt của chiến dịch “ Lôi phong 1 và 2” cả ngày lẫn đêm với tính chất hủy diệt cộng với lũ lớn sông Thạch hãn đã cản trở việc vận chuyển quân, tiếp tế vũ khí súng đạn, lương thực cho trận địa và chuyển thương binh . Dòng sông giờ đã mở rộng nước lên sát làng Nham biều, nước sông cuộn cuộn , để đưa thuyền đi đúng hướng trong làn đạn pháo lính chở thuyền vượt sông phải bất chấp mọi hiểm nguy. Ban ngày không thuyền nào có thể qua sông,
Đêm đến, Các tổ thuyền tại bến vượt Nham biều vận chuyển cho mặt trận thị xã và thành cổ từ bờ Bắc vượt sang lô cốt bờ Nam - gần sở chỉ huy tại khu vực dinh tỉnh trưởng. Khi sang chở vũ khí , đạn dược, cơm nắm – lương khô tiếp vận cho “ chốt “ của các đơn vị thuộc Trung đoàn 95 và 48. Khi về chở Thương binh sang bờ Bắc. Suốt đêm cho đến rạng sáng những chiếc thuyền cao su vượt sông dưới pháo sáng soi trắng xóa và làn đạn pháo các cỡ.
Chẳng có một thống kê nào về số người đã hy sinh và bị thương, chỉ biết mỗi đêm có khoảng 1 đại đội ( từ 80- 100 lính) vượt sông vào chiến đấu trong 81 ngày đêm tại thành cổ Quảng trị. Sang tháng 9, Chiến sự mỗi ngày một ác liệt hơn , Lê văn Huỳnh được bổ xung cho tổ thuyền bến vượt thành cổ đại đội – C17/ E95 vào thời gian này. Sự khốc liệt của chiến tranh, ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ trong khoảnh khắc, từng giây từng phút – cả ngày lẫn đêm gây sức ép lên những lính đang tham chiến tại Quảng trị.
Dự cảm hy sinh LÊ VĂN HUYNH đã viết “ bức thư gửi lại “ vào ngày 11/9/72 ( trước khi thành cổ thất thủ 16/9/72) với lời nhắn nhủ cho những người thân yêu phòng khi “ ĐI NGHIÊN CỨU BÍ MẬT TRONG LÒNG ĐẤT ”.
Sau khi thành cổ thất thủ 16/9 , Lê văn Huỳnh được bổ xung cho tiểu đội của Tôi : A6/ B2/C17 và ra củng cố tại Cam lộ. Bức thư viết hoàn chỉnh , HUỲNH không gửi mà bọc ni lông để ở đáy ba lô ( lời nhắn nhủ cuối cùng phòng khi …) như ý định của chính mình.
Đến tháng11/72 tiểu đội của tôi đi lập bến vượt tại Tích tường sau chuyển bến vượt Như lệ 12/72. Tôi là tiểu đội trưởng phụ trách bến vượt Như lệ gồm 2 tổ thuyền, mỗi tổ 3 người - Huỳnh là tổ trưởng cùng 02 lính quê Thái bình, Bến vượt Như lệ của chúng tôi ém tại bờ bắc sông Thạch hãn : thôn Thượng phước – Triệu thượng. Chiến sự tại Như lệ cuối năm 72 rất khốc liệt, giành giật từng khoảnh ruộng, căn nhà đặc biệt tại xung quanh khu vực Đồi Chè ( rất nhiều lính đã hy sinh) để giành đất trước chuẩn bị “ cắm cờ”. Ngày 2/1/73 bến vượt nhận nhiệm vụ đặc biệt : đưa tiểu đội chiến đấu của C17 sang phá 1 cứ điểm kiên cố bên Như lệ . Chính trị viên Nguyễn Ngọc Lan xuống trưc tiếp chỉ huy cùng tiểu đội Thảo xuống bến vượt. Đêm nay tổ thuyền gồm : LUÂN, HUỲNH, THIỆN đưa tiểu đội Thảo qua sông. Chạng vạng tối, khi đang đưa thuyền qua sông, thuyền bị trúng đạn pháo. CTV LAN , HUỲNH và THIỆN hy sinh tạ i bờ sông. Tôi và liên lạc Chuyên bị thương được chuyển đi trạm phẫu tiền phương. Chuyên hy sinh tại trạm phẫu do vết thương quá nặng – Duy nhất Tôi còn sống. Ba liệt sỹ LAN – HUỲNH_ THIỆN được đồng đội chôn trên đồi thôn Thượng phước, sau các CCB của C17 và Đại Học Xây Dựng tìm và cất bốc đưa về nghĩa trang LS.
Di vật “bức thư gửi lại” của HUỲNH được gia đình chuyển cho bảo tàng thành cổ Quảng trị trưng bày biểu tượng cho tinh thần chiến đấu , xả thân hy sinh vì độc lập cho Tổ quốc của một thế hệ thanh niên - Sinh viên xếp bút nghiên lên đường chiến đấu.
Là người trực tiếp cùng chiến đấu với Lê Văn Huỳnh, được chứng kiến giờ phút hy sinh của HUỲNH điều đọng lại mãi đó là nhiều tháng , nhiều ngày sau khi viết “bức thư gửi lại” Huỳnh đối diện với bom đạn, cái chết từng phút, từng giờ ngày này qua ngày khác không run sợ, nao núng hay chùn bước. HUỲNH bước vào cuộc chiến với tư thế của người lính - thanh thản, tự nguyện hiến dâng trước cái chết đang chờ sẵn.
Đã còn đó “bức thư gửi lại” của HUỲNH và ĐÀI CHỨNG TÍCH SINH VIÊN tại bảo tàng thành cổ Quảng trị bản anh hùng ca về lòng dũng cảm của CON DÂN ĐẤT VIỆT.
Ảnh : Lá thư gửi lại của LS Lê Văn Huỳnh - Bản đồ chiến đấu Quảng trị 9/72 và bến vượt thành cổ - Đài chứng tích Sinh viên tại Bảo tang THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ .
Nguyễn Hữu Luân – CCB C17/E95- CSV K9IA ĐHCĐ