Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Thư bạn đọc - em trai Luyện K5X

Tôi tên là Nguyễn Văn Thái em trai của liệt sĩ Nguyễn Văn Luyện (lớp K5X- đại học cơ điện Bắc Thái)
Nhập ngũ :1/1972 tại trường. Huấn luyện tại trại cau Đồng Hỷ Bắc Thái
Đơn vị chiến đấu: C6-D8-E66-F304
Hi sinh: 17/8/1972 tại chiến trường Quảng Trị
Bác nào nhập ngũ cùng đợt hoặc cùng đơn vị có biết thông tin gì về liệt sỹ Nguyễn Văn Luyện xin hãy liên lạc với tôi theo địa chỉ sau:

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Tin mới nhất về sức khỏe đồng đội Quỳnh

       Hôm nay ĐVDũng vừa gọi điện cho bạn Quỳnh thì vợ bạn nghe máy và cho biết: Quỳnh đã được gia đình đưa về nhà, không chịu đựng được viện phí nữa (tuy chỉ phải thanh toán 80%). Tình hình sức khỏe có cải thiện, tốt hơn những ngày cuối cùng còn ở viện. Quỳnh vẫn còn bị mở khí quản nên chưa thể nói chuyện được. Như vậy là rất đáng mừng cho bạn Quỳnh. Hy vọng bạn cố gắng dinh dưỡng và luyện tập để sớm hội tụ với anh em trong những dịp kỷ niệm.

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

Cuộc tìm kiếm mộ liệt sĩ Đặng Văn Toàn (phần 3)

      Nói vậy thì cũng chưa đúng lắm, phải nói là cũng có mấy lần chim bay qua, buớm vàng, bướm đen lượn qua lượn lại mà không con nào đỗ vào mộ cả. Tuy vây công việc tiến triển đến mức đó đã làm mọi người phấn khởi hơn nhiều, nhất là chị vợ a Ban cho biết Cụ bà ở nhà rất mừng và khỏe hẳn lên. Tối hôm đó trên phòng nghỉ nhìn ra thị trấn thấy ánh đèn trang trí đẹp quá nên với tâm trạng vui vẻ tôi ra Quảng trường 11-3 ngắm cảnh và người trong đêm. Sáng hôm sau anh Can đi chợ sớm mua thêm đồ lễ, tôi ra quảng trường xem các cụ với các cháu tập thể dục và luyện võ thuật. Thị trấn Ba Tơ tuy nhỏ và yên tĩnh nhưng sạch và thoáng bởi nó nằm trong thung lũng rất đẹp với một ngã ba sông.

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

RĂNG ĐAU! Và ĐAU RĂNG !

                                                                                                       Hồi tưởng của Triệu Bình

RĂNG…ĐAU!.
Ngày tôi mới vào quân ngũ, tôi mới hai mươi tuổi, đương nhiên tôi vẫn đang ở cái tuổi “bẻ gãy sừng trâu”. Tôi không thuộc loại người “mẫu”, thậm chí còn thuộc hạng lẳng nhẳng. Tôi cao cỡ trên 1m70, nhưng cân cả…bao bì chỉ được 52 kilô. Ấy thế mà khi khám sức khỏe để nhập ngũ tôi “vưỡn” được loại A2! Lẽ ra tôi đã A1 nếu không vì hai cái …răng sâu và một thứ bệnh kinh niên -viêm họng hạt. Mà Lê Thanh Hưng hồi đó nó nói với tôi: “Viêm họng hạt à!...Bình thường đi! Mẹ tao là bác sĩ quân y đây! Mà tao cũng còn bị nữa là mày. Bà bảo viêm họng hạt là chuyện phổ biến”. Tất nhiên tôi tin nó nói đúng - bác sĩ nói cơ mà!

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Cuộc tìm kiếm mộ liệt sĩ Đặng Văn Toàn (phần 2)

      Chú Danh một CCB nay làm quản trang mời chúng tôi vào nhà cạnh đó. Chú mời 3 anh em về nhà ăn, nghỉ cho tiện và đỡ tốn kém. Song anh Ban cảm ơn chỉ nhận nhờ cô, chú nấu ăn giúp cho bảo đảm còn vẫn nghỉ ngoài Tạ Lê. Sau bữa trưa chúng tôi mang sơ đồ Thầy vẽ để hỏi chú Danh về vị trí, hướng đi thì thấy ngược với thực địa Ba Tơ. Thế là không đợi hôm sau, chiều hai anh Ban và Can vượt cầu Liên tìm phía dọc đường 24 còn Thọ tìm hiểu khu vực quanh sân bay, thị trấn và hướng đi Ba Lễ, Ba Bình. Tối về 3 anh em thống nhất tập trung sang bên kia sông tìm theo chỉ dẫn của Thầy qua sơ đồ và băng ghi âm.

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Những nấm mồ liệt sĩ nơi biên cương

Nguyễn Trọng Luân - 3002

    Tôi gửi bài viết về 17/2 lên đây. Suy nghĩ này chưa chắc đã trùng với tất cả. Đây là suy nghĩ của tôi.

 
Làm gì có những cây vô danh
Dọc cánh rừng biên giới
Loài cỏ cây nào cũng có tên như người dân lầm lũi
Dù thiếu chữ thiếu ăn buốt giá ở vùng biên

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

"KHÓC CHO ANH EM HY SINH, CŨNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP"...

Mai Thanh Hải - Nhà báo T, Phóng viên Báo X kể với mình buổi sáng:

Từ mấy tháng trước, anh T thay mặt Báo, lặn lội tìm đến thăm gia đình 34/64 Liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma ngày 14/3/1988, ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa (30 gia đình còn lại ở các địa phương khác, sẽ thăm sau).

Báo cũng đã làm việc và thống nhất tổ chức cuộc gặp mặt 34 gia đình Liệt sĩ, tại Cam Ranh (Khánh Hòa).

Thành phần buổi gặp mặt bao gồm các mẹ của Liệt sĩ (mỗi mẹ được đưa 1 người thân đi cùng), lãnh đạo đại diện Hải quân và cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa...

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Dáng chiều trên những dòng sông chiến tranh


Nguyễn trọng Luân
 
Quê tôi cũng ở bên sông. Con sông Hồng bên lở bên bồi như bao dòng sông khác. Lớn lên nghe tiếng ầm ào mùa nước, nghe tiếng bồi băng xoàm xoạp trong cơn lũ rợn người. Nghe tiếng gọi đò đêm khuya năn nỉ day dứt. Nghe tiếng đàn trâu phì phọp lúc hoàng hôn, tiếng trẻ con nô đùa vùng vẫy, tiếng đập chiếu bôm bốp dội đi dội lại đôi bờ. Những con đò gác đầu nằm nghiêng lên bãi cát. Những mùa đông vắng người con đa đa gật gù đi mon men cạnh những chiếc thuyền nan lười biếng. Những chiều tôi dứng trên đê nhìn sang dãy núi xám mờ bên kia sông thấy những tàn lửa lập loà trên núi cứ tự hình dung ra một ngôi nhà cheo leo trên cao và những đứa trẻ cũng chân đất như tôi ngồi nướng sắn ...

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

CUỘC TÌM KIẾM MỘ LIỆT SỸ ĐẶNG VĂN TOÀN

       Theo thông tin anh Ban của Toàn cho Thọ biết: hôm nay 7-3-2012 tại quê nhà Diễn Châu -Nghệ An sẽ diễn ra lễ đón và an táng di cốt của liệt sỹ Đặng Văn Toàn K6MB, hy sinh ngày 17-10-1972 tại Ba Tơ -Quảng Ngãi. Sau gần một tuần tìm kiếm trong rừng theo sơ đồ của nhà ngoại cảm và sơ đồ của Hán Đức Thắng không thấy. Được sự hỗ trợ của trung tâm Ngoại cảm số 1- Đông Tác, cuối cùng đã xác định mộ liệt sỹ Toàn đã được quy tập vào nghĩa trang Ba Tơ.

Mời vào diễn đàn mở

      Một diễn đàn mà không có phản biện, không có tranh luận mà chỉ toàn hưởng ứng thì cũng chẳng mấy mà nhàm chán, chẳng khác nào báo "Nhân dân" cho cũng chẳng ai đọc. Để các bạn thêm sân chơi, đã xuất hiện thêm một diễn đàn mở "hết cỡ thợ mộc" nhưng là thợ mộc của đoàn 1040 tham gia làm kho hậu cần cho chiến dịch Xuân 1975 nên rất có văn hóa. Ban quản trị sẽ không kiểm duyệt bất cứ một chính kiến nào, chỉ dọn rác về văn hóa thôi (nghĩa là cấm nói thô tục quá đáng, chứ nói tục mà vui, mà thanh như Dương Phỉ thì không sao cả)

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

Tin CCB Cơ Điện

Hội cựu sinh viên Trường đại học Cơ điện tại Hải Phòng góp sức xây dựng thành phố Cảng
Hội Cựu sinh viên Trường đại học Cơ điện tại Hải Phòng có hơn 400 thành viên là các cán bộ, giáo viên, sinh viên từng học tập, công tác tại Trường đại học Cơ điện-Bắc Thái (nay là Trường đại học kỹ thuật công nghiệp thuộc Trường đại học Thái Nguyên). Hội được thành lập trên tinh thần tự nguyện, là nơi gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm học tập, lao động, công tác giữa những người có những năm tháng gắn bó với Trường đại học Cơ điện.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Trăn trở

Nghiêm Xuân Cường
Đội 16 – HTX THắng Lợi - BC11R

       Đà Nẵng giải phóng, tôi chuyển về trạm giao-tế Quân khu, đóng tại khách sạn Bạch Đằng soi mình bên dòng sông Hàn thơ mộng và xinh đẹp. Nếu so với thời sống trên rừng Trường Sơn thì đó đúng là những ngày “hoàng kim” trong cuộc đời Quân giải phóng của tôi.

40 năm nhập ngũ và đi B của đoàn 1040

Năm nay kỷ niệm 40 năm ngày lên đường nhập ngũ của các CCB đoàn 1040, chúng ta nên có những hoạt động kỷ niệm gì nhỉ ?. Ngoài đợt xuyên Việt thăm lại chiến trường xưa, dự định tổ chức vào cuối tháng 8, tôi đề nghị cân nhắc một kế hoạch trong tháng 5 về thăm lại Phú Bình, Thái Nguyên năm xưa, địa phương nơi chúng ta lăn lê bò toài tập luyện 3 tháng trời trước ngày 17/8 lên đường đi B.
Liệu, CCB 1040