Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Trác Dũng vẫn còn "chê" Liệu, 22-12-2011

        Đúng 17g30 chiều 22-12-2011, các CCB Cơ Điện đã tập trung giao lưu tại một nhà hàng bên đường Tình Yêu (hồ Tây).
        Các CCB Cơ Điện lại có dịp ôn lại những kỷ niệm xưa. Một số tư liệu cuộc đời đã quên lại được phục hồi....

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Chủ tịch CCB Cơ Điện HN khai mạc 22-12-2011

        Đúng 17g30 chiều 22-12-2011, các CCB Cơ Điện đã tập trung giao lưu tại một nhà hàng bên đường Tình Yêu (hồ Tây).
        Chủ tịch Hội CCB Cơ Điện tại Hà Nội, cựu Hạ sỹ quân đội ND Việt Nam Lại Duy Quỳ (anh em quen gọi Hắc toàn phong Lý Quỳ) đã khai mạc và nhận định từ hôm nay trở đi tất cả mọi người đến dự ở đây coi như là sinh viên Cơ Điện.

Đêm ấy ở Gia nghĩa


Truyện ngắn ngắn
                                                                                                 Nguyễn Trọng Luân
  
Ba mấy năm rồi, chẳng biết Gia Nghĩa bây giờ ra sao. Khi nghe cái tên thị xã Gia Nghĩa của tỉnh Đắc Nông mới thành lập mà trong lòng cũng thấy nao nao mừng. Xa lắm, thời gian cũng đã lâu lắm nay trong tôi bỗng hiện về một thị trấn đất đỏ ngày xưa, nườm nượp quân giải phóng, nườm nượp xe pháo trong cái đêm mùa xuân 1975 không quên.
             11 tháng tư năm 1975
Sư đoàn chúng tôi hành quân tới Gia Nghĩa.
8 giờ tối.

Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011

Tết ở quê

Luân K5M - 3002
Lại sắp đến tết rồi. Bây giờ nghỉ hưu, chẳng phải lo lương, thưởng quà tết biếu xén cấp trên, lo ngoại giao… Nhẹ tênh. Chỉ còn lo việc ăn tết ở Hà nội hay về quê để còn lên kế hoạch với vợ con.

            Nghĩ đến quê, lại vừa mừng vừa tủi. Quê mình nghèo thật nhưng bây giờ cũng đã có đủ cái ăn. Buồn vì ở quê cha mẹ đã đi cả. Mẹ cha nằm trên cánh đồng mà mỗi lần về đến đầu làng là nhìn thấy bia mộ thấp thoáng sau bãi ngô non.
           Tình cờ, một hôm dò trong máy tính, thấy bài viết của thằng con trai út. Từ lâu lắm rồi mà mình đọc cũng rơi nước mắt. Hóa ra nó nghĩ còn sâu sắc hơn mình. Từ hôm đó mình nhìn con thấy không phải thằng cu của mình nữa. Nó lớn thật rồi.

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

CHÂN DUNG ĐÀO BÁ VĂN

Hoàng Việt Quân , K7I - Đ1040

       “Ai về Cửu Long, qua Đồng Tháp Mười, gặp hoa ô môi, biết mùa xuân đã tới. Nơi đây sinh ra anh Bé hiền hoà. Cuộc đời sớm xông pha nên lòng thêm sắt đá. Anh như bông hoa rực sáng bầu trời. Hương toả ngát nơi nơi. Tiếng mìn anh vang dội.... Bầu trời ngàn ngôi sao lấp lánh...nhớ mãi tên anh Nguyễn Văn Bé...Đường dài hành quân xa, xin khắc tên anh trên vách chiến hào....".

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Trác Dũng tối 22-12-2011

        Đúng 17g30 chiều 22-12-2011, các CCB Cơ Điện đã tập trung giao lưu tại một nhà hàng bên đường Tình Yêu (hồ Tây).
Bạn Trac Dũng đã không chịu sửa lại bài thơ Nếu tháng 5 không có ngày 30 thành Nếu tháng 5 không có ngày 29, nhưng đã phải công nhận là nhập ngũ đợt đó đúng ngày 29 rồi.

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Nhớ bạn Cơ Điện 22-12-2011

       Ngày 22-12-2011, CCB SV ĐH Cơ Điện đã có cuộc gặp gỡ bên Hồ Tây, nhà hàng Vọng Ba Lâu - số 9 đường Tình Yêu. Cảm xúc về những ngày quân ngũ cùng con đường Tình Yêu thơ mộng ven hồ Tây, bạn Luân đã sáng tác nên một bài thơ và đọc trực tiếp tại buổi giao lưu, băng ghi hình đã được đưa lên Youtube. Mời các bạn cho lời bình dành cho các bạn đã không còn được nghe thơ Luân nhé!

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

TRỞ LẠI THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ

          Sáng hôm sau rời thành phố Huế còn mù mịt trong mưa chúng tôi nhằm thành cổ làm đích. Vào trong thành vẫn mưa rả rích, Luân yêu cầu mua mỗi ngươí một chiếc dù. Trong khi tôi mang hết nhang, tiền giấy trên xe xuống thì Luân đăng ký với BQL và mua thêm hoa, nhang nữa. Lên đài Âm-Dương gió mạnh ù ù thổi, mưa xiên chéo vào mặt, châm được nhang khá vất vả. Chúng tôi kính cẩn tưởng nhớ và mặc niệm các liệt sỹ đã hy sinh nơi cổ thành này.

Chuyện cái kính râm

Bùi Tiến 3002
         Có một thằng tên Thắng quê Hà Tây, nó ở đội vận tải, thường đi gùi hàng từ nơi sản xuất về, trên đường về phải qua một con suối nước có khi đến ngang đùi, nhưng lính thồ Tây Nguyên rách, chỉ mặc quần đùi nên lội suối vô tư. Một thằng không biết kiếm đâu được cái kính đen hay đeo khi đi gùi. Một hôm đến suối thì đoàn thồ gặp đồng bào cũng qua suối, có mấy cô gái cứ nấn ná chờ bộ đội qua hết rồi mới qua, nhưng chờ mãi mà thằng Thắng nó cứ loanh quanh mãi không chịu sang. Chờ lâu một co gái giục: bồ đồi qua suối đi cho đồng bào qua chớ!

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Ngày hội 22-12 CCB Cơ Điện

        Đúng 17g30 chiều qua 22-12-2011, các CCB Cơ Điện đã tập trung giao lưu tại một nhà hàng bên đường Tình Yêu (hồ Tây). Chủ tịch hội và mõ blog đã có mặt trước 1g30 phút để chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi gặp mặt. Bạn Hùng, K10M ở Bia Hà Nội đã cho mang một bom bia hơi đến chặn cửa nhà hàng lúc 15g20.... mở đầu cho một buổi chiều tràn ngập men say. Say tình đồng đội, say tình Cơ Điện, say bia Hà Nội ... và chỉ còn thiếu một thứ say... mà bạn Luân sẽ nhắc trong một bài thơ mới toanh!

MƯA TRÊN PHỐ HUẾ

        Đúng là mưa ở Huế có khác: rả rích, triền miên vài ngày liền chứ không sầm sập, ào ào rồi tạnh. Đấy là buổi chiều 10-12 chứ sáng hôm ấy ở Đà Nẵng lại không có mưa, khi chúng tôi vào thăm tướng Nguyễn Chơn. Ông ở nhà một mình với 2 cậu công vụ, chúng tôi bày lễ thắp nhang bà Lý mất gần 10 năm rồi. Sau đó vào phòng khách Ông tiếp chuyện, Ông vẫn nhớ thời binh đao xưa, chúng tôi hỏi về các trận đánh, các đơn vị ở B3 hay Khu Năm Ông nói vanh vách. Ông bảo chúng tôi mở tủ lấy 7 cuốn hồi ký của Ông và 7 cuốn của Bà Lý ra ký tặng chúng tôi rrồi chụp ảnh lưu niệm, ai cũng muốn được ngồi cạnh vị tướng huyền thoại đó.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Ngày mai uống bia miễn phí dành cho CSV Cơ Điện

        Hùng bò xin thông báo, trưa mai, 23-12-2011 tại nhà hàng Lan Chín Tăng Bạt Hổ, sẽ có chương trình uống bia hơi Hà Nội miễn phí, HABECO Trading ra mắt cốc và feeling rót bia loại mới, thay đổi hình ảnh bia hơi Hà Nội, nếu các anh em Cơ Địện có điều kiện xin mời tham gia, Hùng bò cam kết giống như ngày hội Bia hơi Hà Nội, bàn Cơ Điện ngồi miễn phí 100%…Kính mời… nhào dô.
        TRÂN TRỌNG

Bộ đội Tây Nguyên ngửi mồm đồng bào


Nguyễn Trọng Luân

            Biền biệt ở trong rừng năm này qua năm khác bom đạn mù trời khiến lính thèm đủ thứ, thích đủ thứ và sợ đủ thứ.
Thích nhận được thư, thích đến ngày phát thuốc lá Miên, thích gặp đồng hương (nhất là đồng hương làm hậu cần), thích không phải vác B41, thích gô Tàu hơn gô LX, thích tất cao cổ, thích đi công tác lẻ ra phía sau … và  thích nhất là gặp gái …, gái đồng bào cũng được.
Thèm được một thìa đường khi sốt rét, thèm thuốc lá, thèm được xem phim, thèm ăn thịt lợn, thèm cà muối, thèm rau, thèm gái …
Sợ sốt rét, sợ pháo kích, sợ mìn, sợ C130, sợ B52, sợ cấp trên, sợ rắn lục, sợ đi cõng gạo, sợ mất dép cao su…, sợ vi phạm gái mú.
            Như vậy gái là thủ phạm của cả thích thèm sợ

Những ngày 22-12 trong quân ngũ

Ngày 22-12 đầu tiên (-1972) trong quân ngũ của Dũng chit tại trạm 43B Trường Sơn

Chiều mưa ở Ban mê thuật


                                                                                                             Nguyễn trọng Luân
                                                                                              Lính sư đoàn 320A
Chiều mưa quá. Nghĩa trang  lạnh quá !
ơi những người con phương bắc  bạn của tôi
Ban Mê Thuột chỉ có hai mùa thôi
Các anh cứ bốn mùa nhớ mẹ

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Thủ trưởng ơi!

Bùi Tiến

Biết thủ trưởng đi xa
không còn ai ở nhà
mà sao em vẫn đợi
thủ trưởng ơi trong nhà!

Thư bạn đọc - Thư đồng đội, tháng 12-2011

      BBT blog mở thêm mục này để trao đổi với nhau giữa chúng ta. Những tâm sự của các bạn và các đồng đội cũ, mới sẽ được đăng chung trong chuyên mục: hộp thư nhé! CCB 1040 xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm, đã xem, đã đọc, đã "comment" và đặc biệt đã viết bài, viết thư, gửi ảnh cho blog để blog CCB SV ngày càng thêm đông vui và có ích cho mọi người!

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

KHU NĂM DẰNG DẶC

        Lẽ ra đoàn Luân Thọ... theo con đường Cheo Reo đi xuống Tuy Hoà rồi tới nghĩa trang Phú Lâm nơi có nhiều liệt sỹ của E48 hy sinh khi truy đuổi địch bỏ chạy. Nhưng theo đề nghị của anh Tiến, anh Lệ nên đoàn trưởng đổi lại đi Ban-mê rồi qua đèo Phượng hoàng vì anh Lệ sau khi cắm cờ ở Buôn Hồ thì truy kích địch theo đèo Phượng Hoàng xuống Ninh Hoà vào giải phóng Nha Trang.Vậy khi tới đèo anh Tiến còn chỉ nơi BTL B3 chuyển xuống duyên hải có dừng chân ở đèo PH, nên đoàn dừng lại chụp ảnh lưu niệm.

Bùi Xuân Tứ K6 ( Tứ râu )


Kỉ niệm 22/12
                                                                                                            Viết nhớ những người bạn cũ
                                                           Trọng Luân
Bây giờ hắn ở đâu, mình chả rõ. Một hồi biết hắn làm quản đốc ở nhà máy SX kính Đáp Cầu. Râu vẫn rậm, mũi vẫn khịt khịt. Mình có cảm giác thằng cha này quanh năm ngạt mũi. Nhớ dạo đi trinh sát với Ngô Thịnh, nó bảo mình mà mắc cái tội khịt mũi như thằng Tứ là bị loại ngay về bộ binh đánh nhau thí cố.

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

Đêm ở nghĩa trang Kon Tum

Cúc quì trên núi Hàm Rồng
Nguyễn Trọng Luân
 
Dưới chân là thành phố
Nhoang nhoáng đèn đêm
Chúng tôi đốt bó nhang thơm rừng rực nghĩa trang
Một sư đoàn trên đồi cao
mấy chục năm không ngủ .

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Thông báo GIAO LƯU 22-12

       Vào lúc 17h30 ngày 22-12-2011, tại quán Vọng Ba Lâu (số 4 Thụy Khuê, hoặc số 9 đường Tình Yêu) câu lạc bộ CCB đại học Cơ Điện tổ chức giao lưu các cựu chiến binh tất cả các thời kỳ:

TA YÊU NHAU THÌ VỀ BAN MÊ THUẬT

Doãn Thọ 5039
        Năm 2005 khi trở ra của chuyến xuyên Việt, đoàn CCB Cơ Điện có qua Buôn Ma Thuột. Khi đó chỉ ghé chút đỉnh mua cà-phê rôi đi Công-tum luôn nên Dũng cứ tiếc hùi hụi, vậy kỳ này tôi quyết vào Ban-mê cho bõ.
        Sáng sớm hôm sau (7-12-2011) chúng tôi đi thăm nghĩa trang Đức Cơ ở Tây Plây-cu khoảng 55 km, đường đẹp, trời nắng ấm, trong veo. Luân liên tục chỉ các hướng có trận đánh của lính 320 thời trước và kể lại từng trận ra sao. Trận đánh sân bay Đức Cơ ta cũng hy sinh nhiều đấy, vậy mà đến nơi thì nghiã trang đang được đại tu. Từ cổng đến tượng đài, từ các phần mộ cho đến toàn cảnh ngổn ngang cả. Chúng tôi xuống xe mà bỡ ngỡ mãi, cầm hương hoa vào mà phải vòng về mãi phía sau mới đặt được để viếng đồng đội, giá như họ sửa từng phần một thì cảnh quan đỡ lộn xộn, hoang tàn như vậy.

Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Chuyện bắn phát một và bắn liên thanh

Trọng Luân 3002
Những năm đánh giặc ở chiến trường Tây Nguyên bộ đội mình đói lắm. Mà chả cứ gì Tây Nguyên ở đâu cũng vậy thôi. Ăn sắn, ăn rau rừng, cây Búng báng, củ mài quả sung ... tuốt tuột cái gì không chết là ăn, ăn để sống để chiến đấu.
          Hôm nào, ai xuất kích (đi đánh nhau)  thì được 6 lạng gạo/ngày. Anh nào sốt không đi được thì hai lạng/ngày. Vì thế mỗi đại đội mỗi ngày cử hai chú đi kiếm thức ăn gọi là đi công tác. Đi công tác về, trong cái túi bao tải thôi thì là mít non, măng tre, quả sầu riêng đầy gai, sắn, hoa chuối, rau khoai lang, có anh tát suối được cả cua đá, cá sộp. Có anh ăn trộm trong nương đồng bào được ớt, cà đắng, vài quả  mướp hay nải  chuối xanh. Lâu rồi đồng bào cũng biết. Gặp bọn mình đồng bào hỏi: Bồ đồi đi đầu chớ? (bộ đội đi đâu chứ)

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Lãng mạn đời lính


                                                                               Triệu Bình3002

22 tháng 12 đã đến gần, sẽ chẳng có gì đặc biệt trong những ngày này nếu không phải là những người lính, hoặc đã từng làm lính.
Là những người lính -nhất là lính trận, chắc chắn trong những ngày này có thật nhiều cảm xúc đang trào đến trong mỗi chúng ta. Tôi cũng như các bạn, đang có thật nhiều cảm xúc đặc biệt vào lúc này, nhất là khi chúng ta chuẩn bị bước vào tuổi xưa nay hiếm: nhớ lại những ngày trong quân ngũ.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

NHỮNG NGÀY KHÔNG QUÊN Ở CHEO REO

 Doãn Thọ 5039
         Tỉnh Cheo Reo nay không còn nữa mà nhập vào Gia Lai thành huyện Aynpa. Khi chúng tôi rời Công Tum đi Plâycu trời mới mờ sáng, khi bình minh lên thì cả cao nguyên như bừng tỉnh, rực rỡ dưới ánh nắng chan hoà. Các rừng cao su trải vô tận, các đồng cỏ mênh mông, tít phía xa là các dãy núi thấp, tầm mắt không bị hạn chế nên tha hồ ngắm mà không chán. Gần 100km chúng tôi vào Plâycu, đường rộng, thẳng tắp, nhà cửa san sát, phía cuối con đường nhìn rõ một quả múi không cao. Đó là núi Hàm Rồng một căn cứ pháo binh Mỹ khống chế cả Tây Nguyên, chúng tôi chạy tới chân núi và chờ đoàn của tướng Khuất Duy Tiến đến cùng lên tham quan. Nửa tiếng sau, 2 xe con đến, các cựu binh gặp nhau chaò hỏi ân cần tuy là tướng và lính. Chúng tôi chụp nhiều ảnh kỷ niệm rồi không lên núi nữa mà hối hả đi Cheo Reo vì đoàn chính từ Tuy Hoà lên gần tới điểm hẹn.

Tản mạn khi đọc "Lời của một CCB Cơ Điện"

Thân gửi Trọng Luân!

          Vào ngôi nhà chung của CCB SV đai học, thấy hai bài viết nhỏ của anh tạo được sự ồn ào, một là viết về các cô gái bộ đội Trường Sơn, hai là về sự tủi thân cho danh phận CCB của một  đồng chí bộ đội chống Tàu nào đó....
          Chỉ vài "lời của một cựu chiến binh cơ điện", tôi hiểu anh muốn gửi một thông điệp còn day dứt của anh, của mọi người về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, về thái độ ứng xử của xã hội đối với những hi sinh mất mát to lớn, trong đó có những CCB chống Trung Quốc, diễn ra trong một thời gian ngắn, vô lý mà sự dã man tàn bạo của nó được nhân lên gấp bội bởi tính chất huỷ diệt thời trung cổ.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Cuộc hành quân lần thứ 2 vào Tây Nguyên


 Kí của Nguyễn trọng Luân

 Đúng 40 năm. Hôm nay, Trung tướng Khuất Duy Tiến đã ngoài tám mươi tuổi lại dẫn đầu những người lính sư đoàn 320A hành quân vào Tây Nguyên. Trời miền Bắc đầu đông, se lạnh. Đội hình hành quân náo nức, rộn ràng, mà sao vẫn rưng rưng vừa vui vừa buồn. Ngày 7/12/1971 khi rời Kỳ Anh, Hà Tĩnh cả sư đoàn 320 nườm nượp tuổi xuân tiến về phía bom đạn mang khí thế một đơn vị vừa đại thắng Đường 9 - Nam Lào. Còn hôm nay đội hình chỉ hơn một trăm người lính ngày ấy đầu bạc phơ, nhiều bước chân lập bập, giọng nói khẽ khàng. Lính “trẻ” tuổi sáu mươi dắt tay  lính “già” tuổi bẩy tám mươi lên xe. Tiếng gọi đồng chí nay chỉ còn lõm bõm, cả đoàn quân gọi nhau bằng ông, bằng cụ. Nhưng với những người chỉ huy năm xưa họ vẫn một điều  “thủ trưởng’’ hai điều “báo cáo thủ trưởng”. Chiến tranh lùi xa gần bốn mươi năm nhưng kỉ luật quân đội cách mạng đã ngấm vào máu những người chiến binh quả cảm năm nào, dù bây giờ họ là dân thường, quen với cuốc với cầy. Trung tướng Khuất Duy Tiến lại một lần trong đời -sau mấy chục năm-  phát lệnh hành quân. Mắt ông ngân ngấn nước, ông nhìn những người lính đã từng cùng ông đi xuyên qua từ Quảng Trị -Mậu Thân, đến Tây Nguyên “mùa hè đỏ lửa”, qua chiến dịch HCM, cuốn như cơn lốc sang chiến tranh Biên giới Tây nam, lên biên giới phía Bắc. Trước mắt ông là những lão nông, những cán bộ nghỉ hưu ở nhiều tỉnh thành cơm nắm đồ đoàn về đây cùng ông hành quân quay lại chiến trường xưa. Nơi chúng tôi đến, là nơi một thời tiếng súng, tiếng bom và máu lửa. Bây giờ đó vẫn là nơi chúng tôi đi đến, mảnh đất chiến địa cũ năm xưa thế nào, chúng tôi chưa hình dung ra. Chúng tôi chỉ biết rằng ở đó có những đồng đội của mình đang chờ, những hương hồn chết trẻ đang nôn nao đón những người một thời đã cùng nhau chia đạn, sẻ bom cùng nhau bẻ miếng cơm ngấm nước mưa dưới chiến hào sặc mùi khói súng. Ở đó những căn hầm mục lá, những chiến hào, khe suối có bước chân trai trai trẻ của mình, ở đó là nơi chúng tôi để lại tuổi xuân, để lại một phần xương máu và từ nơi đó chúng tôi đã trưởng thành.

KÉO "PHÁO" VÀO KON-TUM

Tho mom K6Mb
       Tuy trời mưa đường có thể bị sạt lở nhưng Đoàn trưởng Luân quyết cứ theo đường Hồ chí Minh đi lên Công tum. Từ Đông hà đi Công tum khoảng 500km nên A Ngôn lệnh xuất phát 5g30 sáng. Xe qua Cam lộ một đoạn thì dừng lại ăn sáng và đổ đầy bình xăng cho an toàn.Đường 9 nhẵn và rộng chạy quanh co ven sông Đăkrông là thượng lưu sông Thạch Hãn.

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

Về với ngôi nhà chung của lính


Luân 3002

Mười ngày nay đi vắng. Cứ chiều đến là nhớ ngôi nhà chung của lính SV. Thế mới biết, bình thường thế thôi khi xa nhau (cả người và vật) mới thấy hết ý nghĩa tâm hồn. Mong mãi về để chạy xô vào nhà, để thấy các gương mặt bạn lính thân thuộc, những bài viết những câu chuyện kể về cái ngày xưa của chúng mình. Đêm qua, dù rất mệt mà đọc Miếng thịt lợn ngày22/12 của Liệu mà cứ ứa nước mắt. Cứ hình dung ra những ngày đi trên Trường Sơn thèm ăn thịt đến thế nào. Đời lính chỉ chờ có hai ngày: 22/12 và Tết Nguyên đán. Vì đó là hai ngày có thịt. Mũi tưng bừng, mắt cũng tưng bừng, suớng vì hai ngày đó mà nước mắt cứ cay cay.

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

GẶP LẠI LÍNH 3002 Ở QUẢNG TRỊ

 4g10 sáng 4-12 xe chúng tôi xuất phát từ cột cờ Hà nội.Trời se lạnh, đường phố vắng người, Hà nội chìm trong giấc ngủ đầu Đông. Qua Hoà lạc -Xuân mai theo đường Hồ chí Minh nhằm phương Nam thẳng tiến. Thân như Ngôn phân công nhiệm vụ :

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Bữa thịt lợn ngày 22/12 năm ấy

Lại sắp đến ngày 22/12, ngày tết quân đội, những hồi ức một thời gian khổ lại ùa về trong tâm trí những người lính, có những kỷ niệm thoáng qua nhưng cũng có những hồi ức không bao giờ quên được.
                                                                                                Trần Vũ Liệu
    Một ngày giữa tháng 12 năm 1972, đoàn 1040 hành quân từ Lào vào đất VN, trạm đầu tiên ở VN  là trạm giao liên số 249. Bắt đầu vào VN là gặp thời tiết xấu, trời mưa nhiều, đường rừng lầy lội, bầu trời u ám, rét, hành quân rất vất vả, nhất là cảnh nấu cơm chiều vì trời mưa, cây rừng ướt, việc nhóm lửa nấu cơm rất khó khăn. Đoàn quân đi trong im lặng. Sau trạm 251, cả trung đoàn trầm hẳn đi khi nghe tin Năng bên sư phạm ôm lựu đạn ra bờ suối tự sát. Năng bị sốt đã mấy ngày, cố theo anh em đi nhưng chắc vì quá mệt, yếu và không đấu tranh được với bản thân nên đã quyết định tìm đến cái chết. Đây là cái chết tức tưởi thứ hai sau cái chết của một chiến sĩ tại kho gạo do “quân ta bắn nhau” bên đất Lào.

Kỷ niệm chiến trường


Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Nhỡ tay


       Bọn mình vào lính toàn ở độ tuổi choai choai, đa phần chưa có người yêu. Thằng nào có người yêu thì cùng lắm cũng chỉ được “thơm” vào má người yêu một phát là cùng. Vì ngày ấy kiêng khem dữ lắm chứ chả như bây giờ.
      Tuổi choai choai là tuổi chưa thành “người lớn”, nhưng không còn trẻ con, đã thích con gái. Đối với bọn mình chưa có người yêu nên chỉ biết phái nữ qua tưởng tượng. Lão Hưng trung đội trưởng đã có vợ ngồi kể chuyện ngủ với vợ thế nào… sướng lắm! đầu tiên là đưa tay sờ ti…. nào mềm, nào ấm, nào đầy đầy… bọn lính trẻ chúng mình há hốc mồm ngồi nghe. Khoái củ tỷ.

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Đại tá Ngôn ôn lại chuyện chiến trường

      Ngày 26-11-2011 vừa qua, các CCB Cơ Điện và CSV K6 đã về thăm gia đình bạn Trần Văn Hóa tại thị trấn Vĩnh Trụ, tỉnh Hà Nam. Trong câu chuyện ôn lại thời khắc người đồng đội hy sinh ở Tây nguyên, anh Ngôn cựu SV K4, CCB đoàn 3002, nguyên đại tá QĐND đã không kìm nổi nứơc mắt, chúng tôi cũng không ai kìm được...

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Lời của một cựu chiến binh Cơ điện

        Tôi chẳng chức sắc gì trong quân đội. Tôi cũng chẳng thành đạt gì trong nghề kĩ sư chế tạo máy mà tôi được học. Tôi là một chiến sĩ ra đi từ mái trường rồi trở về trường. Hôm nay bỗng dưng vừa buồn vừa ngượng vì các bạn học của tôi nhẹ nhàng hỏi: “Anh ơi 22/12 năm nay các anh có gặp nhau không"?
-         có chứ .

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

Một vài hình ảnh CCB+K6 về thăm gia đình Ls Hóa

       Trong khi chờ bài viết của Thọ mom, mời các CCB xem trước một số hình ảnh của ngày hôm nay:

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Một kỉ niệm không bao giờ quên

Triệu Bình - 3002

      Tôi lại cũng giống như Luân, khi được gặp một người Phụ nữ trên đường hành quân ra Mặt trận. Chỉ có khác Luân người Phụ nữ mà tôi gặp và mãi mãi không bao giờ quên ấy, lại là một... Bà mẹ Lào.
      Ngày hành quân ra trận, tôi đã bị gục ngã vì sốt rét rừng. Sau này tôi còn biết không phải chỉ là mình tôi, mà còn có thêm nhiều đồng đội khác nữa. Hôm ấy không còn biết là ngày thứ bao nhiêu sau khi bị sốt, thằng Ngô Thịnh dìu tôi bước theo đoàn quân; đi qua một cánh rừng Khộp trên đất nước Lào.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Chuyện Trường Sơn


Nguyễn Trọng Luân
Sư đoàn 320A Tây Nguyên


Tôi không biết đặt tên chuyện này thế nào cho phải, nên cứ gọi là chuyện Trường Sơn vậy. Đọc sách báo, tiểu thuyết về một thời đánh giặc chả thấy ai viết về cái cảm giác sung sướng của người lính trên Trường Sơn khi bất ngờ được gặp một người con gái ra sao, cái sự có mặt một người phụ nữ trong đạn bom nó động viên mãnh liệt cho người con trai cầm súng thế nào? Hình ảnh người con gái đứng trước người ra trận thiêng liêng làm sao? Cái nỗi mong mỏi của người lính hành quân biền biệt ra chiến trường chỉ một lần thôi được gặp một cái dáng yêu kiều khác giới thì chỉ có người lính mới hiểu. Suốt hơn ba tháng leo Trường Sơn tôi nhớ là mình đã ba lần được gặp con gái. Ba lần ấy chỉ có hai lần nhìn thấy mặt còn một lần không. Thế mà cảm giác xúc động xốn xang trong cả ba lần ấy đều rạo rực như nhau. Bây giờ già rồi viết lại mà vẫn nguyên xúc động, ngày ấy đã qua bốn mươi năm.

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011

Không phải "Đừng đốt" mà là "Cứ đốt"

CHUYỆN Ở LỚP K6MA


Giao K6A - CCB ĐHCĐ
Câu chuyện tôi kể có thể bạn chưa biết, có thể bạn đã quên hoặc có thể bạn không biết, vì nó đã xảy ra lâu lắm rồi. Từ đó đến giờ kể từ khi bắt đầu thì đã 40 năm, còn từ khi kết thúc thì cũng 34 năm có lẻ. Nhưng nó vẫn âm ỉ trong tôi, trong người bạn của tôi có lẽ đến bây giờ.
        Đó là từ một buổi chiều cuối năm 1971, anh Thị lớp trưởng đi lấy thư báo về, vừa tới đầu sân anh đã thông báo:
        - Đã có danh sách nhập ngũ đợt này rồi đây.

Lời cảm ơn của tác giả "Bài thơ sông Tang"

         Thân gửi tất cả các bạn CCB sinh viên đại học đã đọc và có nhận xét với "bài thơ sông Tang" của tôi.
         Tôi là Hoàng Sơn Lâm sinh năm 1950 -là học sinh của trường cấp 3 Đình Bảng -Từ Sơn -Bắc Ninh khóa 1965-1968
         Ngày ấy, trở thành sinh viên là niềm mơ ước lớn của tôi, nhưng vì rất nhiều lý do, tôi không có điều kiện thực hiện ước mơ đó, và điều này đã khiến tôi tiếc nuối mãi tận sau này.

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Mới thiết kế thêm phần tìm kiếm

     Để thuận tiện thêm trong việc xem blog, BBT đã tạo thêm một ô tìm kiếm ngay bên dưới đồng hồ đếm số lần truy cập. Ô tìm kiếm này chỉ có tác dụng trong nội bộ blog của ta. Các bạn cần tìm chữ nào, từ nào thì cứ gõ vào trong ô rồi nhấn ENTER là các kết quả sẽ hiện ra.

Bạn lính đoàn 3002

           Không hiểu duyên cớ gì các tiểu đoàn bộ binh của trung đoàn tôi đều có các tiểu đội trinh sát mà A trưởng đều là sinh viên ĐH Cơ điện.
Hoàng Minh Dương K4 ở tiểu đoàn 9. Ngô Thịnh K6 ở tiểu đoàn 8, rồi sau là Nguyễn Mạnh Tiêu K4, sau cùng là tôi A trưởng trinh sát tiểu đoàn 8.
Ngô Thịnh là A trưởng trước thời tôi nhưng sau hắn lại là chiến sĩ của tôi. Lí do thì đơn giản nhưng nhiều lắm. Tóm lại với Ngô Thịnh thì thành tích chiến đấu nhiều bao nhiêu thì tội trạng cũng nhiều không kém. Tôi lên chức ấy là lúc nó xuống chức. Oái oăm cho bạn bè là vậy.

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011

Hùng bò K10 mời CCB Cơ Điện uống bia

      Ngày 4/12 tức Chủ nhật, từ 10g - 16g, tại sân vận động Quần Ngựa Hà Nội sẽ diễn ra lễ hội bia hơi hàng năm. Nơi đây sẽ quy tụ các cao thủ "bụng bự" để tỷ thí tranh tài cao thấp trong phần thi "uấng". Giám đốc phân phối bia "Hùng bò" thân mời các bạn k10 đã, đang và mới  "biết uống bia" đến tham dự và cổ vũ cho ngày hội thêm vui vẻ. (Lưu ý : bia uống thoải mái, miến phí, đồ nhắm thì...phải trả phí).

Ngày này năm xưa


Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Chuyện về cô giáo dạy Sức Bền của tôi

Hưởng ứng blog vận động viết về ngày 20-11
Nguyễn trọng Luân
                                                                                                         Lính 3002

            Bây giờ, tôi gọi cô là chị. Dĩ nhiên cô hơn tôi vài tuổi. Nhưng cái lý không ở  chỗ tuổi tác, mà ở chỗ cô coi tôi là em trong nhà.
          Bốn mươi năm nay vẫn thế. Lúc vui lúc buồn, nghĩ về anh là tôi nhớ về chị. đến thăm chị lại nhớ về anh. Tôi trọng anh bao nhiêu tôi nể chị bấy nhiêu. Chị và anh đều là thầy của tôi ở ĐH Cơ Điện.
          1972. Tôi nhập ngũ. Anh là giảng viên khoa Điện cùng nhập ngũ một ngày với tôi. Ngày về đơn vị, chúng tôi nhẹ nhàng, náo nức hăm hở, nhưng các thầy giáo cùng nhập ngũ ngoài cái vẻ lạnh lùng, chỉn chu quân lệnh là nỗi niềm trăn trở vợ con mà chúng tôi đâu có hiểu. Các thầy gần ba mươi tuổi, nhiều thầy đang chuẩn bị thi nghiên cứu sinh, đằng sau các thầy là vợ con và nếp nhà tranh nhỏ xíu trên vạt đồi Tích Lương. Nhà thì nhỏ mà sách thì nhiều. Sách nhiều bao nhiêu tiếng con khóc càng thêm nhói ruột bấy nhiêu. Thời đói kém ấy cộng cả hai vợ chồng thầy cô, cân nặng chỉ chòm chèm 90 kí.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

Bài thơ sông Tang

Bài của Lê Phóng - CCB 1040 - SPVB
                                                           (Kỷ niệm nhỏ sống mãi trong tôi)
      Trong cuộc đời có một vài người bạn tri kỷ, thế là hạnh phúc lắm rồi. Những người lính giải phóng quân đi ra (trở về - thì đúng hơn chứ Phóng nhỉ -lời biên tập) từ cuộc kháng chiến, để lại đằng sau những nỗi đau, những bất hạnh. Khi may mắn trở về, những kỷ niệm chiến trường đã gắn kết họ lại thành những người bạn tri kỷ, nhiều người bạn tri kỷ - tôi và Tế K6 - có một người bạn tri kỷ trong số rất nhiều người bạn như vậy.

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

“Chỉ huy thế này thì L… mẹ Việt Nam nào đẻ cho kịp”!

ccbD76

        Tôi lấy câu chửi tục của ông trung đoàn trưởng làm tiêu đề.
       Những người lính tân binh ra trận đầu ai mà không bỡ ngỡ, đa số là vượt qua giây phút hồi hộp đầu tiên, nhưng cũng có nhiều trường hợp chưa kịp định thần thì đã hy sinh rồi! Hôm nay tôi kể các bạn nghe một chuyện về sự hy sinh của các anh em tân binh thật đau lòng.

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

Đ.V.Dũng đăng cai hội nghị blogger K6 + CCB 10g 2+11-11-11

       Theo một sáng kiến do chính mình đề xuất: mỗi tháng các blogger của K6 + CCB và những blogger yêu K6 + CCB sẽ "tụ tập" tại một địa điểm thuận tiện cho việc bàn bạc, chuyện trò về blog K6 và CCB Cơ Điện, tôi sẽ đăng cai tổ chức lần đầu tiên tại chính nhà riêng của mình tại 237 Kim Ngưu. Theo tôi là vào 10g trưa ngày chủ nhật 13-11-2011. Mời các bạn đã từng có bài viết đăng trên blog đến dự. Có thể tự tham gia với ý thức sẽ viết bài cho blog ngay sau khi dự hội nghị về như một bản thu hoạch...
      Mời các anh chị và các bạn đóng góp thêm ý kiến cho BBT và blog nói chung!

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Chuyện chiến trường! - Hú hồn hú vía!

Triệu Bình

Có lẽ chuyện những người lính chiến trường, trong những trận chiến ác liệt thì những cú thoát chết thần kì chắc không phải là hiếm. Có hàng ngàn hàng vạn những tình huống hi hữu có thể kể lại.
Còn tôi - một thằng Lính Phía Sau thế mà lại cũng có những tình huống cũng chỉ thoát chết, có lẽ sẽ trong sự Vô - Cùng - Đau - Đớn mà trong...một khoảng thời gian... Hàng -Thế - Kỉ; đến bây giờ khi nghĩ lại tôi vẫn thấy lạnh toát cả sống lưng - Chuyện gì vậy?

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

Chuyện vui Trường Sơn 3

“Cụ Đây!”
 ccbD76

        Nhân tiện kể các bạn nghe tiếp một tình huống hồi trong quân ngũ mà mỗi khi nghĩ lại sự ngốc nghếch của mình tôi vẫn cười một mình. Để phục vụ cho công tác chỉ huy trong chiến dịch đánh Ban Mê Thuột, bên thông tin phải kéo hàng trăm km đường dây luồn trong rừng và phải đảm bảo tuyệt đối an toàn, luôn đề phòng biệt kích nghe trộm. Một hôm thủ trưởng đi vắng, thấy điện thoại kêu, tôi vào cầm máy lên nghe, ở đầu dây đằng kia có tiếng người lớn tuổi hỏi:

LÍNH MỚI Ở MẶT TRẬN QUẢNG TRỊ

Thọ mom - 5039

          Lính C3-D54 được bàn giao hết cho E88-F308, lính Cơ Điện phân tán về các D và C trực thuộc chẳng có C nào có đến 2 thằng Cơ Điện cả. Riêng D6 Thọ ở C10 còn Đ M Tường ở C11 (sau này mới biết chứ lúc đó thì không biết gì nhau hết) B2 của Thọ do Trang là Sv trường Mỏ đi đợt 9-71 là B trưởng còn Thọ A trưởng A3 với toàn lính Hà Tây huấn luyện được hơn tháng thì đi B và chưa bắn bài 1 cơ đấy.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Thầy Đấu

Hưởng ứng blog vận động viết về ngày 20-11
                                          Truyện ngắn của lính 3002

Bây giờ thầy đã nghỉ hưu. Ngôi nhà của thầy cũng xây ba tầng nhưng thanh thoát bên bờ sông Thao. Thầy không đi dạy thêm, nhưng nhiều học trò vẫn tới nhà nhờ vả thầy mỗi kì thi đại học. Thù lao cũng thật đơn giản, cân chè, ống gạo nếp, vài cân đỗ lạc, hoặc nải chuối tiêu mang từ trong xóm.
            Tôi là học trò của thầy từ cuối những năm 60. Nhưng tôi hay gọi thầy bằng chú vì thầy là chú họ của tôi. Nhưng có lẽ thầy coi tôi là bạn nhiều hơn bởi tôi là đồng đội của thầy. Viết lại những chuyện về thầy thật khó, bởi trong tôi thầy là người thầy kính trọng, người chú thân tình và lại là người đồng đội vào sống ra chết cùng nhau.

Kỷ vật chiến trường

      Tế à! Mình nhớ là còn giữ được một lá thư chiến trường đúng nghĩa nhất của Tế gửi: thư tay này, tất nhiên không tem thư rồi, còn không cả bao thư (phong bì nữa). Hôm nay mới tìm thấy nó, mình đưa lên đây cho mọi người cùng xem nhé! Mà cũng thử xem Tế còn nhớ ngày gửi thư đi hay trong đó viết gì không?

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

Chuyện vui Trường Sơn 2

ccbD76

        Nhân các bạn nói về những truyện cười trên đường Trường Sơn khi bọn mình hành quân vào, tôi nhớ lại một sự kiện ngày đó cười ra nước mắt. Truyện liên quan đến một thằng bạn mà cuộc sống dun dủi chúng tôi vẫn gặp nhau! Nó là thằng nghịch ngầm, nhiều khi nghĩ ra những tro tai quái. Chắc các bạn nhớ mấy tháng trời hành quân, suối sâu, đèo cao… như vắt kiệt hết sức lực của bọn mình. Chắc đoàn nào cũng vậy, để động viên anh em chiến sĩ, các vị chỉ huy thường lấy phong trào văn nghệ quần chúng khuấy động phong trào. Quả thật sau những phút giải lao, được nghe mấy bài hát khí thế của anh em cũng nâng lên.

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2011

Chuyện vui Trường Sơn


Lính 3002

1-  Cây gỗ nằm ngang đường .
         
Tôi không nhớ rõ ở trạm nào, nhưng cũng phải đi hơn một tháng tính từ Quảng Bình. Đường đang lên dốc, có một cây gỗ to lắm nằm vắt ngang qua lối mòn. Oái oăm nhất là nó nằm cách mặt đất chừng 20 cm. Mà đường kính thì rõ to. Nó phải đến 80 cm. Không có cách nào khác là phải trèo qua thân cây chứ không thể chui. Mà trèo cũng khó vì ba lô nặng sau lưng. Lính ta đều nhấc chân phải lên, áp mặt và bụng vào thân cây rồi cố mà lăn qua. Kẻ trước người sau đun đít hộ nhau. Tất nhiên mặt anh nào cũng áp vào thân cây. Thì, đúng cái chỗ áp mặt vào ấy, có chú lính nào thông minh đã lấy dao đẽo hình cái Bướm rõ to, giống y chang. Lại còn  có cả lông lá đàng hoàng. Tránh cũng không được, kẻ trước người sau từ lính đến sĩ quan cứ tăm tắp áp mặt vào cái của quí ấy. Mà lạ lắm, ai cũng cười và hình như tinh thần nó sảng khoái hay sao mà vượt chướng ngại vật ấy thật dễ dàng. Giá không có cái “Bướm gỗ” ấy chắc leo qua thân cây này cũng khó. Tiếng cười của lính vang theo đến hơn một giờ sau.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

Về kỉ niệm trận đánh trên đường số 7 tháng 3/1975


Nguyễn Trọng Luân

        Tôi đã viết về chuyện một người lính chiến đấu và hi sinh ở trận đánh xe tăng hôm 24/3/1975 mà mới đây đã được gia đình đưa hài cốt về quê. Trong cuốn nhật kí đã nhàu nát vì nước mưa, vì thời gian của tôi có ghi lại ở trận đánh ấy. Bây giờ đọc lại cũng phải cố luận ra mới đọc được. Vì viết trong đêm tối, vừa lúc tan trận, chữ xấu, vội vàng, lại còn run vì vừa mới ra khỏi trận đánh. Hơn nữa cuốn nhật kí được viết từ cuốn sổ lấy trong cái xe tăng mà địch bỏ lại để chạy trốn bên bờ sông Ba. Cuốn sổ nhỏ như cái thẻ thương binh nên chữ rất nhỏ. Nhân kỉ niệm này tôi đưa lên trang của lính để các bạn lính cùng nhớ một thời gian khổ ác liệt của mình. Tôi mong người ngoài lính chắc cũng thông cảm.

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Một kỷ niệm buồn: tác phong tiểu tư sản

      Những này cuối trong quân ngũ của tôi, những ngày tháng 9/75 cách đây 36 năm là những ngày tôi đứng ngồi không yên! Sau mấy tháng ăn chơi ở SG, chúng tôi được chuyển về đóng ở thành Công Binh, thị xã Thủ Dầu Một. sau GP đơn vị đánh giá tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ phục vụ sở chỉ huy QĐ, được bình bầu là Dũng sĩ Quyết thắng, được tiến hành làm các thủ tục kết nạp Đảng trước khi về trường cũ học! 

CHUYỆN LÍNH TRƯỚC KHI VỀ HỌC

Thọ mom - 5039

      Ăn Tết Quý Mão 1973 xong, E88 hành quân từ Hương Khê ra Vinh rồi lên tầu ra Bắc. Đến ga Thường Tín, chúng tôi xuống tàu đã thấy mấy chú lính Hà Tây B1-C10 đứng đón, đó là mấy cậu bị nguỵ bắt khi chúng chiếm chốt hôm 3-9-1972 ở dưới cầu sắt mới trao trả sau hiệp định Pa-ri. Chỉ kịp hỏi nhau được mấy câu có lệnh lên xe, đoàn xe Zix to lớn mới cóng đưa chúng tôi về Xuân Mai. Đây là căn cứ của sư 308 và E88, chúng tôi xuống rồi hành quân về xã Quảng Bị huyện Chương Mỹ, vào nhà dân đóng quân. Thời gian này chúng tôi học chính trị và tập chiến thuật là chính.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Cuộc điện thoại nghe trong nước mắt

Nguyễn trọng Luân

     Sáng nay, lúc 10 giờ 30 tôi nhận được cuộc điện thoại của một người bạn cũ cùng đại đội đang sinh sống tại thị xã Phú Thọ.
-         “ Anh ơi, chúng em đang đi vào quê thằng Thiện ở Quảng Nạp, Thanh Ba đây. Tối qua hài cốt của nó đã được mang về rồi. Chúng em hơn chục đứa cùng tiểu đoàn sống sót vào thắp hương cho nó. Em gọi cho anh để anh mừng …”

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

Ai biết Hoàng Kim Tới ở đâu không ?

K5X
          Ngày tôi vào trường nặng có 39 kí. Chỉ một năm sau lên 47 kí. Nhà quê ăn đói hơn ở trường nên chắc nó lên nhanh như vậy. Cùng tổ có Hoàng Kim Tơí. Đẹp trai, đá bóng giỏi và ga lăng nữa. Tới coi tôi là đàn em. Tôi nằm chung giường với Tới suốt mùa đông năm 1970. Thân nhau đi về nhà nhau chơi, cùng đi Gang Thép tắm, cùng mượn xe lên tán gái Sư Phạm, Y Khoa. Đi với Tới nhiều nên học được vô khối bài. Chuyện gì hắn cũng kể với mình. Chuyện bạn bè, nhà cửa, gia cảnh, nhưng chỉ mỗi chuyện chơi trò sung sướng thì chưa bao giờ hắn kể. Chắc coi mình là trẻ con không chấp. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ nhà Tới ở cổng Chốt TP Vinh. Trong chiến tranh phá hoại của Mĩ nhà Tới về ở Quốc Oai. Anh trai thì lái xe trong Vinh, chú em đi bộ đội đặc công ... Sau chiến tranh tôi đi qua nhà Tới ở Tam Hiệp gần cầu Phùng hỏi thì ông bà Hoàng Kim Khay đều đã mất cả .

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Cuộc điện thoại của người bạn cũ

Lương Xuân Cảnh

       Các bạn CCB Cơ Điện và ngoài Cơ Điện thân mến!
       Cũng khá lâu rồi, có lẽ cũng đến 4 tuần nay mình vắng mặt trên blog vì lý do phải đi công tác, nay mới có dịp gặp lại các bạn đây. Trước hết, xin hoan nghênh ý tưởng của Trọng Luân, bọn mình xin ủng hộ và bầu luôn mày làm trưởng đoàn đấy.
       Các bạn ơi, vừa rồi mình nhận được một cú điện thoại của 1 CCB Cơ Điện lính D76 Đoàn 3002 đấy. Nó tên là Châu người Thái Nguyên. Nó ở nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đi lính đấy. Hai đứa mình nói chuyện qua điện thoại, nhớ về 1 kỉ niệm hồi hành quân trên đường dây 559. Hôm nay xin kể lại cho các bạn. Câu chuyện là thế này:

THĂM GIA ĐÌNH LIỆT SĨ SV CƠ ĐIỆN

       Sau chuyến thăm Danh Phương CCB K6 được 4 ngày, Thọ nhận được điện thoại của vợ Phương cho biết cô đang ở nhà người anh của liệt sỹ Lương Văn Lợi. Thọ hỏi lại địa chỉ chính xác là xóm 7 thôn Đức Tín, xã Đức Tín, cạnh trạm bơm Bạch Tuyết, cách bến Đục đúng 2km. Thọ thông báo ngay tình hình cho Luân và Dũng chít để bố trí xe và mời thêm mấy người nữa cùng đi.
       Hôm sau trời trở rét và mưa nhưng cả bọn vẫn quyết tâm đi đúng sáng thứ 7. Đúng 7g30 Thọ đến đón Dũng thì ông bạn vẫn hì hục chữa thang máy bị tịt từ hôm trước mà chưa xong. Thôi đành bỏ đó mà đi đã, thế là hai thằng ôm nhau đi đến nhà Trọng Luân ở Trần quang Diệu - Đống Đa. Bố con Luân đã chờ sẵn, không nước non gì nữa ba thằng lên xe đi luôn đúng 8g sáng, mặc dù thiếu Tr.Dũng và Liệu không đi được do bận đột xuất.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Hôm qua Thọ mom bị "bọn" Thái Nguyên "giết"

     Trước khi bị "giết" hắn đã cướp được một khẩu AK47. Với bản tính CCB, hắn như vớ được vàng. Hắn giương súng lên, bắt phải cống cho hắn một chầu rượu quý...


Mặt sau của tấm huân chương ư?

Có đấy.
Câu chuyện 1:
       Chuyện xảy ra cách đây mấy chục năm, T đã biết làm cái việc vi phạm ...nhân quyền rồi. Chẳng là sau khi giải phóng Đà Nẵng, bọn mình tiếp quản khu kho bom Hoà Cầm. Giải phóng rồi, ăn uống có khá hơn hồi ở rừng, lính đã có tí da tí thịt. Lông trơn hơn và da cũng đỏ hơn, lại mấy năm không đươc ngắm em, bây giờ thoải mái...muốn đỏm dáng một chút âu cũng là lẽ thường tình... Và thế là tôi ...để râu. Để râu, đấy là một việc hoàn toàn cá nhân - cũng như mấy anh nhà giàu nuôi chó cảnh, chim cảnh. Tôi là lính, không có điều kiện thì tôi ...nuôi râu. Và tôi rất tự tin rằng: với khuôn mặt đẹp trai của tôi hồi ấy, có một chút ...râu để có tí  gia vị, để oai - có sao đâu - có ảnh hưởng đến thằng nào, con nào đâu? Đơn vị chẳng ai nói tôi, đến cả tay chính trị viên nổi tiêng hay xoi mói cũng chẳng nói. Ấy thế mà một hôm, với vẻ mặt quan trọng, nó kéo tôi ra một góc "ra đây tao bảo". Ghé sát tai tôi nó thì thầm: "P. này - mày cạo râu đi - tao trông cái mồm của mày giống như mõm một con chó xồm vậy"...

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

ĐI THĂM BẠN DANH PHƯƠNG MỘT CCB K6

 Nguyễn Doãn Thọ - 5039

       Nguyễn Danh Phương vốn là ở K6B, tháng 5-72 nhập ngũ và sau trở về học K10. Sau khi tốt nghiệp Phương công tác ở Hà Tây (cũ) một thời gian. Do có bệnh lạ Phương phải thường xuyên dùng seduxen để chữa bệnh nên sức khoẻ không tốt. Ở nông thôn thì ai cũng hiểu là khó khăn về kinh tế thế nào nên vợ của Phương khá vất vả khi nuôi dạy 2 con trai của Phương. Phi là con trai lớn hiện đang lái xe ở chỗ P A Dũng, cháu đã có một con gái và một trai. Công là con trai thứ mới cưói vợ năm ngoái, anh em K6 Cơ Điện có được mời đến dự và có đưa lên Blog K6 để báo hỉ với mọi người.

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

Nguồn gốc một bài thơ


Nguyễn trọng Luân

      Các bạn lính của tôi thân mến! Trên VNQĐ số 19 năm 2009 có in bài thơ  “Đêm cuối cùng mẹ ru con” của tôi, trong mục thơ dự thi. Sau khi bài in ra tôi nhận được rất nhiều điện thoại của bạn đọc cả già lẫn trẻ bầy tỏ tình cảm của mình và có lời động viên tôi. Nhưng các bạn biết không? baì thơ ấy viết trong lúc tôi ốm nặng nằm viện. Chuyện thế này:

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

Có một huân chương chiến công như thế!

      Tôi và Tế ở cùng một trung đội công binh mở đường. Cuối năm 1973, cấp trên điều hai thằng về một đơn vị cầu phà ở sông Tranh (thuộc Trà Mi - tỉnh Quảng Nam). Gọi là đơn vị cầu phà cho oai, thực ra nó chỉ là một trung đội thiếu do trung đội trưởng có tên là NHIỄM (lính 66) chỉ huy - cơ sở vật chất chỉ là một con phà có sức chứa hai chiếc GÁT 63 hoặc một chiếc JIN 57 cho một lần chở.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Đám cưới con của Lính


Xưa nay trong đám cưới tỷ lệ người già bao gìơ cũng nhiều hơn người trẻ. Bởi cũng dễ hiểu thôi, tứ thân phụ mẫu cơ mà, nguyên bạn của các bậc sinh thành ấy đã đông chưa kể các cụ nội ngoại trên quê, dưới quê rồng rắn cháu con ra dự. Đông bởi nhiều bề, nhiều bè, nhiều thời gian sống nên bạn càng nhiều lên. Nhưng đám cưới con bạn lính thì ồn ào hơn, con bạn học cũng ồn ào, vừa bạn học và bạn lính thì độ ồn càng cao. Ở tuổi ngót sáu mươi, trên năm mươi còn đang khoẻ. Ai đang chức thì đang vượng tướng ấy thế nên trong tiệc cưới cánh già luôn lấn át lũ trẻ.

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Mai tôi lên Tuyên

Mai, 17/10 tôi đi Tuyên Quang. Ấy là chuyện hiếu, chuyện của bạn lính.
          Đêm nay, ngồi viết lại chuyện này, các bạn CCB đây đó có đọc chắc cũng giống tôi thôi, ngẫm ngợi về 60 năm đã qua, rồi nuối tiếc, rồi bâng khuâng nhớ và hi vọng con cháu mình nó cũng sống bằng tình như cha ông nó đã từng sống. Nghĩ thế mà thấy an lòng.
           Đời có hai thứ bạn là nặng tình nặng nghĩa hơn cả, đó là bạn lính và bạn học. Còn bạn làm ăn, bạn uống rượu, bạn văn thơ, bạn sơ bạn thân …bộn bề nhưng khi vui nhất khi buồn nhất hay nghĩ đến nhau hay tâm sự với nhau chỉ có hai: bạn học và lính đó thôi.

Lời cảm ơn các CCB của Đào Việt Dũng!

       Lời đầu tiên sau mấy ngày vắng bóng trên blog là lời cảm ơn chân tình của mõ tôi đến toàn thể các CCB Cơ Điện và không Cơ Điện thân yêu!
       Không thể nói gì hơn về niềm sung sướng và tự hào của tập thể chúng ta! Một lần nữa tôi xin chân thành nói lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể các CCB  đã quan tâm đế đại lễ của gia đình một hội viên CCB chúng ta!

       Tôi mệt mỏi nhưng thật hạnh phúc vì ngày hôm nay! Đến giờ này tôi và gia đình vẫn chẳng hề ngó ngàng đến túi xách chứa toàn bộ "phong bì" của buổi lễ mà trong "đầu" vẫn chỉ tràn ngập những hình ảnh đẹp đẽ về lễ hội của gia đình và cũng đã phần nào là lễ hội chung của tất cả chúng ta! Những hình ảnh thật đẹp đẽ mà lần đầu tiên tôi không được quyền giơ máy ảnh lên ghi lại, thật là tiếc nhưng cũng thật mãn nguyện!
       Tôi sẽ cố gắng ngoài "sân chơi", "lễ hội" thực mà chúng ta mỗi năm lại có vài dịp cùng nhau thì blog CCB này sẽ là một sân chơi mà ngày nào cũng là một lễ hội nhỏ. 
       
        Một lần nữa xin cảm ơn tất cả các CCB đã đến dự, dù đã nói lời chúc mừng trực tiếp hay đã gọi điện hoặc gửi e-mail chúc mừng đến tôi và gia đình trong dịp đại lễ này!
     
Đào Việt Dũng - CCB1040


P/S: Rất mong các anh chị và các bạn có hình ảnh và đoạn video về ngày hôm nay xin cho tôi xin bản copy vào hộp thư của CCB: ccb1040@gmail.com

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

ĐI HỎI VỢ CHO CON TRAI DŨNG CHÍT

       Hôm đi hội K6 ở Phú Thọ và Tuyên Quang về được Dũng chít thông báo là 16-10 cưới vợ cho con trai, cả xe hoan hô nhiệt liệt. Thọ còn vinh dự hơn là được Dũng mời cùng đi hỏi cưới cho con trai hôm nay 12-10 tân Nghĩa Thái - Nam Định cơ đấy.

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Kỉ niệm đời lính

        Xin chào các bạn!
        Rất vui khi được đọc những bài viết của các bạn, những cựu chiến binh Cơ Điện trong blog của CCB K6. Có lẽ các bạn hẳn còn nhớ đến mình chứ. Mình là Lương Xuân Cảnh K5 IB lính D76 đoàn 3002, C8 D8 E64 F320.

Tiểu đội Chị nuôi C2D76


Truyện ngắn  của lính 3002


Trong đại đội đầu tiên của tôi ở Phú Bình có một tiểu đội tôi thích nhất. Từ  A trưởng đến chiến sĩ đều rất đẹp, ai nhìn  cũng thích. Họ đã trẻ, lại ngoan. Hơn một trăm con người đều thích chẳng cứ tôi. Đó là tiểu đội nữ anh nuôi.
          15/9/72 về đến đơn vị đã thấy một thím ra đón mặt tươi như hoa, cười nói rộn ràng. Xe vừa dừng dưới luỹ tre, lối đi vào C bộ sau này, các thím ào lại đưa đây em xách hộ, nào đưa tay em đỡ mà nhẩy xuống. Thật ngỡ ngàng có cô gái xinh mà thân tình đến thế. Cánh cựu SV đang chộn rộn tâm hồn vì mới mặc quân phục có vài tiếng đồng hồ cũng dịu lại và cái thằng đàn ông trong con người mình đánh thức mình nhìn chằm chằm vào bộ ngực nở nang của thím.

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2011

CCB Đào Việt Dũng mời các CCB dự cưới con trai đầu

       CCB đoàn 1040 Đào Việt Dũng xin kính mời toàn thể các CCB Cơ Điện, CCB đoàn 1040, và tất cả các CCB yêu quý mõ blog CCB này đến dự cưới con trai đầu. Xin xem chi tiết thiếp mời chung:

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Bao giờ tôi lên thăm bạn


Thân yêu tặng Lê Chí Thanh
                                                                         đồng đội của tôi ở Cao bằng

Bao giờ tôi lên thăm bạn
Để ngược qua đèo Bông Lau
Để chiều bâng khuâng hai đứa
Nhìn sông Bằng chẩy về đâu

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Viết ở Nghĩa trang Đường Chín

Lính D76





Trưa nay rát nắng trên đồi
Lá Quảng Trị xanh chi xanh lạ
Người đời sau chọn nơi này hứng gió
Để đồng đội tôi khô giọt mồ hôi

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

NHỮNG KỶ NIỆM KHÓ QUÊN

Doãn Thọ – 5039
Sau những ngày tháng huấn luyện vất vả cuối tháng 6-1972 chúng tôi được nghỉ phép 5 ngày trước khi đi B. Khỏi phải nói những ngày đó quý thế nào, ngoài thăm gia đình, họ hàng và bạn bè thuở nhỏ, chúng tôi mấy thằng lính trẻ còn ra công viên Thống Nhất chụp ảnh lưu niệm nữa rồi mới ai về nhà đó, thế mà ảnh đâu hết, giờ chỉ còn mỗi cái đứng một mình bên cây dừa ven hồ mới chán chứ.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

Chuyện về chiếc ăng gô lồi đít

Lính D76

Không biết các bạn 1040 khi đi B được phát ăng gô vuông TQ hay loại móng trâu màu vàng của LX. Đoàn 3002 khi đi B thì võng dù to, ăng gô LX cũng to sơn vàng. Lính gọi là ăng gô L. trâu. Loại này nấu được nhiều, 1 kí gạo cho vào đậy nắp chặt đun đến hết bọt sùi ra là chín. cậy nắp ra bới lên nó cứ nở tung, đến khiếp. Nhưng nhìn những đơn vị có ăng gô vuông TQ vẫn thấy thích, nó đẹp, gọn, lại bằng hợp kim cứng. Sau này khi đánh nhau mới biết lính Nguỵ cũng rất thích loại Gô vuông này.

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Ngày này năm xưa

      Ngày này năm xưa 2 - 10 - 1972. Đoàn 1040 vừa hành quân đến đất Quảng Bình, tối hôm trước đoàn 1040 rời Kỳ Thượng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh bằng xe ô tô mô-nô chở quân. Sau khi ngủ tiếp cho đến sáng thì dậy ổn định chỗ ăn ở, ra chợ mua rau, gánh nước ăn, nấu cơm. Ăn trưa xong Tế rủ mình trốn về nhà Tế. Mình rất muốn đi nhưng lại sợ kỷ luật quân đội. Vì vào đến đây rồi, tình trạng chiến tranh căng thẳng lắm nên cũng hơi ngại nếu lại không kịp về đơn vị như lần trốn trước (cũng cùng Tế) thì chẳng biết sẽ thế nào. Tế thì có động lực lớn hơn mình nhiều lần nên sau khi thấy mình hơi chần chừ thì đã quyết về một mình. Để bí mật nên mình không đưa tiễn. Nhưng sao rồi trung đội vẫn biết, chắc có người báo chứ hôm đó không có điểm danh để mà biết. Vậy là tay cán bộ Phú được lệnh đuổi theo để bắt Tế. Nhưng làm sao bắt được "nó" khi Tế đã như cá kình đã được thả về với đại dương...
     Tế ơi! Tế còn nhớ ngày ấy không nhỉ? Tớ chỉ ghi được một dòng ngắn ngủi về sự kiện ấy. Mình biết chuyến đi ấy đã cực kỳ giá trị, không có nó thì sau này Tế sẽ cực kỳ ân hận. Tế kể lại thêm chi tiết về chuyên ấy với bọn mình cho vui đi....!
     Dưới đây là một bút tích về ngày này cách đây 39 năm của mình (Dũng chit) và Tế nhé, mời các bạn xem tiếp:

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Một bút tích tiên đoán 1975 sẽ được về gặp H

      Thật bất ngờ với chính mình khi hôm nay tôi lục tìm xem những ngày 30-9, 1-10, 2-10 này các năm trước giải phóng mình ở đâu, làm gì...
      Nhưng bận quá nên chỉ mới tìm thấy 1 ngày của năm 1973. Trang giấy nhỏ của quyển lưu niệm do chi đoàn K6I tặng có ghi như thế này:

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Ngồi buồn nhớ lại ngày xưa

Dũng chit

       Ông Luân K5, ông Thọ mom K6 thì hay hồi tưởng về đồng đội, về những ngày bắn nhau với những người anh em Việt nam ở phía bên kia…Còn tôi không được cái vinh dự ấy nên chẳng biết nhớ về cái gì nên lôi một cái kỷ niệm bé tí xíu ra xem. Đọc mãi chẳng ra cái gì nên đăng lên đây cho ai dịch hộ với.

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Chúng tôi cùng tiểu đội

  của Nguyễn trọng Luân

Cho đến tận bây giờ hai chúng tôi vẫn ở bên nhau như một duyên nợ. Đã 40 năm kể từ lúc cả hai vẫn còn trai trẻ, đều hăm hở với cuộc đời với nhiều khát vọng và rất nhiều bâng khuâng với khoảng trống ở phía trước. Chúng tôi cùng vào đại học một năm, cái thuở sinh viên đi bộ hàng ngày đường cõng gạo kiếm củi và học bài bên bờ suối, nhớ nhà cùng ngồi khóc bên bờ suối. Quê chúng tôi ở xa nhau. Sỹ ở tận Sơn La còn tôi ở cuối Phú Thọ, ấy mà hai đứa gần như anh em ruột. Đời người chả nói trước được điều gì nhưng ước vọng thì chẳng ai cấm. Cứ ước mơ đi, cứ hy vọng đi, có hy vọng dám ước mơ cũng đã là hạnh phúc rồi. Hồi xưa chúng tôi bảo nhau như thế. Rồi hai đứa ước mơ, Sỹ bảo: Tao sẽ về làm bác sỹ ở nông trường Mộc Châu, tôi bảo: Tao sẽ về làm kỹ sư nhà máy chè Phú Thọ. Hai đứa bâng khuâng nhìn dòng suối La Hiên êm ru đầy những cánh hoa rừng trôi. Ấy là những ngày cuối thu 1970.

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Lính bẩn

    Luân CCB 3002


             Mãi về sau và đến tận bây giờ chúng tôi vẫn thân nhau chỉ vì cái chuyện “Lính gì mà bẩn thế!”
Đầu mùa mưa 1973. Tôi nằm trên chốt Chưgrônggiàng phía tây Plây Cu. Đã là trận địa chốt thì các bạn biết rồi, một trung đội 9 thằng rúc trong ba hầm chiến đấu. Cứ hai ngày một lần anh nuôi đưa lên 6 nắm cơm to bằng quả cam. Liệu mà ăn mà oánh nhau. Mất chốt thì đời ra tóp, vậy thôi.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

QUÀ TẶNG LUÂN VÀ ĐOÀN 3002

          Đã lâu nay K6 và CCB Cơ Điện vẫn muốn về Lý Nhân tìm đến gia đình của liệt sỹ Trần Văn Hoá K6MB và là lính Đoàn 3002. Hoá hy sinh trong trận Chư Nghé - Gia Lai, chỉ vì chưa rõ xã và các thông tin khác về Hoá, rồi đường xá xa xôi nên bọn tôi còn nấn ná. Vây mà chiều 20-9 tôi gọi cho Hoạ, Nam Định hỏi quê của Hoá mới được biết xã Hợp Lý hay Đức Lý gì đó. Có gì như thôi thúc nên sáng 21-9 tôi qua Dũng chit tham khảo về bản đồ của huyện Lý Nhân để xác định đường đi, nhân thể sửa một số chi tiết chưa chính xác của bài “Thành cổ…”

Chúc mừng sinh nhật CCB Nguyễn Trọng Luân

      Nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 60 của CCB SV Cơ Điện Nguyễn Trọng Luân - BBT xin chân thành gửi đến bạn Luân, đồng chí Luân lời chúc mừng đẹp nhất! Chúc bạn luôn luôn mạnh khỏe và yêu đời, đóng góp cho "câu lạc bộ" CCB SV chúng ta nhiều áng văn thơ hay hơn nữa! Chúc toàn thể gia đình bạn nhiều sức khỏe và may mắn!

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Một con đường đi không trở lại

        Con đường Trường Sơn đã đi qua và chẳng ai trở lại. Tôi muốn những bạn lính của tôi đọc bài thơ này tôi viết vào 27/7 năm nay. Chúng mình có ngày hôm nay là nhờ bao bạn mình không trở lại.
                                                     Nguyễn trọng Luân
Con đường chúng ta hành quân
Chỉ một lần thôi, chẳng bao giờ trở lại
Suốt Trường Sơn có bao nhiêu đồng đội
Vùi xác mình vào con đường lãng quên

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

XIN MỜI BÌNH VÀ HOẠ BÀI THƠ (có bổ sung bài thơ rồi)

      Sau khi kết thúc bài viết về cuộc hành hương về Quảng trị 9-2011, tôi có bài thơ mời mọi người bình và hoạ mà giờ này chưa thấy có ai hưởng ứng cả. Đây là một bài thơ ngắn nhưng chứa đựng tâm tư, tình cảm mong muốn của bao sinh viên-chiến sỹ mỗi khi về Quảng Trị. Mỗi khi thắp nén nhang tưởng nhớ đồng đội thì ai cũng hình dung các đồng đội như đang trở về nhìn nhau, chuyện trò như ngày nào, các hình ảnh những ngày gian khổ, ác liệt ấy cũng đang kéo về, và mọi người lại như đang sống trong những ngày xưa ấy.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Thời trai trẻ hào hoa

       BBT CCB CĐ xin giới thiệu một bài bút ký của tạp chí Văn Nghệ Quân Đội cuối tháng xuất bản cuối năm 2007 của Đỗ Tiến Thụy viết về CCB đoàn 3002 của chúng ta. Do không có bản tháo, bản gốc nên BBT chỉ đăng được bản chụp từ báo giấy, mong các bạn thông cảm! Nếu cần xem cỡ to hơn thì xin mời bấm chuột vào giữa ảnh để xem rõ hơn.

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Ký ức một thời: Trận bom đầu tiên trong lính

                    CCB D76

        Mùa khô  năm 1973, các đơn vị  công binh cơ giới B3 làm tuyến đường 20 về phái tây TX Công Tum, mặt đường rộng 6m, rất hoành tráng. Con đường cắt ngang đường từ chỗ chúng tôi ở ra suối. Hàng tháng trời khi mấy cái máy ủi của công binh làm đường ở đoạn này, chúng tôi ko hề thấy máy bay. Con đường chạy theo hướng Bắc Nam, đầu phía Bắc không biết từ đâu, còn phía Nam mới qua chỗ chúng tôi đóng quân được 2-3km, ở đó mới có một kho hàng.    

CHUYỆN BUỒN VẪN XẨY RA TRONG CHIẾN TRANH

Thọ mom - K6MB - CCB đoàn 1039

      Qua chuyến hành hương về Quảng Trị, tôi có thêm các bạn mới E95 -F325. Ngày thứ năm 15-9, Biện cựu SV đại học Y có mời tôi và mấy cựu lính SV vừa đi Quảng Trị về tới nhà ở 4 Bế văn Đàn, Hà Đông chơi. Đúng 14g tôi tới nhà Biện, ngôi nhà nhỏ ba tầng, tầng một là cửa hàng vợ Biện bán thuốc đông y, toàn lọ thơm mùi thuốc Bắc. Chúng tôi lên tầng 2 vào phòng riêng của Biện, tôi thấy có đàn organ, sáo …hóa ra Biện là dân văn nghệ nghiệp dư. 15 g thêm Lý, Dũng “toác”, Dương và Hải đến, chờ thêm Quy ở học Viện QP mãi thế là bè lũ 6 tên đành khai đũa vậy.

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Bài thơ tôi viết về ngày lên tàu đi B ở Ga Lương Sơn sau ba mươi năm

Lính 3002

Lời tác giả : 
Thưa những đồng đội của tôi! Cái chập tối chúng mình lên chuyến tàu ở ga Lương Sơn Thái Nguyên ấy ai cũng nhớ, ai cũng có nỗi niềm riêng, thầm kín. Nay đã bốn chục năm trời nỗi niềm riêng cũng trở thành kỉ niệm chung, thành gia tài người lính. Chúng mình đã từng mắc võng một đêm ở những ngọn đồi gần ga làm đủ mọi thủ tục nhận quân trang, thuốc men, làm lễ xuất quân ... và cũng trong 24 tiếng đồng hồ ít ỏi đó bao chuyện tình, bao cuộc chia tay chất nặng đáy ba lô sau này của lính trên đường hành quân.
         Linh Đại học Cơ Điện thì có vẻ như khoản tình cảm quyến luyến ít hơn. Nhưng còn ĐH Sư phạm, ĐH Y khoa thì diễn ra tràn trề hơn . Tôi, chẳng có ai đưa tiễn, chẳng có ai bịn rịn lúc lên đường. Cũng tủi lắm chứ. Nhìn sang đồng đội Sư phạm Y khoa mà thấy cũng rưng rưng. Những cái hôn vội vã dưới trăng mờ lạnh lẽo, những tiếng nấc, tiếng gọi tên nhau nghẹn ngào. Tôi ngồi trên tầu mà thấy lạnh toát cả sống lưng. Cái chập tối ấy, mãi hằn sâu vào tôi những ngày ở chiến trường. Trong mỗi trận sốt rét nằm lơ mơ trên võng tôi lại hiện lên cái ga tàu nhỏ xứ Thái ngày ấy.
Ba mươi năm sau, tôi viết bài thơ này tặng Sỹ, lính D76 và người yêu của nó là Kim Sơn. Tâm sự này cũng giống như nhiều bạn khác ở 3002 ra đi hôm ấy.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Liên lạc đại đội Thân Như Ngôn

         Đồng đội CCB ĐH Cơ Điện ai cũng đã biết Thân Như Ngôn. Đại tá ở BTTM đã nghỉ hưu, nhưng lương to lắm. Khi chưa nghỉ, cái chức sắc của hắn ở CQ TTM nhiều người mơ. Còn nhớ, trong chuyến trở về chiến trường xưa của CCB Cơ Điện cách đây vài năm chỉ nhờ vài cú điện thoại của hắn mà đoàn đi đến đâu cũng có quân đội đón tiếp. Ngôn điềm đạm, cao lớn, lì lợm. Lúc vào bộ đội cũng đã cứng tuổi chứ không 18 đôi mươi gì. Thế mà nó chịu làm liên lạc đại đội. Như tôi, đừng hòng tôi làm.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Thành Cổ Quảng Trị - Trái tim bạn và tôi (mới bổ sung)

       Đó là chủ đề của cuộc hành quân trở về Thành Cổ thắp hương, cầu siêu, thả hoa đăng cho các liệt sỹ sinh viên hy sinh trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ. Người tổ chức là Ban liên lạc Sinh viên Chiến sỹ Thành Cổ Hà Nội gồm các CCB – sinh viên đã từng chiến đấu năm 1972 xưa ở Quảng Trị. Với nòng cốt là sinh viên các trường ĐH ở khu vực Hà Nội nhập ngũ 6-9/1971, thuộc E95-F325 nay mở rộng tới tất cả các sinh viên các trường và các sư đoàn khác cùng tham gia bảo vệ Thành Cổ thời kỳ đó như 304-308-312…
Với 8 xe to và hơn 20 xe con gần 400 CCB Thành Cổ xuất phát từ sân ĐH Bách khoa HN lúc 5g sáng 2-9-2011. Lần thứ hai tôi được mời tham gia hoat động tình nghĩa này, trước lúc xuất phát tôi nhìn thấy Luân trắng CCB Cơ Điện ta lên xe số 1 và chỉ kịp chào hỏi nhau thôi. Tôi cũng gặp các bạn F325 đã cùng đi Quảng Trị tháng 7-2010 và có Chu Đình Khiết là bạn cấp 3 với tôi học Điện – Bách khoa.

Kỉ niệm về bài hát “Trên đỉnh Trường Sơn ta hát"


D76 huấn luyện quân tới đầu tháng 12 thì đi dã ngoại 12 ngày. Đường dã ngoại thì cũng na ná như các tiểu đoàn khác trong F 304B. Bắt đầu từ Phú Bình, qua sang Tân Yên, qua đất Yên Thế - Bắc Giang, rồi trèo qua dẫy núi ngăn cách giữa Bắc Giang và Võ Nhai  rồi quay trở lại Trại Cau đánh xe tăng là kết thúc.

Tâm sự của CCB Mai Việt Anh

Rất cảm ơn những người đồng đội đoàn 3002 đã lập ra trang điện tử này.
Tròn 39 năm đã qua, những sinh viên trường Đại học Cơ điện, đại học Sư phạm ngày nào giờ tóc đã điểm bạc vì tuổi thanh xuân tươi đẹp đã gửi dưới bóng cây Cơ nia, bên bờ sông Pô Cô, ở Cheo Reo Phú Bổn,Ở Tuy Hòa và ở Đồng Dù...Đồng đội ơi, anh đang ở nơi đâu, sau bao mưa nắng dãi dầu hy sinh mất mát...
Giá như có một cuộc hội ngộ thì D 76 ngày xưa có đủ quân cho một C không?

Tội “Lừa đảo quốc tế”

CCBD76
 
vvvvvNhư vậy là hắn vẫn không chịu chui ra ngoài đống rơm ! Tôi đã để cho hắn một tuần, tạo điều khiện cho hắn biết ăn năn, tự giác nhận tội trước nhân dân! Nhưng gặp một tên, đã qua chiến đấu nên rất lì! Hôm nay tôi tiếp tục vạch tội hắn, về tội :”lừa đảo quốc tế “. Mặc dù tôi biết, theo luật quốc tế của In-te-pon: những tội phạm bị phát hiện sau 30 năm được miễn truy tố hình sự (!)

Thư gửi các bạn D76

Thân yêu
gửi các đồng đội ở D76 và sau đó là đoàn 3002 đi B
                                                                                  

                                                                                                      Lính D76

Lính mới D76
      Đã 39 năm kể từ ngày 15/9 /1972. Vào giờ phút này chúng mình từ biệt mái trường, quê hương lên đường vào bộ đội. Trên chuyến xe đi về Phú Lương hôm ấy, chẳng có ai khóc, nhưng ngồi lặng lẽ. Ai cũng suy tư, ai cũng đang nhớ về cha mẹ với bao công sinh ra và dưỡng dục mình ...biết có ngày trở về đáp đền mẹ cha hay không. Các bạn không nói, nhưng tôi suy từ mình ra tôi nghĩ các bạn đang nghĩ thế.
      Rồi chúng mình được biên chế vào D76 F304B đóng quân ở xã Thượng Đình, Phú Bình, Bắc Thái. Bốn tháng huấn luyện trên thao trường biết bao niềm vui kỉ niệm. Kỉ niệm với đồng bào địa phương, với anh em đồng đội với chuyện vui, chuyện nhớ, kỉ niệm về sự lột xác sự chơi bời tuổi sinh viên để trở thành người lính chiến, người lính có học.
      Rồi chúng mình đi chiến đấu từ cái làng Thượng Đình này với phiên hiệu 3002.

Hôm nay kỷ niệm tròn 39 năm ngày nhập ngũ của đoàn 3002

      Xin chào mừng những sinh viên-người lính-thầy giáo đoàn 3002 anh hùng! Xin chúc anh linh những liệt sỹ và những người lính-sinh viên-thầy giáo của đoàn 3002 (D76-F304) đã khuất thanh thản trên thiên đường của tất cả chúng ta! Chúng tôi những người còn sống sẽ cố gắng hết mình để những hy sinh của các bạn không uổng phí!

Đại đội trưởng và Chính trị viên

Đại đội trưởng Lương văn Nội
Chính trị viên Vũ văn Mấu

Người lính tân binh ngày đầu vào bộ đội gặp thủ trưởng nào thì thủ trưởng ấy sẽ trở thành người thầy đầu tiên.
Với lính C2D76 đó là hai ông Lương Văn Nội: C trưởng
Và Vũ văn Mấu: chính trị viên

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

Ký ức một thời : Một lần báo động di chuyển

     CCB 76
  
      Không biết các bạn thế nào, chứ với tôi những ngaỳ mới nhập ngũ, tôi lo nhất là: báo động di chuyển, vì di chuyển là phải có gì mang đi hết, thời gian chuẩn bị rất ngắn chỉ tính bằng phút, trong thời gian ngắn ngủi đó, chăn, màn, các thứ linh tinh cũng may đã có cái ba lô con cóc, lúc gấp cứ việc vo mọi thứ ấn vào trong ba lô. Nhưng có hai việc mất thời gian nhất đó là: cho áo trong quần và đi giầy, có anh đi ngủ không giám bỏ giầy! Báo động di chuyển ban ngày còn đỡ, còn vào ban đêm thì đúng là một thử thách, vì nếu khi đi ngủ không để các thứ đúng quy định, súng để đâu, mũ để đâu, giầy để đâu v.v... thì trong đêm tối cứ gọi là rối mù! Ngượng nhất đối với những anh nào chậm chạp là khi mọi người đã xếp hành chỉnh tề thì có mỗi mình mình chạy ra sau, nếu gọn gàng thì cũng đỡ, chứ lôi thôi lếch thếch thì thật xấu mặt. Báo động di chuyển vào ban đêm mùa hè còn đỡ, chứ lại vào đêm đông thì ngại vô cùng. Chính vì vậy mà tôi nhớ mãi một lần báo động di chuyển vào đêm khuya mùa đông, nguyên nhân không phải vì tập rèn luyện mà vì tình yêu của thằng bạn mình! Hắn học cùng khóa với tôi, hắn cũng không thuộc diện to cao đẹp trai lắm, không những thế, chân hắn còn khuỳng khuỳng, hắn chỉ được cái đá cầu và đá banh là vào diện được. Ấy thế mà hắn lại được chị em quan tâm, chăm sóc, con gái Cơ Điện là mỳ chính cánh, cô nào có số đo hơi chênh lệch tý là coi như hoa khôi rồi!

Lập trang Danh sách Đoàn 3002

      Để thuận tiện tra cứu và liên lạc, BBT đã lập ra một số trang phụ theo tiêu chí các đơn vị khi nhập ngũ và lên đường đi chiến đấu. Ví dụ như đợt nhập ngũ tháng 5-1972 và đi B tháng 8-1972 gọi là đoàn 1040. Và đợt

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

HƯỚNG DẪN xem và viết bài

XEM:
        Các bạn khi xem bài:
        1- Nếu muốn xem toàn bài thì nhắp chuột vào tiêu đề của bài. Nếu gặp ảnh nhỏ thì nhấn chuột vào ảnh để xem ảnh to hơn, rõ hơn. Xem tiếp bài thì ấn nút back hoặc nhấn chuột vào mũi tên quay lại
        2- Nếu muốn xem tiếp phần còn ẩn của bài nhớ nhắp chuột vào chữ "đọc thêm>>"
        3- Nếu muốn đọc thêm phần "nhận xét" thì nhắp chuột vào chữ "nhận xét" để đọc những nhận xét rất hay của mọi người.

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Kinh còi và Giang xẻng


Lính B3C2D76
(chuyện thời lính D76 )
Chuyện đã gần 40 năm nhưng tôi tin ai đã là lính C2D76 đều nhớ, mà nhớ nhất là Ngô Thịnh và Bùi Tiến vì hai tên này cùng B với hai nhân vật Kinh Còi, Giang xẻng

Người thứ nhất : Kinh Còi

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

Tứ Râu k6

Nguyễn Trọng Luân - CCB K5
      Bây giờ hắn ở đâu, mình chả rõ. Một hồi biết hắn làm quản đốc ở nhà máy SX kính Đáp Cầu. Râu vẫn rậm, mũi vẫn khịt khịt. Mình có cảm giác thằng cha này quanh năm ngạt mũi. Nhớ dạo đi trinh sát với Ngô Thịnh nó bảo mình mà mắc cái tội khịt mũi như thằng Tứ là bị loại ngay về bộ binh đánh nhau thí cố.
      Khi mới vào trường, những buổi chiều, nắng tàn sau những đồi bạch đàn xanh xám, nhìn bọn nó đá bóng trong sân K5 cả gái lẫn trai cứ dõi theo Tứ HD, Chu HB mà xuýt xoa:  giỏi ! giỏi ! Mỗi tội nó chỉ cao gần 160 cm  và chỉ nặng cỡ 50 kí.

Tin buồn: Mẹ bạn Tế vừa mất tại Huế!

     Hồi 3h51 sáng nay mõ blog nhận được tin dữ: MẸ bạn Nguyễn Văn Tế, sinh viên K6, CCB đoàn 1040 đã vĩnh biệt chúng ta. Lễ tang sẽ được tổ chức tại quê nhà: làng Cảnh Dương anh hùng, huyện Bố Trạch - Quảng Bình vào 14 giờ ngày 14 AL.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

Một kỷ niệm khó quên !

Bùi Tiến - K5IA

      Nhớ lại ngày hành quân vào Nam, sau hơn hai tháng đi bộ, đến gần trạm 78 chắc là ở bên Lào, trước đó 5,6 ngày tôi bị sốt, mặc dù luôn bảo nhau ko để muỗi đốt, và hình như cho đến lúc bị sốt rét tôi vẫn chưa bị muỗi đốt. Tôi còn nhớ trên đường hành quân thằng Cảnh luôn hỏi tôi: mày thấy môi tao đã thâm chưa? (Bây giờ nhớ lại vẫn thấy buồn cười, đi chiến đấu sống chết chẳng lo cứ lo môi thâm xấu trai, chắc sợ mấy em chê!) Tuy bị sốt tôi vẫn cố lết theo đơn vị, lúc đầu còn mang được một ít đồ, rồi đến được đơn vị cho ưu tiên đi đầu đoàn, đến lúc tiểu đội cử người đi kèm ... đến ngày thứ 5 thì tôi ko đi được nữa.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

Đi tìm tấm áo ngày xưa


Nguyễn Trọng Luân
 
          Bây giờ đi tìm mãi cái áo như cái áo ngày xưa không được. Tôi ân hận một thì vợ tôi ân hận hai. Vợ tôi bảo, sao ngày ấy anh không vay tiền của em mà lại đi bán cái áo đó đi. Còn bạn tôi, Sỹ chỉ thở dài, bảo chúng mình khổ quá.
          Hai mươi lăm năm ám ảnh vì tấm áo đó, lại mười năm nay day dứt đi kiếm một cái áo y chang để giữ làm kỉ niệm không được. Tôi và Sỹ vẫn buồn, dù huyễn hoặc mình thế nào chăng nữa cũng vẫn buồn.

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Kỷ niệm ngày đầu là lính

   Triệu Bình
       Đây chỉ là một cảm xúc nhỏ của Triệu Bình hưởng ứng lời kêu gọi của blog viết về chủ đề của tháng 9 và được bỏ vào mục "nhận xét". Nhưng vì cảm xúc này sâu sắc xứng đáng tách ra thành 1 bài độc lập, và để nổi bật việc chỉnh sửa "những mốc son K6" phần của Minh Hải cung cấp.

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

Ngày 2-9-1972

      Quốc khánh mà hình như chỉ có mỗi mình là nhớ đến. Chẳng có một biểu hiện gì. Đến trưa thì nghe được đài TNVN từ nhà ông chủ, xã Hà Lâm - Hà Trung- Thanh Hóa

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

20-8-1972

     Hành quân bộ qua cầu Ninh Bình rồi rẽ trái đi về xã Khánh Hòa huyện Yên Khánh,

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

19-8-1972

    Đầu ngày đến ga Hàng Cỏ, đến nhà dân Thường Tín để ngủ thì gần sáng. Tối ấy lại hành quân tiếp bằng tàu hỏa đến Ý Yên - Nam Định ( ga Cát Đằng, thôn Thượng Đồng, xã Yên Tiến)

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

18-8-1972

Ngày 18-8-1972 . Chính thức đọc lệnh đi B tại một quả đồi gần cầu Mây - Phú Bình - Thái Nguyên

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

Giao lưu CCB 1040 - 2011

     Như hằng năm đã thành tục lệ đẹp, cứ đúng ngày 17-8 kỉ niệm lên đường đi B là các CCB của đoàn 1040 ĐHCĐ lại gặp nhau ôn lại truyền thống, nhắc lại những kỉ niệm đẹp mà hiểm nguy và gian khổ thời kháng chiến. Năm nay các CCB tổ chức tại tấng 2 nhà hàng Lan Chín, 1A tăng Bạt Hổ với sự tài trợ toàn bộ kinh phí của Giám đốc XN xe buýt Hà Nội - Hồ Lê Thanh. 


2 đồng đội có rất nhiều kỉ niệm chung ở Quảng Nam

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

NHẬT KÝ NGÀY ẤY - ngày đi B

Nghiêm Xuân Cường
                                                                            Đội 16- HTX Thắng Lợi -  BC11R
1
        Trong mi người, ai chẳng có những mốc thời gian, nhng k nim… không thể nào quên mà nó đi theo ta suốt cuộc đời. Hôm nay, giở  lai cuốn nhật kí cũ, đọc lại những trang của ngày này năm ấy mà tôi không khỏi bồi hồi, dường như tất cả vẫn đang hiển hiện trước mắt. Nhân dịp kỉ niệm 39 năm ngày lên đường tôi muốn chia sẻ cùng các chiến hữu và các bạn những trang nhật kí đó của tôi, để cùng hồi tưởng, nhớ lại.