Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Thành Cổ Quảng Trị - Trái tim bạn và tôi (mới bổ sung)

       Đó là chủ đề của cuộc hành quân trở về Thành Cổ thắp hương, cầu siêu, thả hoa đăng cho các liệt sỹ sinh viên hy sinh trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ. Người tổ chức là Ban liên lạc Sinh viên Chiến sỹ Thành Cổ Hà Nội gồm các CCB – sinh viên đã từng chiến đấu năm 1972 xưa ở Quảng Trị. Với nòng cốt là sinh viên các trường ĐH ở khu vực Hà Nội nhập ngũ 6-9/1971, thuộc E95-F325 nay mở rộng tới tất cả các sinh viên các trường và các sư đoàn khác cùng tham gia bảo vệ Thành Cổ thời kỳ đó như 304-308-312…
Với 8 xe to và hơn 20 xe con gần 400 CCB Thành Cổ xuất phát từ sân ĐH Bách khoa HN lúc 5g sáng 2-9-2011. Lần thứ hai tôi được mời tham gia hoat động tình nghĩa này, trước lúc xuất phát tôi nhìn thấy Luân trắng CCB Cơ Điện ta lên xe số 1 và chỉ kịp chào hỏi nhau thôi. Tôi cũng gặp các bạn F325 đã cùng đi Quảng Trị tháng 7-2010 và có Chu Đình Khiết là bạn cấp 3 với tôi học Điện – Bách khoa.

       Trời nắng khá nóng tuy trong xe có điều hoà, xe chạy không nhanh được vì đoạn Hà Trung đang sửa và sợ bắn tốc độ. Đến 12g xe chúng tôi vào Bảo tàng QK 4 ở Vinh nghỉ ăn trưa vì lễ cầu siêu cần chay tịnh nên Đoàn không cho dùng bia rượu 2 ngày: 2 và 3-9. Đúng 13g30 đoàn xe lại nhằm phía Nam chuyển bánh, đoạn này đường tốt hơn nên tốc độ chạy xe có nhanh hơn nhưng cũng phải hơn 19g chúng tôi mới tới Đông Hà. Tôi được phân vào khách sạn Hiếu Giang ngay trục đường 1 nghỉ lại. Ở Hiếu Giang là 2 xe với khoảng 70 người với 4 người một phòng, tuy là tối song Đông Hà vẫn nóng hầm hập. Bữa tối khá ngon miệng nhưng vẫn không có chất cay nên bữa chén qua rất nhanh. Ăn tối xong chúng tôi lên phòng nghỉ, tắm rửa xong là 4 thằng cùng phòng ngồi 4 góc văn nghệ ngay cho đến 1g sáng thì quyết định ngủ sớm cho khoẻ binh. Cùng phòng với tôi là Huy Việt đại tá nghỉ hưu về quê Cửa Lò sống, Chính người Hải Dương và Phái chưa kịp hỏi quê đâu.
      Sáng 3-9 chúng tôi dây sớm để ăn sáng, vẫn món bún bò đơn giản hết mức ở Q-Trị, đành ăn vôi rồi ra hè đường uống cà phê sữa để tăng lực. Đúng 7 g đoàn xe chạy theo đường 9 lên nghĩa trang Quốc gia đường 9 có gần 10.000 liệt sỹ hy sinh ở chiến trường Q Trị. Tại đây BTC đã chuẩn bị đủ đồ lễ, chúng tôi lên Đài chính làm lễ rồi đi thắp nhang, gặp gỡ giao lưu với nhau. Tôi gặp lại Luân trắng cùng chụp ảnh chung với Khiết. Mai thanh Liêm ở Nha trang ra và Chính học Bách khoa bạn học phổ thông 3B với Phạm Anh Dũng ta tất cả cứ như một trận đánh vậy ầm ầm, ào ào gọi nhau, nhận nhau cười vui sau bao năm không gặp lại. Ngoài đoàn chúng tôi thắp nhang có nhiều đoàn Dân-Chính-Đảng khác cũng đến thắp nhang cho liệt sỹ nhân dịp Quốc khánh.  Đoàn chúng tôi ở lại nghĩa trang đường 9 chờ đến hơn 9 g mới quay vào Thành Cổ. Hai bên đường chính vào Thành, cổng Thành treo đầy băng, khẩu hiệu cổ vũ cho cuộc lễ này. Bên trong Thành ở các cây có treo 1000 đèn lồng đỏ dùng cho lễ thắp nến đốt suốt đêm 3-9. Các CCB-SV lên Đài Âm Dương thắp nhang cho các liêt sỹ Thành Cổ, dù đã nhiều lần đến đây song lòng tôi vẫn dâng tràn niềm thương nỗi nhớ tơi anh họ tôi là Nguyến Doãn Dũng SV ĐH Kinh Tài, 3 bạn phổ thông, nhiều bạn ĐH Cơ Điện và E88 hy sinh ở mặt trận Quảng Trị năm 1972 đỏ lửa này. Tôi bồi hồi nhớ lại những ngày ấy: 3-9-72 Tôi đang chốt ở ven sông Thạch Hãn quãng giữa Cầu Sắt và Thành Cổ. Trung đội 1của C10 tôi đang đánh nhau còn B2 của tôi ở phía sau. Tối 3-9 chúng tôi lên tập kích trận địa do B1 chốt đã mất lúc chiều, chuyển thương binh ra phía sau rồi B2 tôi ở lại chốt luôn. Tôi cùng 3 chiến sỹ ở cùng hầm cách bờ sông khoảng 30m. Hôm sau 4-9 là ngày chúng tôi đánh địch lên chiếm chôt, ở địa thế bất lợi, không có hoả lực hỗ trợ chúng tôi cầm cự đến gần 5 giờ chiều thì chỉ còn mình tôi bị thương nốt và phải bỏ chốt chạy về phía sau. Trong lịch sử E88 thì viết rằng C10 đã để mất chốt sau 2 ngày giữ chốt mới đau chứ. Lúc này tại Đài chứng tích Sinh Viên Chiến sỹ đang làm lễ tưởng niệm. Tại đó Lương Quốc Dũng đón tiếp các anh em tới làm lễ và dâng hương, tôi thấy có cả Đinh Thế Huynh, Quốc Triệu…Sau đó mọi người cùng ngồi dưới các tán cây xanh quanh các bàn thụ lộc của buổi lễ cũng không có tý “cay” nào. L Q Dũng nói mọi người cố gắng nhé tuy có nắng nóng và mệt đấy nhưng hãy vì Liệt sỹ. Tối nay xong việc lúc giao lưu thả phanh mà uống….
Ăn trưa xong mọi người ngồi lại với nhau từng cụm chuyện trò râm ran, các kỷ niệm xưa lại ùa về. Người trầm ngâm nghĩ ngợi, kẻ cưòi phá lên khi nhắc tới chuyện vui hay người đã khuất, tất cả trở lên thân thiết hơn dù hôm nay mới là lần gặp đầu. Tuy nắng nóng song Q Trị gần biển nên thi thoảng có luồng gió mát, chỉ tiếc là lâu nay QT chưa có mưa các bãi cỏ xanh non tơ được thay bằng các gốc trơ trụi vì bị cắt sát gốc đề phòng cháy cỏ khô. 14g lễ cầu siêu do 81 vị hoà thương, sư thầy ở các chùa tại QT cùng nhiều tăng ni, phật tử khác bát đầu. Các đài lễ chất đầy đồ lễ do BTC và mọi người  thành kính dâng lên được châm nhang, tất cả im lặng nghe lời mở đầu của Ô Trưởng Ban liên lạc Sinh viên-Chiến sỹ Thành Cổ nói về ý nghĩa thiêng liêng của cuộc hành hương này. Tiếp đến các vị Sư bắt đầu tụng kinh niệm Phật, mọi người kính cẩn tại vị lắng nghe. Sáng 3-9 khi chờ trên nghĩa trang đường 9 Tôi có liên lạc với Tế vì biết Tế đưa Mẹ vào Huế chữa bệnh, Tế nói Cụ đã khá rồi nên chiều 3-9 sẽ đưa Cụ về Quê. Dũng QT đoàn 1040 cùng gia đình đi thăm Huế có ghé vào Viện thăm Cụ. Dũng hẹn chiều về QT xẽ đưa tôi đi thăm Cửa Việt. Khoảng 15 g cuộc lễ vẫn tiếp tục song nhiều người đã thấm mệt, tôi tranh thủ ra nhà Phụng K9I người đã giúp tôi và gia đình L M Sâm K15 Cơ Điện trong việc tìm bốc di cốt người cậu của Sâm là D phó D5 E95 F325 hồi tháng 6-2011, cùng ra có Luân trắng K9I nhân tiện hỏi chuyện Luân mới biết là Luân ở tr Mỏ nhập ngũ 6-9-71 sau về học Cơ Điên ta.  16 g có điện của Dũng 1040 hẹn đến đón ở cổng thành, thế là tôi và  Biện, Lý của 325 ra xe. Con trai Dũng cầm lái đưa chúng tôi chạy ra Cửa Việt, Triệu phong là huyện đồng bằng với đồng lúa bát ngát, xe đi qua quê của TBT Lê Duẩn, trên cầu Cửa Việt chúng tôi dừng lại ngắm cảnh cửa biển mênh mông gió lộng, người khoẻ hẳn lại sau gần một ngày mệt mỏi. Chúng tôi ra bãi biển Cửa Việt, lác đác có người tắm, ven bờ là các nhà hàng hải sản. Dũng đưa bọn tôi vào Hoa Biển goi Ghẹ, Mực uống bia: gió lộng, đồ tươi, bia mát lạnh làm máy thằng hết mệt, chuyện trò thoải mái. Thoắt cái trời đã tối, mỗi người một bát cháo cá thơm nức ngọt ngon quá chừng. Bữa nhâu kết thúc trong tình đồng đội, như Dũng nói “Thọ tuy không phải ở 1040 song Dũng gặp Thọ nhiều hơn cả H L Thanh đấy”. Tôi cảm động quá vẫn phải nói “mai kia Thanh nó nghỉ lại có xe riêng chỉ sợ không có thời gian để bù khú thôi”. 19g30 bọn tôi quay về Đông Hà dự giao lưu như hẹn với L Q Dũng, thế là bỏ mất buổi thả Hoa đăng trên sông, đành phải xem qua băng vậy. Chia tay bố, con Dũng ở cửa KS Mê Kông Xanh chúng tôi vào nhà hàng, trên sân khấu các CCB đang hát các bài ca truyền thống xưa. Sẵn hơi men tôi ào lên hát và nhảy cùng mọi người âm ĩ. Thấm mệt lại xuống ngồi bàn với L Q Dũng, DT Huynh hỏi chuyện nhau, có cả Tô Xuân Toàn, Hưng Yên mà tôi quen từ 1997 khi làm ở Như Quỳnh. Rượu quê Hưng yên mà đôi Yên Mỹ mang vào uống thả phanh, bia HuDa do tỉnh tài trợ cũng vậy chỉ tiếc là đồ nguội hơi thiếu nên cuộc vui phải kết thúc sớm vì nhiều người phải ra ngoài ăn thêm, nhưng quả là rất vui. Về phòng nghỉ 4 thằng lại ngồi 4 góc văn nghệ cho đến 1 g thì nghỉ cho lại sức để 5 g dậy còn ăn sáng và lên xe về Hà Nội.

6 nhận xét:

  1. Lời gọi bên sông

    Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
    Có tuổi hai mươi thành sóng nước
    Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm.
    (Tác giả Lê Bá Dương)
    “Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ” là tiếng gọi đò theo phương ngữ Quảng Trị (ơi đò... bớ đò... đò ơ!), nhưng lại tựa như lời thỉnh cầu luôn vang vọng bên sông cho mọi chuyến đò ngược (lên – không phải là đò xuôi). Đò xuôi, nước chảy, đẩy thuyền đi, tay chèo luôn nhẹ, trong câu nếu là đò xuôi sẽ thừa từ, thiếu nội dung. Đò ngược mái chèo phải mạnh, câu thơ trọn nghĩa, đủ từ.
    “Đáy sông còn đó bạn tôi nằm”, giải đáp lý do của lời thỉnh cầu. Đáy sông bạn tôi đã nằm đó từ trước (còn đó) và rất nhiều đồng đội còn đó.
    Chính cái bạn tôi nằm đó là cái tâm, cái cốt của sự vật để tạo ra quanh đó trong nước sông một cái trường của tuổi hai mươi, luôn luôn là tuổi hai mươi, chính cái trường đó tạo ra sóng nước, để “Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm”. Bờ cần hiểu là bờ cõi, câu thơ ôm trọn nghĩa là đem lại hòa bình dài lâu cho đất nước. Đến đây, ý nghĩa của lời thỉnh cầu trên đã được đẩy lên tầm cao.
    Bài thơ là tiếng lòng của tác giả. Đó là tiếng lòng xót xa hòa lẫn máu và nước mắt thấm đẫm tình đồng đội, nghĩa đồng bào.

    Trả lờiXóa
  2. Năm nay , tôi lỡ hai dịp đi Quảng trị vì Huyết áp . Lần trước vì không di được ngòi nhìn các bạn làm lễ dâng hương rồi xuất phát mà cứ day dứt . Dịp 2/9. Thọ mom gọi , nghe đọc tên mày lên xe mà không thấy . Lúc ấy HA mình có vấn đề , vào viện kiểm tra nên lại lỡ . LQD cũng gọi cho mình , rồi nhiều bạn nữa nhưng đành nuối tiếc . May mà 30/4 năm nay mình vào được 4 ngày trong đó , đi thành cổ , thắp hương và làm lễ ở tượng đại SV , lên NT đường chín , ra Cửa Việt , cửa Tùng , Nt Trường sơn rồi về . Ngủ đêm Ở Bãi Xuân Thành Hà tĩnh ( ...)
    Siu tầm làm nhà phê bình từ bao giờ thế ? bình thơ Cơ điện cho lính bọn mình nghe đi . chào nhé .

    Trả lờiXóa
  3. Có lẽ Thọ Mom là người chịu đi về ch.trường xưa nhất . Mình nghĩ cũng đúng thôi , khi mình từng đổ máu . Thọ mom - học làm đựoc như bạn , để nhiều quí không dễ .

    Trả lờiXóa
  4. Chu Đình Khiết một nhà tai trợ chính cho cuộc này (Thông tin này không chính xác. Có 41 đơn vị, cá nhân tài trợ cho chương trình > 2 tỷ). Nên sửa: Chu Đình Khiết là một trong những nhà tài trợ cho chương tring.
    Do có Nguyễn Tấn Dũng tới tháp nhang và lễ các liệt sỹ ở Thành Cổ (Phạm húy. Phải ghi là: Do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…
    Dù sao cũng cảm ơn Đồng đội đã có bài cảm súc về Chương trình: THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ TRÁI TIM BẠN & TÔI

    Trả lờiXóa
  5. Cảm ơn Bạn Thông về các ý kiến của Bạn ,Tôi định nói C Đ Khiết là một trong các nhà tài trợ chính vì cụ thể thế nào ,tổng tài trợ bao nhiêu thì tôi cũng chịu không biết vì tôi không hỏi BTC.Còn ý sau tôi cho ràng không phạm huý bởi Đ T Huynh cũng vậy , vì đây là Blog của Lính và cho Lính mà nếu là báo chí chính thống thì khác .Nhưng ý bạn đúng ta nên tôn trọng người khác vậy thêm chữ Ông N T Dũng cho lịch sự

    Trả lờiXóa
  6. Hoàng Việt Quânlúc 09:50 11 tháng 1, 2012

    Chào anh Thọ mom! Hay quá Cụ ạ, chỉ tiếc là tôi không được đi với đoàn. Nhưng cq chúng tôi năm nào cũng tổ chức đi thăm viếng NTLS TS, Đ9, Thành Cổ. Tôi cũng đi 3 lần các địa danh trên.Rồi vào thắp nhang ở nhà của TBT Lê Duẩn. Quả thật, dù đến 3 lần nhưng lần nào cũng nghẹn cổ, không nói được và nhiều liên tưởng. Gặp anh Thọ mom lại tòi ra thằng bạn tên nó là ĐTH học khóa 1968-1971 với tôi. Và được gặp anh Nguyễn Minh Kỳ khi đó là CT tỉnh Quảng Trị, anh gặp đoàn chúng tôi và chiêu đãi anh nói H là lính của anh. Lúc chiến tranh SG gọi anh là "Hùm Xám đường 9". Còn TXT có thời làm BT huyện tôi sau đó là BT Ninh Bình. Còn nói đến ĐTH thì đến bây giờ đối xử rất lính, đặc biệt hôm chiêu đãi ở Khách Sạn Hồ Gươm Hàng Trống có 10 bạn chỉ có tôi và H là lính, nên H có tình cảm khác với các bạn khác. Một lần Thầy Lê Đình Cương 1/Ngõ 20 Hàng Khoai nói " Các em đã là Ông Bà, lại có vị trí trong xã hội mà cứ mày tao" H nói : "Em vẫn còn nét của lính nên thích như vậy".

    Trả lờiXóa

Các bạn dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào còm (thay vào chữ URL)
Link ==> <a href="URL">TEXT</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]