Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

THƠ CỦA LUÂN


Những nấm mồ liệt sĩ nơi biên cương[/color]


Làm gì có những cây vô danh
Dọc cánh rừng biên giới
Loài cỏ cây  nào cũng có tên như người dân lầm lũi
Dù thiếu chữ thiếu ăn buốt giá ở vùng biên

Sao vẫn còn những ngôi mộ không tên
Trong điệp khúc tháng hai bẩy chín
Cỏ cây trùm rêu xanh mồ liệt sĩ
 Cây cỏ khoác tên cho những linh hồn

Lũng Cú -địa đầu Tổ quốc

Sao những con đường du lịch không rộng mở mà lên
Mường Khương , Vị xuyên , Yên minh , Trà lĩnh ...
Những nẻo đường đuổi kẻ thù về bên kia biên giới
Nén hương thơm chưa khói khắp vùng cao

Hoa không thiếu mà mộ phần quạnh quẽ
Một ngày xe thôi cha mẹ chẳng thể tìm
Quê gần lắm vẫn uống chung nguồn con nước
Mà hồn ngưòi xa lắc ở biên cương

Cửa khẩu Vị Xuyên nơi bao chiến sỹ ta đã hy sinh đến tận năm 1984

Ơi những nấm mồ ơi những nghĩa trang
 Các anh đứng làm phên dậu che tổ quốc
Dẫu các anh không thể nào về được
Mắt vẫn trừng ngược gió bấc trong đêm

Tôi hỏi con mình về những cái tên
Mười bẩy tháng hai mà con tôi ngơ ngác
Tôi nghẹn buốt , hỏi ai bây giờ được
Để trả lời cho con ?

Thác Bản Giốc


17/2/2012 Nguyễn Trọng Luân

CUỘC GẶP CỦA CCB THÀNH CỔ -CƠ ĐIỆN SAU 42 NĂM

   Nhiều CCB Cơ Điện đã biết đợt nhập ngũ 1-1972 các SV Cơ Điện vào 2 tiểu đoàn khác nhau là D51 va D54 của  F304B. D51 huấn luyện ở Trại Cau -Phú bình- Thái nguyên. còn D54 huấn luyện ở Đại hóa -Tân Yên -Hà Bắc.Sau hơ 3 tháng rèn luyện thì tháng 5 D51 hành quân đi B và được bổ sung vào E66 -F304 chiến đấu tại mặt trận Quảng trị khi đó mới bắt đầu chống quân Ngụy phản kích tái chiếm Thị xã QT.E66 chủ yếu chốt chặn địch ở dãy cao điểm thấp phía Tây thị xã khoảng 15 km như 367-động Ông Do hay 105.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

TIN BUỒN CCB CƠ ĐIỆN

Hôm qua Thọ nhân được điên thoại của Tr Luân cho biết  : Khổng văn Thiết k5-CCB -K9-Đoàn 1040 đã mất . Sau đó tôi có liên lạc với Hoan k8 cùng công tác tại cty cơ Điện -PT Nông thôn và được biết như sau :
 anh Khổng văn thiết mới nghỉ hưu ở Cty CĐ-PTNT năm 2013 (vì đang là giám đốc Cty nên kéo dài thêm 1 năm ) do mắc bệnh hiểm nghèo đã 3 năm chữa trị nhiều nơi nhưng không qua khỏi .Anh Thiết đã từ trần ngày 26-2-2014 tai quê nhà ở Đa Phúc -Hà Nội.Lễ viếng và an táng đã tiến hành lúc 8g sáng ngày 27-2-2014 như vậy khi tôi được Luân thông báo khoảng gần 8g thì đang đang diễn ra.Hoan cho biết đại diện cty đã lên viếng từ chiều 26-2,Cơ điện có anh Điềm k8-k9 và Hợp K7 lên viếng cùng.Một số anh em cơ Điện các K biết cũng gửi lời chia buồn tới gia đình.Riêng hội CCB Cơ Điện mới biết khi tôi thông báo lại cho anh Lại Duy Quỳ.Rất tiếc CCB Cơ Điện không biết sớm để cử đại diện đi viếng ,xin được chia buồn tới gia đình CCB Khổng văn Thiết muộn ,mong được thông cảm.
 Ngoài ra xin cung cấp một số thông tin về anh Thiết :Sau khi tốt nghiệp anh ở lại bộ môn Chi tiết máy,P Tổ chức trường. Sau này anh chuyển về công tác tại cty Cơ Điên -Nông nghiệp -PT Nông thôn ở cầu Văn Điển cho đến khi nghỉ hưu .Được biết các con anh đã trưởng thành và có cháu công tác ở bệnh viện K Văn Điển và có cháu mở Cty riêng.Như vậy chúng ta cũng thấy anh Thiêt cũng thanh thản hơn khi phải đi xa.

Một số bạn CCB 1040 được tôi thông báo tin này ,nay xin đưa tin buồn này để các CCB Cơ Điện biết và gọi điên chia buồn tới gia đình hoặc coa điều kên đi ngang Đa Phúc vào mộ thắp cho anh Thiết naens nhang hay thăm hỏi gia quyến.Xin kính báo.

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

CHUYỆN T BÌNH KỂ LẠI

XIN ĐỪNG QUÊN

17 tháng 2 là ngày gì ?, xin đừng quên!.
     Năm ấy- 35 năm trước tôi đang bước vào năm cuối cùng của những sinh viên K11 năm cuối (tôi vốn K10 được "lên" Ka, ngay chuyện này với tôi cũng nhiều điều đáng nói lắm!).
     Hôm ấy tôi nhớ đài báo thông báo giặc Tàu đã mở cuộc tiến công xâm lược trên toàn tuyến biên giới nước ta , khi ta mới trải qua cuộc chiến thống nhất đất nước chưa bao lâu.
     Quê tôi là một Thị Xã nhỏ trên miền biên giới, cha già của tôi vốn là một viên chức hiền lành đã về hưu, ở lại đó với gia đình chị gái tôi đang công tác tại một cơ quan Ty lao động tỉnh. Tất nhiên khi nghe tin như vậy lòng dạ tôi không thể yên. Ngay hôm sau có thằng bạn tôi đánh con xe Hải Âu 26 chỗ ngồi chở gia đình nó cùng gia đình bố mẹ vợ tôi ( khi đó tôi mới cưới vợ khoảng một năm) về tập kết tại gia đình tôi, khi đó vợ chồng tôi đang ở trong một gian nhà tập thể trường Trung cấp Thái Nguyên. Hôm sau nữa lại một thằng em họ đánh con xe Zinkhơ mang theo vợ con tạt qua nhà tôi (trước khi họ về Hà Nội với họ hàng). Qua thằng em họ tôi được biết Bố tôi cùng gia đình chị gái tôi chạy theo Ủy Ban tỉnh đã bị kẹt lại trong vòng vây quá bất ngờ của bọn  "đồng chí" Tàu. Thùng gạo quê vợ chồng tôi tích cóp cho ngày sinh cháu bé, vơi đi nhanh chóng chỉ ít ngày.
     Lòng như lửa đốt, ngay hôm sau tôi xin nghỉ học nhảy xe của thằng em họ từ Thái Nguyên chạy trở ngược lại vùng chiến sự, mặc dù biết là sẽ nguy hiểm, nhưng vì sốt ruột cho tính mạng của Bố và gia đình chị gái, nên tôi không hề đắn đo cho cái sự liều mạng ấy.
     Tuy vậy chuyến xe ấy buộc phải dừng lại tại một Thị Trấn (mà khi đài BBC tường thuật là Thành Phố) chỉ cách nơi đang xảy ra chiến sự ác liệt chừng 10 Km.
     Trước mắt tôi hai bên đường Quốc lộ 3 chạy từ Cao Bằng xuống Bắc Cạn, con đường "Hữu Nghị" do chính bộ đội Trung Quốc "giúp" xây dựng hồi ta chống Mỹ, là la liệt bà con chạy loạn từ Cao Bằng vói đủ loại phương tiện có thể có, mà chủ yếu là chạy bộ. Hồi đó phương tiện Cơ Giới là cực hiếm.
Trong bộ mặt âu lo tôi cố tìm trong đám người chạy loạn xem có Bố tôi cùng gia đình chị gái trong đó không?. Dù đã mất cả ngày tìm và chờ đoàn người chạy loạn về, nhưng tôi không hề nhận được tin gì về bố tôi cả. Đêm hôm ấy tôi ngủ trên xe thằng em họ. Nó đã tìm được đơn vị, ngay hôm đó nó đã phải nhận nhiệm vụ mới.
     Hôm sau tôi lại phải lang thang trong dòng người chạy loạn để mong tìm bố, đến gần trưa may mắn tôi gặp một người quen, qua người này tôi được biết bố tôi chạy nạn vào một khu sơ tán của cơ quan tỉnh và khu vưc ấy đã nằm trong vòng vây của giặc tàu.
     Thất vọng cùng âu lo, vả lại tôi cũng  phải quay về trường, vì tôi cũng chỉ xin nghỉ có hai ngày, trong khi không biết liệu bố tôi cùng những người kẹt lại khi nào có thể thoát ra được
      Những ngày sau đó với tôi là những ngày dằng dặc.
     Chừng 10 ngày sau một chiều anh rể tôi bỗng xuất hiện cùng bố tôi, cụ gầy đen, râu tóc bù xù lởm xởm. Ngày trước cụ đẹp lão lắm: "trông ông già mày như một ông tiên"- một anh bạn tôi nói vậy khi đến thăm cụ tại nhà tôi.
     Hồi ấy nhà nghèo lắm mà có lẽ ai cũng thế, trong nhà không có nổi 10 đồng. chúng tôi chỉ xúc vài bơ gạo dự trữ cho vợ tôi sắp đẻ, gửi anh rể đem cho các cháu khi anh quay lên khu tập kết cán bộ nhà nước chạy loạn trên Bắc Cạn.
     Bố tôi kể lại rằng, giặc tàu tràn vào rất nhanh và bất ngờ, hóa ra chúng có gián điệp đã ém sẵn từ thưở nào mà tình báo ta chẳng hề hay biết, dẫn đường(đúng là Thâm như Tàu). Các hướng thâm nhập đều bất ngờ đến mức ban đầu dân ta còn hoan hô , vì cứ tưởng bộ đội Việt Nam. Bố tôi trong đoàn người chạy loạn đã phải cắt rừng về Bắc Cạn, do giặc đã bao vây tứ phía khu tập kết của UB tỉnh. Trong lúc chạy, cụ cùng đoàn người đã phải trốn trong hang đá 4 ngày giữa vòng vây giặc tàu, uống nước vắt từ cây chuối rừng và ăn gạo sống, nên mọi người đều bị đi tháo và xuống sức rất nhanh. Cụ kể chúng đông lắm, nhưng cứ 10 thằng thì mới thấy 1 thằng có súng, còn lại là gậy gộc và giáo mác. Chúng tàn bạo lắm cứ thấy ai mặc đồ cán bộ là chúng giết thẳng tay. Tôi được biết nhiều người trong số bạn tôi và người thân đã bị mất mạng vì giặc tàu giết. Vụ giết người tập thể dã man ở Cao Bằng của giặc tàu , đã xảy ra ngay trên quê gốc của tôi - Thị Trấn Cao Bình.
    Tất cả những người bị giết họ chỉ là những người dân vô tội, thậm chí tất cả họ đều chưa từng biết đến biên giới, họ trong đó có cả bố tôi và gia đình tôi đã làm gì với chính phủ "nước cộng hòa nhân dân trung hoa", mà Đặng tiểu Bình phải xua hàng chục vạn quân sang để "dạy cho một bài học".
    Bố tôi phải chạy loạn vào rừng cùng các con, cùng các cháu nhỏ, đồng bào tôi bị giết chết không thương tiếc; thật cay đắng đó lại là sự "giận dỗi" của "các đồng chí" với nhau, nhưng cuối cùng chỉ những người dân lành phải hứng chịu. Đớn đau hơn hôm nay không ai được phép nói về những ngày đau thương chưa từng có trong lịch sử nước Việt từ hàng ngàn năm giữ nước ấy.
    Tôi viết vài dòng này gửi tới các bạn để muốn nói rằng : Ngày này! Ngày - 17 - tháng - 2 là ngày chúng ta Mãi Mãi Không Được Quên!.

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Ai Tây tiến không?

Ngày mai tôi "Tây Tiến" nên vào mạng tìm thông tin. Và đọc được bài này:

có đoạn:
 
Bài thơ Tây tiến đáng giá bao nhiêu?

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

CLB 19C GIAO LƯU TÂN NIÊN

Thứ bảy 9 Tết đúng 17g các thành viên CLB bia hơi 19C Ngọc Hà tổ chức gặp mặt đầu Xuân Giáp Ngọ.
Tuy trời hơi lạnh nhưng vẫn có 13 người đến giao lưu đầu Xuân ,mọi người năng cốc bia mát lạnh mừng sức khỏe và chén rượu ấm mừng hội ngộ.



Hàm cá mập buổi chiều

Một cổng bảo tàng HCM phố Lê Hồng Phong

Công bên phố ngọc hà

Chào hỏi nhau khi Luân trắng đến

CCB E88 HOÀNG MAI CHÚC TẾT

Ngày 8 Tết các CCB E88 p Hoàng văn Thụ chúc tết nhau.Vì thọ là tổ trưởng nên cùng một vài người đi chúc tết tại nhà mấy CCB E88.Sau đây là một số hình ảnh


Gian thở nhà ông Tiến Uy CCB 88A ở thôn Đông

Cây đào Tết vườn nhà ông Uy

Một cây đào nữa tại vườn

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

CCB E88 A-B GẶP NHAU

Chiều qua lúc đang đánh phỏm tôi nhận được điện thoại của Tuấn CCB E88-F302 mời 5 giờ chiều sang nhà Phú cũng linh E88- F302 nhà ở cum 2 của phường tôi.Vậy mà mới 5 g kém 15 tuấn đã giục rồi ,tôi đành bỏ cuộc chơi về qua nhà lấy ảnh chụp kỳ đi Quảng bình thăm mộ ĐT Võ Nguyên Giáp của Tân và Quế ( lính E88-F302 ) rồi sang nhà Phú. Phú vốn lấy vợ là cô Thảo người Hoàng Mai tôi ,nhưng gần đây tôi mới biết Phú là E88 A.
Vào nhà Phú đã thấy Tuấn ở trong với Bình cũng là CCB F302,Chúng tôi uống nước nói chuyện .Phú thì lo hậu cần ,hỏi ra mới biết vợ Phú đi làm đến tối khuya mới về,Tôi trêu Phú chắc là vợ đi vắng mới kêu anh em tới phá chứ gì.Phú cười vợ em không bao giờ làm ảnh hưởng tới việc rượu với bạn bè cả.
Thảo đến sau cùng thế là 5 anh em nhập tiệc.,Trên bàn có con cá om dưa thế là yên tâm với đồ nhắm ,còn thịt gà với các món khác làm ngơ thôi.Sau lượt vang khai vị Phú hỏi "đổi sang hỏa lực mạnh nhé " Tôi nói "OK cái vang này uống ngon nhưng không khóai " Thế là chai Votka Nga 40 độ được khui luôn..Chả mấy chốc chai Vốt ka cũng hết dù thảo không uống tý nào.Vừa lúc đó cô thảo vợ Phú đi làm về ,Thảo ngạc nhiện chào "Ôi anh Thọ " bởi lần đầu thảo biết tôi là lính cungd e với Phú .Sau đó cô vào nhà trong mặc cho bọn tôi bù khú tiếp.
Rồi tiệc cũng xong dù trên bàn còn đầy đồ nhậu bởi cũng ngà ngà rồi . Chúng Tôi chào chia tay nhau trong niềm vui của lính cùng trung đoàn nhưng lại ở hai mặt trận khác nhau.


Thêm chú thích

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

NIỀM VUI NGÀY XUÂN

  Mấy năm nay Tôi hay đi chúc Tết họ hàng và các bậc trưởng lão còn lại đã ít của hơn chục đứa bạn nối khố,Vì thế ít ở nhà ngày 1 Tết  ,nên anh chị Đặng văn Ban là anh cả của liệt sỹ K6 Cơ Điện - Đặng văn Toàn đến chúc Tết thường Tôi không được gặp.Năm nay điểm lại còn có 7 Cụ trên 80 cho đến 104 tuổi  nên Tôi về nhà sớm hơn.Đang tiếp khách hàng xóm thì có điện thoại ,hóa ra anh Ban gọi hỏi có nhà không,Tôi mừng quá mời Anh đến ngay.15 phút sau tôi được đón anh Ban với Vợ tới. Mời anh chị vào nhà ,nhà sau lời chào hỏi sức khỏe và chúc Tết thông thường ,Tôi hỏi thăm sức khỏe của Cụ mẹ đã 94 tuổi rồi.Biết cụ vẫn khỏe và còn tỉnh táo nữa tôi mừng lắm bởi từ năm nay K6 và CCB Cơ Điện chỉ đến thăm hỏi ,tặng quà gia đình Liệt sỹ Cơ Điện dịp 27-7  hàng năm thôi..Nhân dịp này anh Ban cho biết nghĩa trang Ba Tơ được đầu tư nâng cấp  nên ngôi mội mà được cho là của Toàn  (vô danh ) sau kỳ đi tìm kiếm năm kia đã được chuyển đến vị trí mới.Anh Ban  cũng đã vào thăm khi việc năng cấp.Gia đình Toàn xác định vẫn coi như Toàn yên nghỉ vĩnh viễn ở Ba Tơ và hàng năm có điều kiện thì người thân vào thăm viếng vài lần.