Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Một bút tích tiên đoán 1975 sẽ được về gặp H

      Thật bất ngờ với chính mình khi hôm nay tôi lục tìm xem những ngày 30-9, 1-10, 2-10 này các năm trước giải phóng mình ở đâu, làm gì...
      Nhưng bận quá nên chỉ mới tìm thấy 1 ngày của năm 1973. Trang giấy nhỏ của quyển lưu niệm do chi đoàn K6I tặng có ghi như thế này:

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Ngồi buồn nhớ lại ngày xưa

Dũng chit

       Ông Luân K5, ông Thọ mom K6 thì hay hồi tưởng về đồng đội, về những ngày bắn nhau với những người anh em Việt nam ở phía bên kia…Còn tôi không được cái vinh dự ấy nên chẳng biết nhớ về cái gì nên lôi một cái kỷ niệm bé tí xíu ra xem. Đọc mãi chẳng ra cái gì nên đăng lên đây cho ai dịch hộ với.

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Chúng tôi cùng tiểu đội

  của Nguyễn trọng Luân

Cho đến tận bây giờ hai chúng tôi vẫn ở bên nhau như một duyên nợ. Đã 40 năm kể từ lúc cả hai vẫn còn trai trẻ, đều hăm hở với cuộc đời với nhiều khát vọng và rất nhiều bâng khuâng với khoảng trống ở phía trước. Chúng tôi cùng vào đại học một năm, cái thuở sinh viên đi bộ hàng ngày đường cõng gạo kiếm củi và học bài bên bờ suối, nhớ nhà cùng ngồi khóc bên bờ suối. Quê chúng tôi ở xa nhau. Sỹ ở tận Sơn La còn tôi ở cuối Phú Thọ, ấy mà hai đứa gần như anh em ruột. Đời người chả nói trước được điều gì nhưng ước vọng thì chẳng ai cấm. Cứ ước mơ đi, cứ hy vọng đi, có hy vọng dám ước mơ cũng đã là hạnh phúc rồi. Hồi xưa chúng tôi bảo nhau như thế. Rồi hai đứa ước mơ, Sỹ bảo: Tao sẽ về làm bác sỹ ở nông trường Mộc Châu, tôi bảo: Tao sẽ về làm kỹ sư nhà máy chè Phú Thọ. Hai đứa bâng khuâng nhìn dòng suối La Hiên êm ru đầy những cánh hoa rừng trôi. Ấy là những ngày cuối thu 1970.

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Lính bẩn

    Luân CCB 3002


             Mãi về sau và đến tận bây giờ chúng tôi vẫn thân nhau chỉ vì cái chuyện “Lính gì mà bẩn thế!”
Đầu mùa mưa 1973. Tôi nằm trên chốt Chưgrônggiàng phía tây Plây Cu. Đã là trận địa chốt thì các bạn biết rồi, một trung đội 9 thằng rúc trong ba hầm chiến đấu. Cứ hai ngày một lần anh nuôi đưa lên 6 nắm cơm to bằng quả cam. Liệu mà ăn mà oánh nhau. Mất chốt thì đời ra tóp, vậy thôi.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

QUÀ TẶNG LUÂN VÀ ĐOÀN 3002

          Đã lâu nay K6 và CCB Cơ Điện vẫn muốn về Lý Nhân tìm đến gia đình của liệt sỹ Trần Văn Hoá K6MB và là lính Đoàn 3002. Hoá hy sinh trong trận Chư Nghé - Gia Lai, chỉ vì chưa rõ xã và các thông tin khác về Hoá, rồi đường xá xa xôi nên bọn tôi còn nấn ná. Vây mà chiều 20-9 tôi gọi cho Hoạ, Nam Định hỏi quê của Hoá mới được biết xã Hợp Lý hay Đức Lý gì đó. Có gì như thôi thúc nên sáng 21-9 tôi qua Dũng chit tham khảo về bản đồ của huyện Lý Nhân để xác định đường đi, nhân thể sửa một số chi tiết chưa chính xác của bài “Thành cổ…”

Chúc mừng sinh nhật CCB Nguyễn Trọng Luân

      Nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 60 của CCB SV Cơ Điện Nguyễn Trọng Luân - BBT xin chân thành gửi đến bạn Luân, đồng chí Luân lời chúc mừng đẹp nhất! Chúc bạn luôn luôn mạnh khỏe và yêu đời, đóng góp cho "câu lạc bộ" CCB SV chúng ta nhiều áng văn thơ hay hơn nữa! Chúc toàn thể gia đình bạn nhiều sức khỏe và may mắn!

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

Một con đường đi không trở lại

        Con đường Trường Sơn đã đi qua và chẳng ai trở lại. Tôi muốn những bạn lính của tôi đọc bài thơ này tôi viết vào 27/7 năm nay. Chúng mình có ngày hôm nay là nhờ bao bạn mình không trở lại.
                                                     Nguyễn trọng Luân
Con đường chúng ta hành quân
Chỉ một lần thôi, chẳng bao giờ trở lại
Suốt Trường Sơn có bao nhiêu đồng đội
Vùi xác mình vào con đường lãng quên

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

XIN MỜI BÌNH VÀ HOẠ BÀI THƠ (có bổ sung bài thơ rồi)

      Sau khi kết thúc bài viết về cuộc hành hương về Quảng trị 9-2011, tôi có bài thơ mời mọi người bình và hoạ mà giờ này chưa thấy có ai hưởng ứng cả. Đây là một bài thơ ngắn nhưng chứa đựng tâm tư, tình cảm mong muốn của bao sinh viên-chiến sỹ mỗi khi về Quảng Trị. Mỗi khi thắp nén nhang tưởng nhớ đồng đội thì ai cũng hình dung các đồng đội như đang trở về nhìn nhau, chuyện trò như ngày nào, các hình ảnh những ngày gian khổ, ác liệt ấy cũng đang kéo về, và mọi người lại như đang sống trong những ngày xưa ấy.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Thời trai trẻ hào hoa

       BBT CCB CĐ xin giới thiệu một bài bút ký của tạp chí Văn Nghệ Quân Đội cuối tháng xuất bản cuối năm 2007 của Đỗ Tiến Thụy viết về CCB đoàn 3002 của chúng ta. Do không có bản tháo, bản gốc nên BBT chỉ đăng được bản chụp từ báo giấy, mong các bạn thông cảm! Nếu cần xem cỡ to hơn thì xin mời bấm chuột vào giữa ảnh để xem rõ hơn.

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Ký ức một thời: Trận bom đầu tiên trong lính

                    CCB D76

        Mùa khô  năm 1973, các đơn vị  công binh cơ giới B3 làm tuyến đường 20 về phái tây TX Công Tum, mặt đường rộng 6m, rất hoành tráng. Con đường cắt ngang đường từ chỗ chúng tôi ở ra suối. Hàng tháng trời khi mấy cái máy ủi của công binh làm đường ở đoạn này, chúng tôi ko hề thấy máy bay. Con đường chạy theo hướng Bắc Nam, đầu phía Bắc không biết từ đâu, còn phía Nam mới qua chỗ chúng tôi đóng quân được 2-3km, ở đó mới có một kho hàng.    

CHUYỆN BUỒN VẪN XẨY RA TRONG CHIẾN TRANH

Thọ mom - K6MB - CCB đoàn 1039

      Qua chuyến hành hương về Quảng Trị, tôi có thêm các bạn mới E95 -F325. Ngày thứ năm 15-9, Biện cựu SV đại học Y có mời tôi và mấy cựu lính SV vừa đi Quảng Trị về tới nhà ở 4 Bế văn Đàn, Hà Đông chơi. Đúng 14g tôi tới nhà Biện, ngôi nhà nhỏ ba tầng, tầng một là cửa hàng vợ Biện bán thuốc đông y, toàn lọ thơm mùi thuốc Bắc. Chúng tôi lên tầng 2 vào phòng riêng của Biện, tôi thấy có đàn organ, sáo …hóa ra Biện là dân văn nghệ nghiệp dư. 15 g thêm Lý, Dũng “toác”, Dương và Hải đến, chờ thêm Quy ở học Viện QP mãi thế là bè lũ 6 tên đành khai đũa vậy.

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Bài thơ tôi viết về ngày lên tàu đi B ở Ga Lương Sơn sau ba mươi năm

Lính 3002

Lời tác giả : 
Thưa những đồng đội của tôi! Cái chập tối chúng mình lên chuyến tàu ở ga Lương Sơn Thái Nguyên ấy ai cũng nhớ, ai cũng có nỗi niềm riêng, thầm kín. Nay đã bốn chục năm trời nỗi niềm riêng cũng trở thành kỉ niệm chung, thành gia tài người lính. Chúng mình đã từng mắc võng một đêm ở những ngọn đồi gần ga làm đủ mọi thủ tục nhận quân trang, thuốc men, làm lễ xuất quân ... và cũng trong 24 tiếng đồng hồ ít ỏi đó bao chuyện tình, bao cuộc chia tay chất nặng đáy ba lô sau này của lính trên đường hành quân.
         Linh Đại học Cơ Điện thì có vẻ như khoản tình cảm quyến luyến ít hơn. Nhưng còn ĐH Sư phạm, ĐH Y khoa thì diễn ra tràn trề hơn . Tôi, chẳng có ai đưa tiễn, chẳng có ai bịn rịn lúc lên đường. Cũng tủi lắm chứ. Nhìn sang đồng đội Sư phạm Y khoa mà thấy cũng rưng rưng. Những cái hôn vội vã dưới trăng mờ lạnh lẽo, những tiếng nấc, tiếng gọi tên nhau nghẹn ngào. Tôi ngồi trên tầu mà thấy lạnh toát cả sống lưng. Cái chập tối ấy, mãi hằn sâu vào tôi những ngày ở chiến trường. Trong mỗi trận sốt rét nằm lơ mơ trên võng tôi lại hiện lên cái ga tàu nhỏ xứ Thái ngày ấy.
Ba mươi năm sau, tôi viết bài thơ này tặng Sỹ, lính D76 và người yêu của nó là Kim Sơn. Tâm sự này cũng giống như nhiều bạn khác ở 3002 ra đi hôm ấy.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Liên lạc đại đội Thân Như Ngôn

         Đồng đội CCB ĐH Cơ Điện ai cũng đã biết Thân Như Ngôn. Đại tá ở BTTM đã nghỉ hưu, nhưng lương to lắm. Khi chưa nghỉ, cái chức sắc của hắn ở CQ TTM nhiều người mơ. Còn nhớ, trong chuyến trở về chiến trường xưa của CCB Cơ Điện cách đây vài năm chỉ nhờ vài cú điện thoại của hắn mà đoàn đi đến đâu cũng có quân đội đón tiếp. Ngôn điềm đạm, cao lớn, lì lợm. Lúc vào bộ đội cũng đã cứng tuổi chứ không 18 đôi mươi gì. Thế mà nó chịu làm liên lạc đại đội. Như tôi, đừng hòng tôi làm.

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Thành Cổ Quảng Trị - Trái tim bạn và tôi (mới bổ sung)

       Đó là chủ đề của cuộc hành quân trở về Thành Cổ thắp hương, cầu siêu, thả hoa đăng cho các liệt sỹ sinh viên hy sinh trong 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ. Người tổ chức là Ban liên lạc Sinh viên Chiến sỹ Thành Cổ Hà Nội gồm các CCB – sinh viên đã từng chiến đấu năm 1972 xưa ở Quảng Trị. Với nòng cốt là sinh viên các trường ĐH ở khu vực Hà Nội nhập ngũ 6-9/1971, thuộc E95-F325 nay mở rộng tới tất cả các sinh viên các trường và các sư đoàn khác cùng tham gia bảo vệ Thành Cổ thời kỳ đó như 304-308-312…
Với 8 xe to và hơn 20 xe con gần 400 CCB Thành Cổ xuất phát từ sân ĐH Bách khoa HN lúc 5g sáng 2-9-2011. Lần thứ hai tôi được mời tham gia hoat động tình nghĩa này, trước lúc xuất phát tôi nhìn thấy Luân trắng CCB Cơ Điện ta lên xe số 1 và chỉ kịp chào hỏi nhau thôi. Tôi cũng gặp các bạn F325 đã cùng đi Quảng Trị tháng 7-2010 và có Chu Đình Khiết là bạn cấp 3 với tôi học Điện – Bách khoa.

Kỉ niệm về bài hát “Trên đỉnh Trường Sơn ta hát"


D76 huấn luyện quân tới đầu tháng 12 thì đi dã ngoại 12 ngày. Đường dã ngoại thì cũng na ná như các tiểu đoàn khác trong F 304B. Bắt đầu từ Phú Bình, qua sang Tân Yên, qua đất Yên Thế - Bắc Giang, rồi trèo qua dẫy núi ngăn cách giữa Bắc Giang và Võ Nhai  rồi quay trở lại Trại Cau đánh xe tăng là kết thúc.

Tâm sự của CCB Mai Việt Anh

Rất cảm ơn những người đồng đội đoàn 3002 đã lập ra trang điện tử này.
Tròn 39 năm đã qua, những sinh viên trường Đại học Cơ điện, đại học Sư phạm ngày nào giờ tóc đã điểm bạc vì tuổi thanh xuân tươi đẹp đã gửi dưới bóng cây Cơ nia, bên bờ sông Pô Cô, ở Cheo Reo Phú Bổn,Ở Tuy Hòa và ở Đồng Dù...Đồng đội ơi, anh đang ở nơi đâu, sau bao mưa nắng dãi dầu hy sinh mất mát...
Giá như có một cuộc hội ngộ thì D 76 ngày xưa có đủ quân cho một C không?

Tội “Lừa đảo quốc tế”

CCBD76
 
vvvvvNhư vậy là hắn vẫn không chịu chui ra ngoài đống rơm ! Tôi đã để cho hắn một tuần, tạo điều khiện cho hắn biết ăn năn, tự giác nhận tội trước nhân dân! Nhưng gặp một tên, đã qua chiến đấu nên rất lì! Hôm nay tôi tiếp tục vạch tội hắn, về tội :”lừa đảo quốc tế “. Mặc dù tôi biết, theo luật quốc tế của In-te-pon: những tội phạm bị phát hiện sau 30 năm được miễn truy tố hình sự (!)

Thư gửi các bạn D76

Thân yêu
gửi các đồng đội ở D76 và sau đó là đoàn 3002 đi B
                                                                                  

                                                                                                      Lính D76

Lính mới D76
      Đã 39 năm kể từ ngày 15/9 /1972. Vào giờ phút này chúng mình từ biệt mái trường, quê hương lên đường vào bộ đội. Trên chuyến xe đi về Phú Lương hôm ấy, chẳng có ai khóc, nhưng ngồi lặng lẽ. Ai cũng suy tư, ai cũng đang nhớ về cha mẹ với bao công sinh ra và dưỡng dục mình ...biết có ngày trở về đáp đền mẹ cha hay không. Các bạn không nói, nhưng tôi suy từ mình ra tôi nghĩ các bạn đang nghĩ thế.
      Rồi chúng mình được biên chế vào D76 F304B đóng quân ở xã Thượng Đình, Phú Bình, Bắc Thái. Bốn tháng huấn luyện trên thao trường biết bao niềm vui kỉ niệm. Kỉ niệm với đồng bào địa phương, với anh em đồng đội với chuyện vui, chuyện nhớ, kỉ niệm về sự lột xác sự chơi bời tuổi sinh viên để trở thành người lính chiến, người lính có học.
      Rồi chúng mình đi chiến đấu từ cái làng Thượng Đình này với phiên hiệu 3002.

Hôm nay kỷ niệm tròn 39 năm ngày nhập ngũ của đoàn 3002

      Xin chào mừng những sinh viên-người lính-thầy giáo đoàn 3002 anh hùng! Xin chúc anh linh những liệt sỹ và những người lính-sinh viên-thầy giáo của đoàn 3002 (D76-F304) đã khuất thanh thản trên thiên đường của tất cả chúng ta! Chúng tôi những người còn sống sẽ cố gắng hết mình để những hy sinh của các bạn không uổng phí!

Đại đội trưởng và Chính trị viên

Đại đội trưởng Lương văn Nội
Chính trị viên Vũ văn Mấu

Người lính tân binh ngày đầu vào bộ đội gặp thủ trưởng nào thì thủ trưởng ấy sẽ trở thành người thầy đầu tiên.
Với lính C2D76 đó là hai ông Lương Văn Nội: C trưởng
Và Vũ văn Mấu: chính trị viên

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

Ký ức một thời : Một lần báo động di chuyển

     CCB 76
  
      Không biết các bạn thế nào, chứ với tôi những ngaỳ mới nhập ngũ, tôi lo nhất là: báo động di chuyển, vì di chuyển là phải có gì mang đi hết, thời gian chuẩn bị rất ngắn chỉ tính bằng phút, trong thời gian ngắn ngủi đó, chăn, màn, các thứ linh tinh cũng may đã có cái ba lô con cóc, lúc gấp cứ việc vo mọi thứ ấn vào trong ba lô. Nhưng có hai việc mất thời gian nhất đó là: cho áo trong quần và đi giầy, có anh đi ngủ không giám bỏ giầy! Báo động di chuyển ban ngày còn đỡ, còn vào ban đêm thì đúng là một thử thách, vì nếu khi đi ngủ không để các thứ đúng quy định, súng để đâu, mũ để đâu, giầy để đâu v.v... thì trong đêm tối cứ gọi là rối mù! Ngượng nhất đối với những anh nào chậm chạp là khi mọi người đã xếp hành chỉnh tề thì có mỗi mình mình chạy ra sau, nếu gọn gàng thì cũng đỡ, chứ lôi thôi lếch thếch thì thật xấu mặt. Báo động di chuyển vào ban đêm mùa hè còn đỡ, chứ lại vào đêm đông thì ngại vô cùng. Chính vì vậy mà tôi nhớ mãi một lần báo động di chuyển vào đêm khuya mùa đông, nguyên nhân không phải vì tập rèn luyện mà vì tình yêu của thằng bạn mình! Hắn học cùng khóa với tôi, hắn cũng không thuộc diện to cao đẹp trai lắm, không những thế, chân hắn còn khuỳng khuỳng, hắn chỉ được cái đá cầu và đá banh là vào diện được. Ấy thế mà hắn lại được chị em quan tâm, chăm sóc, con gái Cơ Điện là mỳ chính cánh, cô nào có số đo hơi chênh lệch tý là coi như hoa khôi rồi!

Lập trang Danh sách Đoàn 3002

      Để thuận tiện tra cứu và liên lạc, BBT đã lập ra một số trang phụ theo tiêu chí các đơn vị khi nhập ngũ và lên đường đi chiến đấu. Ví dụ như đợt nhập ngũ tháng 5-1972 và đi B tháng 8-1972 gọi là đoàn 1040. Và đợt

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

HƯỚNG DẪN xem và viết bài

XEM:
        Các bạn khi xem bài:
        1- Nếu muốn xem toàn bài thì nhắp chuột vào tiêu đề của bài. Nếu gặp ảnh nhỏ thì nhấn chuột vào ảnh để xem ảnh to hơn, rõ hơn. Xem tiếp bài thì ấn nút back hoặc nhấn chuột vào mũi tên quay lại
        2- Nếu muốn xem tiếp phần còn ẩn của bài nhớ nhắp chuột vào chữ "đọc thêm>>"
        3- Nếu muốn đọc thêm phần "nhận xét" thì nhắp chuột vào chữ "nhận xét" để đọc những nhận xét rất hay của mọi người.

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Kinh còi và Giang xẻng


Lính B3C2D76
(chuyện thời lính D76 )
Chuyện đã gần 40 năm nhưng tôi tin ai đã là lính C2D76 đều nhớ, mà nhớ nhất là Ngô Thịnh và Bùi Tiến vì hai tên này cùng B với hai nhân vật Kinh Còi, Giang xẻng

Người thứ nhất : Kinh Còi

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

Tứ Râu k6

Nguyễn Trọng Luân - CCB K5
      Bây giờ hắn ở đâu, mình chả rõ. Một hồi biết hắn làm quản đốc ở nhà máy SX kính Đáp Cầu. Râu vẫn rậm, mũi vẫn khịt khịt. Mình có cảm giác thằng cha này quanh năm ngạt mũi. Nhớ dạo đi trinh sát với Ngô Thịnh nó bảo mình mà mắc cái tội khịt mũi như thằng Tứ là bị loại ngay về bộ binh đánh nhau thí cố.
      Khi mới vào trường, những buổi chiều, nắng tàn sau những đồi bạch đàn xanh xám, nhìn bọn nó đá bóng trong sân K5 cả gái lẫn trai cứ dõi theo Tứ HD, Chu HB mà xuýt xoa:  giỏi ! giỏi ! Mỗi tội nó chỉ cao gần 160 cm  và chỉ nặng cỡ 50 kí.

Tin buồn: Mẹ bạn Tế vừa mất tại Huế!

     Hồi 3h51 sáng nay mõ blog nhận được tin dữ: MẸ bạn Nguyễn Văn Tế, sinh viên K6, CCB đoàn 1040 đã vĩnh biệt chúng ta. Lễ tang sẽ được tổ chức tại quê nhà: làng Cảnh Dương anh hùng, huyện Bố Trạch - Quảng Bình vào 14 giờ ngày 14 AL.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

Một kỷ niệm khó quên !

Bùi Tiến - K5IA

      Nhớ lại ngày hành quân vào Nam, sau hơn hai tháng đi bộ, đến gần trạm 78 chắc là ở bên Lào, trước đó 5,6 ngày tôi bị sốt, mặc dù luôn bảo nhau ko để muỗi đốt, và hình như cho đến lúc bị sốt rét tôi vẫn chưa bị muỗi đốt. Tôi còn nhớ trên đường hành quân thằng Cảnh luôn hỏi tôi: mày thấy môi tao đã thâm chưa? (Bây giờ nhớ lại vẫn thấy buồn cười, đi chiến đấu sống chết chẳng lo cứ lo môi thâm xấu trai, chắc sợ mấy em chê!) Tuy bị sốt tôi vẫn cố lết theo đơn vị, lúc đầu còn mang được một ít đồ, rồi đến được đơn vị cho ưu tiên đi đầu đoàn, đến lúc tiểu đội cử người đi kèm ... đến ngày thứ 5 thì tôi ko đi được nữa.

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

Đi tìm tấm áo ngày xưa


Nguyễn Trọng Luân
 
          Bây giờ đi tìm mãi cái áo như cái áo ngày xưa không được. Tôi ân hận một thì vợ tôi ân hận hai. Vợ tôi bảo, sao ngày ấy anh không vay tiền của em mà lại đi bán cái áo đó đi. Còn bạn tôi, Sỹ chỉ thở dài, bảo chúng mình khổ quá.
          Hai mươi lăm năm ám ảnh vì tấm áo đó, lại mười năm nay day dứt đi kiếm một cái áo y chang để giữ làm kỉ niệm không được. Tôi và Sỹ vẫn buồn, dù huyễn hoặc mình thế nào chăng nữa cũng vẫn buồn.

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2011

Kỷ niệm ngày đầu là lính

   Triệu Bình
       Đây chỉ là một cảm xúc nhỏ của Triệu Bình hưởng ứng lời kêu gọi của blog viết về chủ đề của tháng 9 và được bỏ vào mục "nhận xét". Nhưng vì cảm xúc này sâu sắc xứng đáng tách ra thành 1 bài độc lập, và để nổi bật việc chỉnh sửa "những mốc son K6" phần của Minh Hải cung cấp.

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

Ngày 2-9-1972

      Quốc khánh mà hình như chỉ có mỗi mình là nhớ đến. Chẳng có một biểu hiện gì. Đến trưa thì nghe được đài TNVN từ nhà ông chủ, xã Hà Lâm - Hà Trung- Thanh Hóa