( Thân yêu gửi Bạn lính ĐHSP 1040, tác giả bài thơ Chặt cọ)
Trác Dũng
Tôi
đã kêu vui lên như thế , khi đọc xong
bài thơ này.
Bởi vì, tháng 7 năm 2002, Tôn Thất Bá (K5 cơ điện lính A6- C2- 1040),
lúc đó nó là Giám đốc sở công nghiệp Thừa thiên Huế, ra Quảng ninh công tác ,
tìm đên tôi. Trong lúc trà dư tửu hậu, hắn trầm giọng, vẻ ân hận :” …Nghĩ lại hồi đó chúng mình phá rừng ác thật “
Rồi
năm sau, Nguyễn Văn Tế ( K6 cơ điện,
lính C3- 1040), gặp tôi ở Hạ long. Chúng tôi ngồi trên sảnh lớn của khách sạn
Sài gòn tour, Tế cũng bảo , vùng rừng núi,
đầy kỷ niệm sông Tranh , Trà my những năm 1972 – 1973 bây giờ , thành đồi trọc cả rồi mày ơi!
Chúng
tôi những cứ xót xa, và thoáng chối tội. Đó là vì nhiệm vụ ngày kháng chiến. Vả
lại có bị truy , thì sẵn sang “cùn “ – chứng
cớ đâu?
Thế thì đây,- đây chính là chứng cớ!
Thậm chí, cả bài thơ thay cho lời công tố, buộc tội , một thời “
lũ” chúng ta ,công làm cũng có mà phá cũng ác .
Chắc cũng chẳng cần phải nói thêm nhiều, Bài
thơ đã trọn vẹn khi phản ảnh đầy đủ hoàn cảnh ra đời của nó, Đó là công việc
thường ngày của năm 1973, 1974.
Lúc đó ,
tâm trạng lính đã ổn định. Xác định lâu dài ở cứ, làm đường, làm kho, chuẩn bị
cho những chiến dịch lớn, Bởi vậy, nhạc điệu bài thơ rất nhẩn nha, đủng đỉnh
ngay từ cách chọn thể thơ 4 chữ, để lột tả tâm thế rất dứt khoát kiểu “
Lính” cho một ngày lao động bình thường:
Đi đâu ? chặt cọ
Mài sắc dao rìu
Nếu còn thuốc vắt
Xoa vào đem theo
Những câu
thơ tiếp theo, ngắn gọn , thể hiên sự quan sát sâu sắc . Bạn đọc là người chưa
vào rừng cũng dễ hiểu, chúng mình lính 1040 lại càng hiểu và “ Sướng”.-Ai sinh ra cọ/ Mọc tít
lưng trời/ chồn chân leo dốc/ trán vã mồ hôi…Khúc thơ này những thằng như Hồ
Lê Thanh, Bá toác, Cường phố huế, Thích còi, Ngọc đen(K4) ,ky Kế, Dương Quang
Trung, Tỵ, Dương Thành Đỗ Mạnh Hoạch, Cường
con, Cường lõ,Chí con, Chí thầy Diệp…..Hiện đang ở Hà nội đọc sướng lắm đây, vì
xuân 74, chúng mình “phá” cả một rừng cọ ở nóc
ông đồì*, để lợp kho, ( các bạn nhớ ra chưa?)
Quay lại với bài thơ, Tác giả thật tài tình,
khi chép lại được cả chi tiết vỏ cây cọ cực rắn, Đúng là chặt rìu vào nó nhảy
tưng tưng, mấy bạn yếu yếu tý chút là nao núng , có người còn dừng chặt , ngắm
nghía, tìm thế chặt cho xuyên qua lớp vỏ cứng…..
Mình thích
hình ảnh: Lõi
xốp thân mềm / Tán rung ,đổ rồi . Bởi khi
cây chuẩn bị đổ, lõi cây lộ dần, mềm, trắng
nõn, thân cây rung rinh, những tiếng kèn kẹt nho nhỏ phát ra, rồi thoảng trong không gian, tiếng gió vẳng nhẹ
bên tai , cây nghiêng đổ vật nằm chềnh ềnh giữa rừng (Sao hồi ấy bọn mình không trèo lên chặt lá
nhỉ?)
Hình ảnh
: Gốc nghếch lên trời / Ngọn lao xuống dốc thật
hay. Nó đẹp cả nghĩa đen lẫn nghĩa bong. Diễn tả cảnh cây nằm đổ bên sườn dốc,
nhưng lại như một tên giặc bị quật đổ chỏng trơ, , nằm ngay cu đơ thần phục anh bộ đội với cái rìu nhỏ trên tay, hạ cây cọ
hang trăm tuổi!
Ở những
câu thơ sau , tác giả tiếp tục cho chúng mình nhớ lại những vất vả, nhưng không lộ liễu. Vì không đem cơm
theo, nên khi lấy đủ lá cọ rồi thì nhanh tay nhanh mắt, mở đường lấy lối đi về,
bởi trên vai là cả đống lá, chứ không như lúc đến chỉ mỗi con rựa , luồn lách
trong rừng.
Dẫu vậy , niềm vui trong công việc, trong thu
hoạch của một ngày lao động, vẫn toát ra giữa bạn bè anh em :
Trưa không mang cơm
Lo về quên nghỉ
Đường dốc gần hơn
Vui tình đồng chí
Khổ thơ
này thấy gần với bài thơ “ Đồng chí “ của nhà thơ Chính Hữu qúa. Đọc , thấy tác giả có con mắt tinh đời, nhìn thấy và
cảm thông cho những đóng góp thầm lặng công sức của bạn lính, trong tháng năm dài cuộc
chiến như vậy.Bởi chỉ có tình Đồng chí, chỉ có tâm thế mạnh mẽ mới sống ung
dung, tiếp nhận khó khăn, gian khổ một cách bình lặng , ngạo đến vậy.
( Ở “
trình” của tôi, tôi cứ băn khoăn mấy câu thơ cuối, hoặc mình chưa hiểu, hoặc
bài thơ xuất bản năm 1973, dạng hàng tháng, mỗi đoàn viên phải nộp một bài, nên khổ cuối có gì đó có chút khiên cưỡng? nếu
vậy hơi giảm chút ít thành công của cả bài)….
Vậy là bài thơ hay này đã được 40 năm tuổi rồi đấy nhỉ.
Như cách đặt vấn đề ( đùa vui ) ban đầu, bài thơ đưa vào công tố
kẻ phá rừng cũng xứng đáng. Vì nó dẫn giải được kẻ phạm tội phá rừng theo từng
công đoạn tỷ mỷ : - đi chặt cây, - băng qua dốc , - tìm , chọn chặt cây, - mở
đường đưa tang chứng vật chứng ra , - đi đông người, theo nhóm ( hành vi có tổ
chức), - chặt phá hang trăm ngàn tàu lá
( tương đương bao cây nhỉ? ), Đã thế còn làm Thơ ca ngợi công việc nữa chứ!!! À
, à, thế này nặng tội đây…phải đem bài này xin chữ ký làm chứng của tụi sinh
viên ĐH sư phạm, sinh viên cơ điện ngày ấy mới được , cho tù cả nút He he
Nhưng mà nếu có thực như vậy , tôi xin một suất.
Với tôi, những ngày đó là
đẹp nhất, được sống hết mình với chính mình và với bạn bè nhiều nhất. Những
ngày đó, khi đi chặt cọ tôi hay bất chợt ca vang một mình giữa rừng, bất chợt
leo lên một cây to, chọc gỡ về cho Vũ Đức 1 giò phong lan đai châu, hay có đôi
lần cùng tụi thằng Bá, thằng Hoàng Giang, Hồ Thanh … kiếm những tổ ong đầy mật,
thơm phức, ngọt lịm…
Vào tù cùng nhau, ôn lại cũng thích lằm chứ!!!
Quay trở lại
bài thơ, chỉ còn biết thán phục mà thôi.
Bài thơ ngắn
gọn, gần gũi. Tả cảnh lao động không khuôn sáo, từ cảnh vật, con người, công cụ..
tất cả dễ nhớ…
Nhịp thơ 4
chữ, nhiều chỗ ngắt đôi, như nhịp cảnh làm việc. Những chỗ không ngắt, thì như
nhạc, luyến láy ngân nga thưởng thức
hương rừng, tình rừng
Mình mong
ước (Tác giả - nếu có thể) sửa tí chút phần cuối) thì bài thơ hòan toàn có chỗ
đứng vững chắc trong sách giáo khoa bậc tiểu học. Bài thơ nói được rất nhiều điều,
khổ thơ 4 chữ rất phù hợp với con trẻ.
Lời cuối:
Lính 1040 ngồi với nhau thì mênh mông bao la.
Người có danh bút “lính SP- 1040” đôi lần xuất hiện trên diễn
đàn CCB -1040 này, lần nào cũng để lại ấn tượng đẹp.
ở bài thơ Lấp ngầm lần
trước, cũng mang tên này, tôi đã mong muốn đi tìm tác giả.
Bạn làm cho 1040 thích bạn
lắm rồi đấy. Những ngày thường cách nay 40 năm, qua Bạn đã tỏa sáng, làm gần
chúng mình hơn lại với nhau.
Bạn đã làm tôi phỏng đoán là Bạn Tiến sỹ Vũ văn Châu, ở học viện
HCM - Nhưng câu trả lời là không phải…
Bất chợt, nhớ cách nay chục
năm. Cánh sư phạm Lạng sơn có Phạm văn Quế, Lê Phóng, Vi Chí Kiên, Tô văn Thật,
Tô Oanh, Nông văn Hính, … đi Cẩm phả, Hạ long thăm bạn bè 1040 Quảng ninh…
Trong cái bồng bềnh dỡn sóng ở nhà bè Cái dăm, trong sôi động của
tình bằng hữu, nhiều câu chuyện được nhắc tới, mọi người tranh nhau nói, thì ai
nhỉ, ai nhỉ đọc bài thơ này. Trí nhớ mình thật tồi, thấy hay mà không ghi chép, lưu giữ ngay lại.
Ai nhỉ?????
Hình như là Lê Phóng, anh
bạn lính học khoa Địa, nay đã nghỉ hưu, về giúp thiên hạ khi đến thăm thú động
Nhị thanh, động Tam thanh, lưu giữ ảnh kỷ niệm…
Có thể lắm chứ, nghề nhiếp
ảnh với thi ca gần lắm.
Phải Lê Phóng không ? Lên
tiếng cho chúng mình mừng nhé,
Thân ái. Trác Dũng chào
và chờ Bạn
Lời bình của Trác Dũng về bài thơ"Chặt cọ"thật tuyệt...Tuy nhiên một lần nữa tớ cho rằng bạn lại đoán sai tên tác giả bài thơ rồi..
Trả lờiXóaTác giả nằm ngay trong tên bài đó Phóng ạ: đúng là "Lâm tặc" - Lâm làm tặc mà, hì..hì...
XóaÀ đúng là Lâm Văn Tặc rồi,...Mình xin phép góp thêm: Mình vẫn thiên về anh Thành ( Phạm văn Thành) người cao, xương xương( hồi đó)... ĐHSP, có nhiều thơ hay. Không biết anh ở đâu? Chúng tôi muốn hỏi thăm và anh hãy lên tiếng? và anh cũng có thể giải được điều này!
Trả lờiXóaXin chào anh Tỵ :Tôi có một người bạn gái tên là Tỵ,tức là cùng tuổi với anh em mình. cô ấy là giáo viên dạy môn sử và là bạn thân của vợ chồng Dũng- Bản.Dũng học cùng lớp với Pham Thành và đều là người kinh bắc.anh thử hỏi Tỵ xem .Điên thoại của cô ấy là :0948146287 .chào anh
Trả lờiXóaCảm ơn Bạn Lính sp rất nhiều. Mình muốn làm quen và xin số đt của bạn Mình sẽ liên lạc ngay đây
Trả lờiXóaCảm ơn Bạn Lính sp rất nhiều. Mình muốn làm quen và xin số đt của bạn Mình sẽ liên lạc ngay đây
Trả lờiXóaMình Xin lỗi vội nên quên xưng danh