Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Đặng Duy Quang- người Cơ Điện của một thời


( Kính tặng anh Đặng Duy Quang , K4M, K8M và lính 1040- năm 1972)
Ghi chép của Trác Dũng


Thằng Chi răng vàng – K5Me nói :

-Cha Quang này hay lắm đấy, hồi  mùa lụt năm 1971 , Sông nước mênh mông. Lụt ngập gần hết các tỉnh hạ lưu sông Hồng. Đúng vào kỳ trả phép hè năm học. Năm đó nhà ông Quang này ở xã Trái Hút, cách thị xã Yên bái 50 Km. Đường xá sạt lở, toàn tuyến miền  tây không đi được bằng đường bộ, đường sắt… Ông ấy bèn lên rừng chặt hẳn một bè nứa to, rồi một mình chèo bè theo suối ,  theo  sông Thao, ra sông Hồng, về Hà nội. cập bến Nứa , bán đi được gần trăm  đồng, lấy tiền bắt tàu ngược Thái về trường cho kịp học.. Thế mới siêu ch


Theo dấu Blog mời bạn dự  cưới con trai
Những ngày hạ tuần tháng 11 vừa rồi, tôi bấn nhiều công chuyện gia đình, nên hầu như ở  Hạ long. Sáng đó, trời  rét tê tê. Lơ lửng trên không trung màu sữa đục , vài vệt nắng xiên xiên, yếu ớt.nhưng cũng đủ để tôi hy vọng ngày mai  ấm áp
Bỗng điện thoại đổ chuông. Ngó vào thấy số máy  lạ  0943…394. Phân vân - nghe ? Không nghe?  rồi  bấm OK. Từ đầu dây bên kia , giọng trầm ấm , khát khao :
-Trác Dũng hả?- Tớ đây, Đặng Duy Quang K4, k8, lính C2- 1040, Yên bái…
-A, anh Quang…Tôi reo lên. Nhiều thông tin như vậy làm sao mà ko nhận đc . Ngay khi anh nói vài từ em đã ngờ ngợ , giọng quen lắm.
- Mọi chuyện gặp nhau  kể sau nhé. Tớ thi thoảng vào Blog Cơ Điện và CCB 1040, “gặp “ chú mày luôn. Nhưng thứ lỗi , mình vẫn  im hơi lặng tiếng. Nay con trai đầu tớ lấy vợ, mời chú mày về Yên bái ăn cưới, chúc phúc cho hai cháu nhé… Tớ bảo Đặng Văn Kế cũng K4, K8 và cùng  A5 của Dũng đấy , đang ở Hải phòng , qua đón Dũng nhé…
Tôi  đồng ý , và đề nghị anh nhắn tin cho “Nhớ
Những ký ức về ” Người  anh  hùng”  một thủa của tôi
Ngày 30/11 anh tổ chức  hôn lễ cho con trai, nhưng ngày 25/11 anh đã nhắn tin cho tôi. Những ngày chờ đợi đó, những lúc rỗi , tôi hay nghĩ về anh.
Tôi cùng đại đội với anh những năm đi lính ở B. Anh lớn tuổi hơn bọn tôi ( sau này mới biết, anh sinh 1947- vậy là  già hơn rất nhiều so với tuổi của K4). Trầm lắng, khuôn mặt khắc khổ, tóc điểm bạc. hình như không nhiều lần tôi thấy anh cười. Nhưng những ngày ở rừng, anh luôn là chỗ dựa cho cánh lính trẻ của  K5, K6, K7, bởi anh tháo vát, rất quen với công việc rừng. Từ cách cầm dao, mài dao chặt cây, chọn cây làm cán cuốc , mọi việc thuần thục,  sắp đặt gọn gàng đâu vào đấy.
Đặc biệt, anh Quang rất khéo tay. Ngày anh được các thủ trưởng tiểu đoàn chọn làm nhóm trưởng lò rèn để sửa sang dụng cụ lao động,  thì cánh lính trường Cơ điện hãnh diện lắm. Những dụng cụ  hư hỏng  từ các đại đội đem về như  trang đất, cuốc bàn, cuốc chim, xà beng các loại hỏng hóc qua tay rèn của anh đều gần như mới, ngon lành như tảng thịt bò…Từ quan tiểu đoàn  đến lính các đại đội ( Sư phạm, nông nghiệp, y việt bắc, các trường trung cấp khác ) đều trầm trồ khen ngợi tay nghề : Cơ điện có khác ..
Có một lần tôi cùng thằng  Chi răng vàng -  K5Me, nhân lúc rỗi rãi ,ngồi nói chuyện về anh,  Thằng Chi nói :
- Cha này hay lắm đấy.  mùa lụt năm 1971, sông nước mênh mông. Lụt ngập gần hết các tỉnh hạ lưu sông Hồng. Đúng vào kỳ trả phép hè năm học. Ông Quang nhà ở xã Trái Hút, cách thị xã Yên bái 50 Km. Đường xá sạt lở, không đi đc bằng đường bộ, đường sắt … Ông ấy lên rừng chặt hẳn một bè nứa to, rồi một mình chèo bè xuôi  theo suối ,  ra  sông Thao, ra sông Hồng, về Hà nội. cập bến Nứa , bán đi được gàn trăm  đồng, lấy tiền bắt tàu ngược Thái về trường cho kịp học.. Thế mới siêu chứ
Câu chuyện này đã  đeo bám tôi bốn chục năm nay . Ngày đó , trong tâm thức của tôi, anh hiên ngang như Robinson, thậm chí ấn tượng hơn , vì  một mình đâu dễ đùa với sóng nước , lũ dữ  mênh mông ? Rồi nữa , với những thằng mới lớn như tụi tôi, đâu có biết Lao cai, Yên bái… và miền tây xa xôi, – Có chăng,  chỉ lãng đãng theo hồn của Bố tôi, qua  bài Du kích sông Thao hay Trường ca sông Lô…Để  rồi  sau đó  mỗi lần gặp anh, ngắm nhìn anh, trong lòng lại ngân nga  dăm ba nhịp điệu bài hát đó như âm hưởng lòng mình ca ngợi người hùng của riêng mình… Mỗi lần như vậy cũng thấy nguôi ngoai nỗi nhớ nhà, quên gian khổ, đói khát thường trực hàng ngày của đời lính ( Ha há, ngẫm kỹ, té ra  cuộc đời lính của mình gặp may và cũng  hay ra phết).
Anh Quang trong câu chuyện của anh Kế
Tôi đón anh Kế từ Hải phòng lên ở bến xe Gia lâm , về qua nhà ăn tạm bát mỳ, rồi hai anh em ra bến Mỹ đình  lên xe nhằm Yên bái thẳng tiến khi đồng hồ đã chỉ qua giờ ngọ.
Hai người chúng tôi đã có những năm tháng cùng tiểu đội, nên gặp nhau cơ man nào là chuyện, nhất là những mẩu chuyện về anh em Cơ Điện cùng tiểu đội như Mạnh Hoạch điên, Bá Dục (k4) , Ngọc Diệp, Tiến Cường (K7), Chi răng vàng , Trần Thịnh rối , Chinh lợn(k5), Khánh chuột chết (K6 I)…Những kỷ niệm vui vui , trong sáng, vô tư.
Nhưng rồi vẫn quay về với  chuyện về anh Quang. Anh Kế kể :
-Tớ với Quang cùng vào K4, thân nhau ngay từ những ngày đầu tiên, khi cùng nhau dựng lán ở và hội trường học tập. Hắn cần cù, nhường nhịn, chăm học gần như nhất lớp. tớ cũng dân nhà quê, cũng chịu khó nhưng so với Quang chưa là gì.
Sau này cùng đi lính và về K8Mb – lớp anh Thiệp làm lớp trưởng thì chúng tớ lại chung giường tầng, nên từ ngày ra trường đến nay chúng mình luôn có thông tin của nhau, có cơ hội rỗi rãi là lại đến thăm nhau…
Thằng Quang  vất vả lắm. Quê gốc ở Hà nam (Phủ lý), Ông bà lên trên này từ thời 9 năm, hắn lớn lên ở đây, vùng rừng thiêng nước độc này… Như nhiều người lẽ ra sau khi học xong Đại học, có thẻ cựu binh thì ra trường tranh thủ tót về xuôi, nhưng hắn lại quá bịn dịn với Yên bái, dường như muốn đem sự học của mình , thi thố ở nơi gian khổ, thiếu thốn nhiều thứ, nhất là hiểu biết khoa học kỹ thuật…
Nhưng thời gian sau đó quả là khó khăn hơn sức tưởng tượng nhiều. Hắn về nhà máy sứ Lào cai, rồi xảy ra chiến sự biên giới phía bắc, giặc tàu tràn qua, lại vừa chạy tản cư, vừa cầm sung tự vệ, vừa sản xuất lấy lương nuôi nhau, giữ nhà máy không bị xóa sổ… Vât vả đến nỗi, vợ chồng gặp nhau không kịp có con.. Thằng hôm nay chúng mình dự cưới nó , mãi cuối năm tám hai mới sinh đấy!
Sau này nhà máy chuyển và ở hẳn Yên bái. Những khó khăn của nhà máy thời kỳ đầu đổi mới đè nặng lên vai những cán bộ kỹ thuật, nhiệt huyết với nhà máy. Nhiều người đã chuyển đi vì nhiều lý do  và cũng nhiều người mới về, nhưng lão làng thì còn ít, Quang là một trong số đó.
-Dũng đã biết sản phẩm sứ cách điện 35KV trở xuống chưa?
Tôi kêu lên : - Có chứ, công ty em chuyên lên Yên bái nhập hàng về , thế ra thuộc nhà máy anh Quang à?
-Ờ, tất cả đấy… sản phẩm đẹp, men óng ả, trông thật lắm. Ngoài ra bọn dân  kỹ thuật còn  khen là độ dai va đập, chịu lực, chịu co dãn nhiệt độ.. tốt lắm..
Xe chạy qua cung đường huyện Đoan hùng. Đường dốc, cua tay áo liên tục. Anh Kế im lặng lúc lâu
Tôi hỏi : - anh mệt à?
-Không hẳn, mình đang nghĩ lứa chúng mình quá rồi,  chỉ chết về làm thôi. Quang cũng thế, hắn ham kỹ thuật lắm, mà rơi vào những chỗ như vậy, nhiều khi mình nghĩ ra cái gì thì mình tự làm lấy , bởi trình độ công nhân cũng có hạn… Nhưng mà nghèo mày ạ.Tiền nong cũng chỉ đủ chu cấp cho con học hành. . Vợ chồng hắn  được mặt con. Hai con trai học hành tử tế, hai thằng cũng học trường mình, thằng anh khóa 37, thằng em khóa 41..  Kinh tế cũng còn eo hẹp lắm, nhà cửa còn chưa hoàn chỉnh lắm…
Nói rồi anh quay mặt nhìn ra  ven đương, lơ thơ vài  sạp bưởi quả bằng nắm tay to ven đường, nén tiếng thở dài.
Đám cưới cháu Đặng Vũ Dũng con anh Quang
Nói đúng nhất là ăn cưới,  vì cưới những hai ngày. Những lúc chúng tôi ở đó chỉ thấy rực rỡ, lung linh hai màu đỏ trắng ở hội trường   lúc nào cũng ngập tràn  không khí náo nhiệt cùng những lời mời rượu ngọt ngào  như xua đi  cái se  lạnh đầu đông miền ngược… 
Vợ chồng anh Quang phấn khởi khoe với cả nhà là có tới 10 tỉnh thành ở miền bắc về dự cưới cháu Dũng .Từ quê hương hai bên nội ngoại, từ Lào cai, những người bạn cùng nhà máy, cùng chia ngọt xẻ bùi những năm chống giặc,  ; cả những người bạn học cùng K4 như anh Lợi (k4M), anh Tài (k4 I), rồi cả những người bạn cùng học phổ thông…
Tôi và anh Kế do lên từ chiều hôm trước , nên được dự bữa phụ, nhưng hết sức đặc biệt, bữa chiều đó toàn đặc sản thịt nhím.
Mỗi vùng quê là một vùng văn hóa, với những nét riêng của mình. Trang trọng, lịch sự, ấm cúng  là điều dễ thấy  ở hội trường .Thêm nữa  mỗi bước đi, những lời chúc tụng, những ánh mắt yêu thương đầm ấm của mỗi con người ở đây tự nhiên tôi thấy thân tình và gần gũi như về nhà mình. Thật hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ và cũng là của vợ chồng anh Quang…
Người Cơ Điện nói với nhau
Có quá ít thời gian để anh Quang chia xẻ, hàn huyên cùng hai chúng tôi. Khách nhiều và gần như tất cả đều từ xa xôi đến.
Hai chúng tôi thật tình cuối năm cũng có nhiều việc nên sau dự tiệc lại phải xuôi .
Chúng tôi chia tay trong sự nuối tiếc, lưu luyến, hẹn ngày gặp gần nhất để chia xẻ được nhiều hơn.
Anh Quang với theo :
-Dũng à, về cho mình gửi lời với anh em cùng lính với  mình ở Hà nội và cả các bạn K8 nữa. Mình đã đọc Blog của các bạn .  Mình có 1 tập nhật ký, nhiều tâm sự, ký ức, thời lính và thời làm kỹ thuật … muốn viết lắm đấy.
Tôi vui lắm và bảo anh : - Rồi , em chờ nhé.
Chiều đó ,nắng ấm vàng ươm suốt dọc đường chúng tôi về. Anh Kế và tôi bàn luận về đám cưới, về thành phố Yên bái . Riêng tôi còn vui hơn vì sau 40 năm tôi lại may mắn gặp được người hùng mà  tôi ngưỡng mộ : anh Đặng Duy Quang.
                                                 Kỷ niệm đi Yên bái dự cưới con Quang 30/11/13
                                                 Viết nhân ngày thành lập trường 6/12/2013



Một số hình ảnh ghi được trong đám cưới cháu Đặng Vũ Dũng 


Trác Dũng, Quang và Kế

Anh Quang và vợ - chị Phiêu


Anh Quang chào mừng và cảm ơn khách tại hội trường cưới


Các CCB 1040 gặp nhau : Kế, Quang và Liên (lính C1, cựu SV khoa  Lý 5 sư phạm, nay phụ trách CCB Yên bái)

Ba người k4 : Kế, Lợi (ngồi), Tài k4I

Mẹ và con trai - chú rể Đặng Vũ Dũng ( SV khóa 37 trường mình)

2 nhận xét:

  1. Bài viết hay, bạn làm tái hiện lại một thời xa mà vẫn mới .

    Trả lờiXóa
  2. Trác Dũng viết về bạn mình thật chân thành,cảm động...

    Trả lờiXóa

Các bạn dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào còm (thay vào chữ URL)
Link ==> <a href="URL">TEXT</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]