Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

TÂM SỰ

Chúng tôi đã học thuộc lòng đoạn văn dài trong tùy bút "Đường Chúng ta đi "
Năm ấy là năm 1969. Sau tết, chúng tôi bước vào học để thi tốt nghiệp cấp 3. ( PTTH bây giờ ) Ngày ấy có nhiều bài giảng cập nhật thành Bài đoc thêm dù không trong giáo trình Trích giảng văn học. -Tôi nhớ vậy
Lớp 10 của tôi ở trong rừng nứa. Mùa xuân nứa tôt um tùm. Muỗi bay u u . Sau những đợt mưa phùn ẩm ướt là mưa rào và rừng tinh khôi như áo mới. chúng tôi học say sưa mặc dù biết mình chỉ ngày mai có thể nhập ngũ. Những đứa bé như tôi thì còn an tâm chứ mấy thằng 18, 19 tuổi cao nhớn thì đằng sau những khuôn mặt tươi cười là bâng khuâng đến ngày ra trận.
Lúc ấy có một bài giảng mà cả thầy và trò đều thổn thức sững sờ. Bài tùy bút của một nhà văn mang tên Nguyễn Trung Thành. Thầy dậy văn tôi đọc không hay nhưng chúng tôi vẫn xúc động trào nước mắt. Sau nửa thế kỉ mà tôi vẫn hình dung ra khung cảnh lớp tôi hôm ấy. Rừng nứa lặng im , những con chim ngoài cành cây lớp học ngó nghiêng cũng lặng im. ….” ...
....Ngày mai chúng tôi sẽ ra trận.... Dân tộc chúng ta sinh ra và lớn lên trên một mảnh đất mấy nghìn năm nay chưa giờ phút nào nguội tắt ngọn lửa chiến tranh. Từ trong đêm mờ xa xôi của lịnh sử, hình ảnh cha ông ta, hình ảnh con người Việt Nam suốt hàng trăm thế hệ nối tiếp bao giờ cũng là hình ảnh một con người cầm vũ khí đứng lên trong cuộc chiến đấu trường kỳ và dữ dội để giành và giữ lấy quyền sống của mình…”
Lúc ấy những trái tim trai gái tuổi 17, 18 rạo rực, ai cũng nghĩ mình sẽ làm gì đây cho tổ quốc mình. Rồi đến đoạn …”Giá như chúng ta minh họa lịch sử dân tộc thì có trang nào, dòng nào mà không phải vẽ thanh gươm tự vệ và tô đậm một màu máu? Máu thắm đượm rãnh cày ta gieo hạt giống, máu thấm đượm mảnh sân con ta nô đùa ngày bé, máu thắm đượm con đường nơi đó mẹ ta lau nước mắt ngày tiễn ta ra đi, máu thắm đượm bờ ao em ta ngồi giặt áo trên chiếc cầu nhỏ gập ghềnh..” thì chúng tôi nhìn nhau . Lũ con gái nhìn chúng tôi như hiểu ra , rồi chúng tôi sẽ xa nhau..
Thế ròi , ngay sau kì thi ấy một vài bạn đã lên đường . Còn tôi và nhiều bạn khác ra trận từ giảng đường đại học . Đêm Trường sơn chúng tôi nhớ bài Đường chúng ta đi, nhớ trường nhớ lớp và nhớ bao bạn bè và ai cũng có một cặp mắt thiếu nữ để mà tự nhớ mang theo. Hơn một trăm ngày trên Trường sơn bom đạn gian khổ chúng tôi vịn vaò những câu thơ của Phạm Tiến Duật, của những trang tiểu thuyết Nguyễn Minh Châu của Đỗ Chu, Hồ Phương và Nguyễn Trung Thành. Tôi mãi mãi không biết Nguyễn Trung Thành là Nguyên Ngọc tác giả Đất nước đứng lên và với Rừng Sà nu Nếu tôi đã hi sinh như nhiều bạn cùng lớp tôi.
Đường chúng ta đi- Tùy bút của Nguyễn Trung Thành với thế hệ thanh niên XHCN cầm súng ra trận có sức cảm hóa động viên đẹp đẽ và tác dụng chân thực lớn lao đến ngần nào.
Tôi nhớ là thầy giáo cho chúng tôi học thuộc một đọan trong bài tùy bút ấy. . Đó là đoạn dưới đây. Tôi chắc các bạn cùng lớp tôi ở cấp 3A thị xã Yên Bái khóa 1966- 1969 cũng còn nhớ. .
“ ….thường vẫn vậy đấy, bắt đầu hầu như chẳng có gì cả. Chỉ là một giọng hát. Đội trưởng chúng tôi vừa tắt đài. Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bản dân ca của đất nước trong đêm khuya. Bây giờ tất cả im lặng rồi, giọt sao ngoài khung cửa đọng lại, đứng im, không nháy nữa, đêm đã đi vào chiều sâu, mà vẫn còn nghe âm vang mãi giọng hát của người con gái lúc nãy. Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng... Có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở đó trong một góc vườn có đôi cây sầu đông và một giàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa mẹ ta đã chôn nhúm nhau của ta thuở ta mới lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu.
Không biết các bạn có bao giờ nghĩ như vậy không. Riêng tôi cứ mỗi lần nghe vọng lên tiếng hát đậm đà, uyển chuyển của những bản dân ca Việt Nam, lòng tôi bỗng dưng xao xuyến lạ thường, tôi bỗng đứng lại như sửng sốt, như kinh ngạc, và bàng hoàng tự hỏi: Đất nước ta, con người Việt Nam ta vẫn còn giữ được tiếng hát ấy ư? Kỳ diệu biết bao nhiêu! Kỳ diệu biết bao nhiêu, tiếng hát và tấm lòng Việt Nam chúng ta!
Dân tộc chúng ta sinh ra và lớn lên trên một mảnh đất mấy nghìn năm nay chưa giờ phút nào nguội tắt ngọn lửa chiến tranh. Từ trong đêm mờ xa xôi của lịnh sử, hình ảnh cha ông ta, hình ảnh con người Việt Nam suốt hàng trăm thế hệ nối tiếp bao giờ cũng là hình ảnh một con người cầm vũ khí đứng lên trong cuộc chiến đấu trường kỳ và dữ dội để giành và giữ lấy quyền sống của mình. Không biết có nơi nào nữa trên trái đất, quyền làm người được bảo vệ bằng nhiều máu đến vậy không? Giá như chúng ta minh họa lịch sử dân tộc thì có trang nào, dòng nào mà không phải vẽ thanh gươm tự vệ và tô đậm một màu máu? Máu thắm đượm rãnh cày ta gieo hạt giống, máu thấm đượm mảnh sân con ta nô đùa ngày bé, máu thắm đượm con đường nơi đó mẹ ta lau nước mắt ngày tiễn ta ra đi, máu thắm đượm bờ ao em ta ngồi giặt áo trên chiếc cầu nhỏ gập ghềnh... Ôi dân tộc ta từ trong máu lửa mà sinh ra, mà lớn lên. Từ trong máu lửa bốn nghìn năm chúng ta đứng dậy và cất tiếng nói. Từ trong máu lửa đỏ cháy cả không gian và thời gian như vậy, tưởng như chỉ có thể là tiếng kêu rú căm hờn, dân tộc ta chỉ có thể nấc lên tiếng khóc xé ruột, xé lòng... Thế nhưng lạ lùng thay, từ trong máu lửa cháy đỏ cả lịch sử, chúng ta lên tiếng nói, và tiếng nói ấy lại là tiếng hát trữ tình, điềm đạm, trong sáng, duyên dáng và say sưa như một cuộc hẹn hò, xao xuyến như buổi gặp gỡ ban đầu. Một dân tộc đánh giặc bốn nghìn năm mà tiếng hát vẫn êm dịu, uyển chuyển như vậy, dân tộc ấy mãnh liệt và bình tĩnh biết chừng nào.
Cám ơn chị, người con gái hát trên đài đêm nay, cám ơn chị đã hát lên lòng tự tin và sức sống không gì dập tắt nổi của dân tộc ta….”
NTL 30/10/2018
Comments
Quyên Hà
Quyên Hà Một thế hệ đã đọc và thuộc lòng..
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 3h
Toan Bach Thai
Toan Bach Thai Những năm tháng không thể nào quên....
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 3h
Nguyễn Cảnh Lan
Nguyễn Cảnh Lan Ông ấy đã cống hiến cho đất nước và đcsvn như vậy mà nay ông ấy lại xin ra khỏi đ !
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 3h
Nguyễn Trọng
Nguyễn Trọng MÌnh chả cần đề cập về vấn đề đó . Chỉ thấy rằng một thời người ấy đã có tác dụng vói cuộc kháng chiesn vĩ đại bừng công lao vĩ đại thế nào
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 3h
Nguyễn Cảnh Lan
Nguyễn Cảnh Lan Nguyễn Trọng mình cũng bình luận thế thôi cho thêm chữ ! Còn đọc bài viết cũng tự mình trả lời được câu mình tự hỏi . . .
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 3h
Nguyễn Trọng
LikeShow more reactions
· Reply · 3h
Thi Nguyen
Thi Nguyen Nguyễn Cảnh Lan những kẻ phản bội lại lý tưởng sẽ bị trừng trị. Có công thì thuong, có toi thì phạt. Đó là lẽ thường và dung dan. Phải khai trừ kẻ phản Đang và truy tố trước pháp luật.
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 3h
Tu Duyen Nguyen
Tu Duyen Nguyen Bỏ = khai trừ?
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 2h
Hoang Hiep Nguyen
Hoang Hiep Nguyen Nguyễn Cảnh Lan Đúng vậy anh. Tôi nghĩ không dễ để nói gì về NN hiện nay. Xin chờ LS phán xét. Chỉ biết buồn và đau..
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 1h
Bích Hà Nguyễn
Bích Hà Nguyễn Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai🇻🇳🇻🇳🇻🇳
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 3h
Lu To
Lu To Nhà văn viết tác phẩm Đất nước đứng lên nỗi tiếng một thời mà thế hệ học sinh thời chống Mỹ còn nhớ mãi
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 3h
Phạm Quốc Tâm
Phạm Quốc Tâm Đọc lại một đoạn của bài tuỳ bút từng học thuộc lòng mà bỗng ứa nước mắt...
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 3h
Nguyễn Trọng
Nguyễn Trọng Một thời con người thế hệ đẹp tuyệt vời
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 3h
Tuyết Phiêu Phùng
Tuyết Phiêu Phùng Hay quá vậy anh, bài nào anh Nguyễn Trọng viết cũng tuyệt vời và đi vào lòng người.
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 3h
Chử Anh Đào
Chử Anh Đào Mình cũng thuộc lòng. Tg nhầm : Lê Khâm là Phan tứ "Mẫn và tôi". Còn Ng Trung Thành là bút danh khác của Ng Ngọc. Không sao
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 3h
Nguyễn Trọng
LikeShow more reactions
· Reply · 2h
Xuan Mai Bui Thi
Xuan Mai Bui Thi Hay quá. Đọc xúc động nổi cả da gà. Cám ơn nhà văn Nguyễn Trong...
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 2h
Vinh Nguyen Van
Vinh Nguyen Van Một thế hệ vàng được nuôi dưỡng tâm hồn bằng những tác phẩm bất hủ.
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 2h
Trung Nguyenviet
Trung Nguyenviet Thế hệ chúng tôi đã được những áng văn này khích lệ và ra đi cùng câu hát: "Có những ngày vui sao, cả nước lên đường xao xuyến bờ tre từng hồi trống dục...
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 2h
TruongSinh Ngyen Phuc
TruongSinh Ngyen Phuc Trước ngày nhập ngũ, tôi được ông anh rể (lúc ấy SQ cấp 1//) tặng cho một cuốn sổ bỏ túi bìa đỏ, NXB QĐND, có bài tùy bút ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI.
Tôi giữ suốt cho đến sau 75, xuất ngũ về học tiếp, tặng lại 1 cậu tân binh...
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 2h · Edited
Quang Bui Ngoc
Quang Bui Ngoc Thật xúc động cảm nhàvăn nguyễn trung Thành cảm ơn nguyên trọng luận đằ cho tôi cảm xúc khó tả nhớ về một thời bình lửa
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 2h
Quang Bui Ngoc
Quang Bui Ngoc Còn lại gì cho năm tháng đã qua/ nghĩ ngày âý bây giờ la huyền thoại
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 2h
Phạm Biên
Phạm Biên Năm tháng đã qua nhưng huyền thoại vẫn nhớ !
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 1h
Nguyễn Thị Minh
Nguyễn Thị Minh Bạn viết xúc động quá , tấm ảnh tư liệu quý...
bao giờ cho đến ngày xưa!!!
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 2h
Hồng Thúy
Hồng Thúy Một thời tuổi xuân, hừng hực chí căm thù , từ già đến trẻ ai ai cũng muốn dc cống hiến chút sức lực nhỏ nhoi của mình, để giành lại độc lập tự do cho Tổ Quốc .Thời đó đã là quá khứ và sẽ ghi nhớ lại trong những trái tim những người yêu nước và giữ nướcSee More
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 2h
Nguyễn Trọng
Nguyễn Trọng Cám ơn Hồng Thúy
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 1h
Nguyễn Thị Tố Hảo
Nguyễn Thị Tố Hảo Thật là Tuyệt !...
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 1h
Hoang Hiep Nguyen
Hoang Hiep Nguyen Bài viết nào của anh cũng thật tuyệt vời, đầy những rung cảm của thế hệ. Nhưng anh có chút nhầm lẫn giữa 2 nhà văn Nguyên Ngọc và Phan Tứ, anh ạ. Bên kia biên giới và Trước giờ nổ súng là của Lê Khâm, bút danh là Phan Tứ, anh ạ.
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 1h · Edited
Mỹ Phú Nguyễn
Mỹ Phú Nguyễn Cậu Luân của tôi đã có lầm lẫn rồi... Ngay khi mới đọc là tôi đã thấy.
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 1h · Edited
Nguyễn Trọng
Nguyễn Trọng Nhầm lẫn đó nhận rồi
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 1h
Mỹ Phú Nguyễn
Mỹ Phú Nguyễn "Tôi mãi mãi không biết Nguyễn Trung Thành là Lê Khâm tác giả “Trước giờ nổ súng” và “Bên kia biên giới “ Nếu tôi đã hi sinh như nhiều bạn cùng lớp tôi". Ơ, cậu Nguyễn Trọng ơi Nguyễn Trung Thành (hay là Nguyên Ngọc) đâu có phải là Lê Khâm (bút danh Phan Tứ nổi tiếng) đâu???
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 1h
Hòn Gai
Hòn Gai Em nhớ Lê Khâm là Phan Tứ (một dạo đọc Gia đình má Bảy, say mê lối viết Mẫn và tôi, vô cùng thích thú khi biết chính ông là tác giả Bên kia biên giới), chính xác Nguyễn Trung Thành là Nguyên Ngọc. Những áng văn hào sảng lòng tự tôn dân tộc thấm vào tâm hồn trong sáng của lớp trẻ ngày ấy làm nên sức mạnh trong cuộc chiến giữ nước. Trong trang của mình anh Nguyễn Trọng đã có những bài viết hay không kém.
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 43m · Edited
Nga Tran
Nga Tran Những bài viết của Anh hay thật đấy mỗi một áng văn ,thơ khi đọc mang đến cho mỗi người một cảm xúc khác nhau Càng đọc càng thấy tuyệt vời
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 53m
Duong My Dung
Duong My Dung ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI (Nguyễn Trung Thành) - ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN (Nguyên Ngọc) thời ấy rất sôi động trong lòng dân VN nói chung và đối với tầng lớp trí thức nói riêng, nó thấm sâu tận huyết mạch thế hệ thanh niên học sinh lúc bấy giờ ... ngày ấy chúng ta đi hoc rất hào hứng với các tp của nhà văn Nguyên Ngọc.
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 48m · Edited
Mai Thuỷ Trúc
Mai Thuỷ Trúc Những tác phẩm bất hủ ,những lớp học sơ tán trong rừng đã nuôi dưỡng được một thế hệ vàng Nghuyễn Nguyễn Trọng
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 27m
Duong My Dung
Duong My Dung Mai Thuỷ Trúc: lệch thời lâu roài ...
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 15m
Mai Thuỷ Trúc
Mai Thuỷ Trúc Duong My Dung biết là lệch nhưng mình có quyền tự Hào về một thời chứ ,ko có hôm qua làm sao có hôm nay
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 10m
Mai Thuỷ Trúc
Mai Thuỷ Trúc Có.nơi nào trên trái đất ,quyền làm người được bảo vệ bằng nhiều máu đến vậy ko ?
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 24m
Duy Chuyên Ngô
Duy Chuyên Ngô Cám ơn Nguyễn Trọng cho tôi nhớ lại thời trai trẻ với những ước mơ , hoài bão .. muốn làm nhiều việc lớn cho dân cho nước noi gương theo lớp lớp đàn anh Ra trận . Nguyễn trung Thành là một nhà văn chiến sỹ một trí thức Lớn hết lòng vì nhân dân vì Tổ quốc .
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 20m
Thúy Sâm
Thúy Sâm Em đọc Tùy bút của anh nước mắt dòng dòng. Vì đoạn trích của Nguyễn Trung Thành chúng em cũng thuộc.... Chỉ buồn đến ngẩn ngơ xã hội đất nước ta bây giờ đã loạn hết cả rồi.... Thương yêu đến cháy lòng một thời thấm máu đào Liệt sỹ và nhưng hy sinh vô giá của cha anh mình. Cảm ơn bài viết của anh
Manage
LikeShow more reactions
· Reply · 13m
Hoàng Huy Bình
Hoàng Huy Bình Xúc động lắm Nguyễn Trọng ơi, bài thi tốt nghiệp lớp 10 (1968) của chúng tôi đấy. Tôi bị cuốn hút ngay từ lần đọc đầu tiên, lời văn thấm nhanh vào máu thịt mình. Không biết đó nhà văn quá giỏi hay một tầm hồn đồng điệu của thành thời ấy...
Cảm ơn bạn rất nhiều bởi nhiều lần bạn đánh thức trong tôi nhiều kỷ niêm
 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Các bạn dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào còm (thay vào chữ URL)
Link ==> <a href="URL">TEXT</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]