Thứ Năm, 15 tháng 6, 2023

HÒA XU CHIÊNG.

                                                                                     Nguyễn Trọng Luân CCB K5 - 3002


( Trích tiểu thuyết CHẾT TRƯỚC LÚC BÌNH MINH )
2
.......Học vừa hết năm thứ 2 thì Ngô Vy Hòa nhập ngũ. Mới nghỉ hè về quê lên Hòa nhận được giấy báo tập trung. Hòa thu xếp tất tật đồ đoàn chỉ vừa một bọc trong cái chăn chiên rồi vác ra tàu về quê. Năm ấy lũ sông Hồng to khủng khiếp. Ngày từ biệt cha mẹ lên đường phải đi bằng thuyền xuống tận huyện rồi đi bộ vào đường quốc lộ 3 cùng lũ lượt khách bộ hành đi xuôi. Nhiều đoạn đường ngập nước lội bì bõm nhưng đa số là đường khô ráo. Sau lụt trời nắng rõ khiếp. May mà Hòa đi cùng khách đi bộ từ Tuyên Quang về nên họ cho Hòa ăn ké những múi bưởi mà tỉnh cả người. Có một cô gái vác cái đòn gánh không bảo Hòa. Đưa cái túi của anh đây em gánh cho cân đòn gánh. Chả là cô cũng chỉ có hai cái bao tải gai buộc gọn buông bung biêng một phía. Vậy là Hòa đi không còn cô gái thì tòng teng hai túi đồ lúc lắc suốt mấy chục cây số. Vừa đi cô vừa hỏi :
- Anh đi đâu mà đồ đoàn tí tẹo thế.
- Anh về nghỉ rồi lên trường nhập ngũ đợt này
Cô gái nhìn anh vẻ thật ngưỡng mộ.
- Ôi chao anh đi bộ đội à. Thế là chúng mình là tình quân dân thắm thiết quá rồi.
Hòa khoe Hòa về Phúc Yên chia tay với cô bạn hoc cùng lớp 10 ở trường Kinh tế Tài chính. Từ ấy con đường đi bộ mấy chục cây số về Phúc Yên chả thấy xa nữa. Cô gái khoe nhà em ở Thach Lỗi em đi mua khoai giống nhưng thấy lụt em đành về không, chả có xe ô tô nên đi bộ từ Đoan Hùng đấy anh ạ. Cô gái cứ nói chim suốt dọc đường còn Hòa thì đang nghĩ đến Phúc Yên trời đã tối thì biết làm sao mà tìm được lớp của Hương. Thôi kệ đến đâu hay đến đấy anh ạ! Cô gái động viên Hòa. Anh mà không thấy chị ấy thì chịu khó đi mươi cây số nữa đến nhà em em cho ngủ nhờ. Nhà em ở ngay ga Thạch Lỗi anh nhé. Anh cứ hỏi em tên Thắm. Cô gái cười khanh khách chia tay với Hòa. Hòa nhìn theo Thắm đi khuất vào màn đêm, cái dáng con gái nhà nông chỉ cái vệt sáng ở cái cặp tóc ba lá nhấp nháy. Chờ Thắm và đoàn người đi xa rồi Hòa đi vượt qua đường sắt dưới ga Phúc Yên vào xóm hỏi bạn mình. Rủi cho Hòa lớp của Hương đã sơ tán lên Lập Thạch thế là Hòa xách đồ quay ra đường. Chỗ ấy là ngã ba một rẽ về Chèm một rẽ sang Phủ lỗ. Có một cây đa giữa ngã ba Hòa trải miếng áo mưa ra và nằm ngủ. Suốt một ngày đi bộ có nhẽ đến 50 cây số Hòa ngủ say như chết. Đến lúc có tiếng người lao xao mới mở mắt ra. Thì ra bà con nông dân đi làm đồng lấy cào cỏ lúa gõ vào anh thanh niên nằm ngủ giữa đường mấy cái. Hòa rụi mắt xuống ruộng lúa vuc nước rửa mặt còn nghe mấy cô thôn nữ khúc cười. Hòa nhằm phía Phủ Lỗ đi bộ tiếp, Đằng nào tối nay cũng đến Thái Nguyên. Chưa vào lính mà đã đi dã ngoại thế này quá là thử sức rồi còn gì. Một cái xe đạp “cởi truồng” vút qua, Người ngồi xe là anh bộ đội đeo có một con dao găm. Hòa gọi anh ơi cho em đi nhờ với. Cái xe đạp chạy chừng 10 mét thì đứng lại, Anh bộ đội hỏi về đâu? Dạ em về Lưu Xá Thái nguyên. Ái dà đi cùng đường. Nhưng mà xe này là xe thồ của anh nuôi tớ mượn để về Đại Từ thăm nhà rồi đi chiến đấu đấy. Hòa reo lên, em cũng đi nhập ngũ đây a. Thế thì lên đây lính thay nhau đèo nhau càng vui. Mình tên là Hùng quê Đại Từ.
Vừa hì hụi đạp xe lên dốc qua đèo Cánh diều anh ấy vừa kể chuyện ... cách đây hai năm anh ấy hành quân vào Trường sơn. AnH thở phì phò và dặn Hòa. Này tao bảo thật nhé , nếu mà chuẩn bị đi B thì dành tiền mua lấy vài cái xu chiêng đàn bà. Vào dọc Trường sơn bên đất Lào đổi mỗi cái được ba con gà đấy. Cả hai anh em cùng cười. Hòa bảo rằng, em chưa bao giờ dám đến gần cái xu chiêng. Cứ thấy người gai gai lên ấy. Hi anh em cười phớ lớ. Thế mới là xu chiêng. Chiều hôm ấy xe đến cổng trường ở Lưu Xá, anh lính ôm lấy Hòa:
- Tạm biệt em nhé. Thật tình cờ nhưng thú vị em nhỉ. Anh ra an dưỡng trên Vĩnh Yên rồi lại vào ngay chiến trường. Em đi sau rồi cũng vào trong đó thôi. Biết đâu anh em mình lại cùng chiến đấu một mặt trận thì sao. Anh cười. Hẹn gặp nhau trong đó em nhé.
Chả bao giờ Hòa gặp anh ấy ở chiến trường. Chiến trường mênh mông ác liệt như thế. Mọi cái hứa hẹn của người lính đều làm người ta vui lên dù chả mấy khi thành hiện thực. Ở chiến trường lính ta ngủ mơ thấy quê hương là sướng nhất. Con người bao nhiêu ước muốn ban ngày, bao nhiêu những nghĩ ngợi thường hiện lên vào những giấc mơ. Giấc mơ hệt như là bản ghi chép viết vội tâm tính con người. Mà hầu như những người tốt thì giấc mơ nào cũng là hi vọng điều tốt đẹp. Chỉ có điều bao nhiêu sự tốt đẹp nó chỉ đến trong mơ.
Thế rồi ngày đi B. Hòa và đơn vị dừng chân trạm đầu tiên là Thường Tín. Buổi chiều Hòa và các bạn ra chợ làng. Ai cũng mua ruột bút bi, mua dầu con hổ, mua giấy Viết thư. Riêng Hòa chỉ mua 2 lạng thuốc sợi Đình Bảng và 5 cái xu chiêng. Hòa nhẩm tính hết hơn ba mươi đồng tích cóp từ trước lúc nhập ngũ. Không hiểu sao Hòa rất tin tưởng những lời anh Hùng dặn mình, những tâm sự về hành quân Trường Sơn là phép thử cho một đời người. Anh bảo em vượt qua được Trường Sơn rồi em sẽ thấy mình còn được nhiều điều khác có ích hơn.
........Đang khoái vì giấc mơ miền Bắc thì bỗng nổ rầm. Lửa bùng lên ở xe trước. Cái xe chở quân bay đúng mất ca bin lên giời còn thùng xe hất ra phía sau nằm nghiêng, lính bị sức ép nằm la liệt máu ọc ra tai. Thì ra một cái xe vô kỉ luật muốn vượt lên chạy ra ngoài cọc tiêu công binh đã cắm thế là dính ngay mình tăng của địch. Quân địch rút đến đâu nó cũng gài mìn đến đấy. Tất cả các ngả công binh đều đã cắm vè dấp đường rồi, Hàng ngàn xe hàng chục ngàn lính cứ thế mà tuân theo. Cái xe vô kỉ luật hành quân này dính mìn tăng nên nó hất ngược cái ca bin lên giời. Nghe tiếng nổ, mấy con lợn chồm lên trong những cái bao tải, chúng lăn bên này lăn bên kia rống eng éc. Con chó của Hòa ôm chầm lấy Hòa. Trong láo nháo anh đèn pin có một ông dáng chỉ huy cấp to to lệnh công binh dò gỡ mìn lấy ngay một lối cho các xe khác tiến lên không được ùn lại. Bộ phận thương binh tử sĩ giải quyết ngay tại chỗ. Chỉ 30 phút sau đường lại thông. Các chú lính trên xe bị thương được đơn vị ấy đưa sang các xe khác mặt mũi vẫn còn tái dại. Có thằng thì thầm sao mà có mỗi cái ca bin bay lên trời nhỉ? Lại có nhiều chú lính trẻ mới vào chiến trường khóc hu hu. Hòa gỡ hai chân trước con chó đang ôm ngang hông mình. Nó cứ rít lên ư ử. Khổ thân nó. Hòa gọi nó là con “ đường 7” . Hòa gặp con ‘ đường 7” cũng vào một trân pháo kích ở Củng Sơn. Buổi trưa hôm thị trấn Củng Sơn bị quân ta tấn công, một thiết đoàn xe tăng co cụm lại quay nòng pháo nã vào đội hình đại đội 6. Hai chiếc máy bay AD6 bổ nhào ném bom. Hòa nhảy vội xuống một cái hố pháo nông choèn choèn. Hòa đang dẫn mũi đại đội 7 vào chặn đường rút ra của địch trong quận lị . Tiếng pháo tăng nghe chát chúa, đất đá bay rào rào. Bỗng một con chó nhảy bổ lên người Hòa. Hòa giật mình tưởng là mình trúng pháo. Con chó cào cấu lên người Hòa cầu cứu. Nó rúc vào long người lính . Hòa nằm đè lên con chó. Nó ư ử một hồi lâu. Lúc ngớt pháo bom. Hòa cầm súng vọt lên lao về mũi tấn công c7. Con chó cũng chạy theo. Suốt trận đánh hôm ấy, nó cứ bám theo đội hình của Hòa. Hình như con chó này cũng đã dạn tiếng súng lắm rồi. Nó biết nghe tiếng réo của đại bác là nằm bẹp xuống đất. Nó cũng chạy cóc nhảy từ bụi cây này sang bụi cây khác.Chiến tranh thật dã man và hài hước. Chiến tranh dạy con người biết làm quen với bom đạn để mà tránh nó. Chiến tranh làm con người tàn nhẫn hơn và cũng khôn ranh hơn. Nó đưa con người xích gần lại với nhau để vượt lên cái chết. Chiến tranh cũng làm cho súc vật biết thế nào là nguy hiểm, bom đạn dạy con vật biết nương tựa vào con người. Nhưng loài vật không hiểu rằng chiến tranh đạn bom chính là do con người sinh ra, con người là thứ động vật nguy hiểm nhất trong các loài động vật, nó còn nguy hiểm đối với môi sinh và chính đồng loại của nó. Từ ấy con “đường 7” không rời Hòa. Hòa cũng thương nó không nỡ đuổi nó đi, trong thâm tâm cũng không biết sẽ cưu mang nó đến lúc nào trên con đường chiến đấu của mình.
Trưa hôm sau xe đến một cánh rừng toàn những cây cổ thụ to cao. Đóng cọc phụ mắc võng nằm ngửa mặt nhìn lên vòm cây nghe những con ve kêu réo rắt. Gióng ve kêu là đái. Những giọt nước li ti rơi trên má, cái lạnh li ti thấm từng mũi kim trên má khiến Hòa như thể trở về quê mùa tháng ba đói kém đi hái rau dại ngoài đồng. Năm học lớp 8 đi hái rau ven suối với cô gái tên Hương học Tài chính. Hương bị vắt cắn, nhắm mắt gỡ con vắt no như hạt nhót ở bụng chân bạn gái. Thê rồi hai đứa thân nhau. Nhiều lúc Hòa muốn nắm tay bạn lắm mà không dám. Định bụng lần đi bộ đội sẽ gặp nhau và nhất định sẽ nắm tay bạn một cái rồi hôn một phát thì đi cũng cho bõ mặt con trai. Thế mà lại nhỡ toét. Quay ra ôm cái túi ngủ ở ngã ba đường cái. Trong giấc ngủ có cơn mơ được nắm tay cô bạn Tài chính, giấc mơ đang hồi ngon lành thì người đi làm đồng đã gọi dậy. Hòa ngồi giữa đường ngơ ngác. Những người đi làm đồng cũng ái ngại ngó anh thanh niên nằm ngủ đêm giữa ngã ba đường.
Cuộc đời thật trớ trêu. Trong những ngày hành quân Trường Sơn Hòa đã đôi lần tay cầm cái Xu chiêng con gái đi đổi gà và sắn. Lần đầu tiên đi đổi gà nấu cháo cho một thằng bị sốt rét hai ngày không ăn được. Cầm cái xu chiêng trên tay mà cứ run lên, cứ như mình vừa cởi nó ra ở người cô gái nào đó. Cứ như một sự vụng trộm hệt như ngày học ỏ trường có hôm ngồi bàn sau lưng những đứa con gái thành phố phổng phao. Nhìn cái quai xu chiêng cũng thấy đỏ cả má. Đàn ông cũng hay thật chỉ thấy áo quần con gái ở trong rừng thôi là đã như ở gần con gái lắm. Càng trong rừng sâu heo hút thì áo quần khác giới cũng như có hồn có tiếng có tình có ý, cũng khêu gợi y như nó không phải là bộ áo quần, mà là người. Đàn ông nhìn nó là nghĩ về người mặc nó. Hòa thầm nghĩ, ừ nhỉ bộ áo quần ở chiến trường chính là con người. Suốt ba tháng hành quân Trường Sơn có những đêm tối khi tiểu đội đã ngủ cả, Hòa lặng lẽ rất nhẹ nhàng giở ba lô lôi cái gói có 5 xu chiêng ra ngửi hít trong đêm. Hòa thấy như có mùi con gái, mùi đàn bà ở đó rất rõ. Thực ra đó mùi chỉ khâu mùi vải mới nhưng Hòa cứ thấy có gì đó khác lắm chứ không phải là mùi vải. Cái thứ mùi vị sống động cựa quậy hẳn hoi, cái thứ mùi có ma lực nó thầm thì như từ rất xa vọng lại. Nó khêu gợi và trẻ trung như lá rừng non bên bờ suối vắng. Cái mùi lá non bên bờ suối râm ri chảy đúng là mùi con gái. Lần thứ hai khi đi qua một bản người Lào có cô gái vẫy vẫy hỏi rồi đưa tay lên ngực úp vào hai bầu vú. Hòa đi đến và hiểu ngay là cô gái muốn gì. Hòa hạ ba lô và lấy ra một cái Xu chiêng đổi được con lợn con gầy dơ xương trông như có hai đầu, bé như bọng chân. Từ ấy lính đại đội gọi Hòa là Hòa Xu chiêng. Cái tên ấy Hòa mang cho tới lúc Hòa hi sinh. Cái sự mang tên Hòa Xu chiêng cũng gây nhiều rắc rối lằng nhằng cho Hòa. Nhưng chủ yếu là tiếng cười vui. Lúc gian nan sống chết có được tiếng cười là thuốc bổ. Lúc bi quan nhất mà thấy đồng đội cười thì như thể sự khó khăn đã vượt qua. Ngay cả mỗi lúc đánh trận anh em gọi, Xu chiêng ơi bên trái mày có địch. Xu chiêng ơi bắn chi viện cho tao lên. CÓ một trận trung đội trưởng Kế hô xung phong. Mũi bên phải đồng chí Hòa xu chiêng tiến lên! Bộ đội vọt lên. Có chú tân binh lần đầu ra trận gọi to. Anh Hòa xu chiêng ơi em bị thương rồi. Hòa quay lại thì ra chân nó bị tụt xô quai dép khụyu bàn chân chứ đâu có dính đạn. Sau trận đánh Hòa mắng nó. Nó cười, em xin lỗi anh xu chiêng. Lúc ấy thì Hòa tức thật sự, thụi cho nó một đấm. Xu cái con củ c…tao này này........

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Các bạn dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào còm (thay vào chữ URL)
Link ==> <a href="URL">TEXT</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]