Nhân chuyến xuyên Việt "Thăm lại chiến trường xưa" của đoàn CCB cơ điện sẽ khởi hành vào ngày mai, chúc các anh đi chân cứng đá mềm, thăm lại được nhiều những địa danh giàu cảm xúc của một thời máu lửa và qua chuyến đi sẽ củng cố thêm tình đồng đội, chiến hữu trong cuộc sống hôm nay và mai sau.
Vang lên âm hưởng của chuyến "Nam Tiến" này mà tôi chợt nhớ đến bài thơ "Tây Tiến", xi n được trích đăng tặng các anh bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng năm xưa và những dòng cảm xúc nói về bài thơ ấy.
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
(Phù Lưu Chanh 1948- Quang Dũng)
Giữa cái bộn bề của thị trường thơ hôm nay, Tây Tiến của Quang Dũng vẫn luôn làm xôn xao cõi lòng bởi những vần thơ đượm màu kiêu bạc hào hoa: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi…
Thơ hay có sức rung động mãnh liệt là vậy. Không cần tỉ mẩn bóc từng câu từng chữ mà thấm vào lòng người sự rung cảm chân thật đến run rẩy từng làn da thớ thịt. Tây Tiến đã chinh phục người đọc bằng tâm trạng của người trai ra đi cứu nước trong buổi đầu kháng chiến - với tâm tư in bóng trong dáng hình sông núi:
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi/Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/Mường Lát hoa về trong đêm hơi/Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/Heo hút cồn mây súng ngửi trời/Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống/Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi…
Bài thơ có nói đến hy sinh, mất mát, gian khổ nhưng cảm xúc hào hùng của lớp người "ra đi bảo tồn sông núi" đã lấn át cái bi lụy buồn thương. Đoàn binh Tây Tiến trong thơ Quang Dũng như một sự kết tụ của tráng khí muôn đời, pha chút lãng mạn kiểu Kinh Kha "một đi không trở lại". Phải chăng, với tinh thần "coi cái chết nhẹ tựa lông hồng" mà toàn bài thơ mặc dù có nói đến chết chóc nhưng giọng điệu rất bình thản: "anh về đất?". Phải chăng khi xác định chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, người lính đã nhận ra mục đích của cuộc chiến đấu còn lớn hơn vạn lần những gian khổ, hy sinh?
"Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy" (Chế Lan Viên). Những câu thơ
trên đây của Quang Dũng thực sự ngang tầm vóc với các chiến sĩ Tây Tiến,
với những đồng đội dã bỏ mình vì Tổ quốc, đã oanh liệt hi sinh giữa núi
rừng biên cương Việt - Lào. Quang Dũng đã miêu tả và ngợi ca người lính
Tây Tiến mang chí khí những anh hùng vô danh, những anh hùng thời đại,
ra trận với "tình sông núi", với quyết tâm "Chiến trường đi chẳng tiếc
đời xanh". Họ đã đi tiếp con đường tổ tiên, ông cha, đã đem máu xương ra
giữ vừng sơn hà xã tắc. Họ đã sống bình dị, yêu đời, biết mơ ước khát
khao, rất hồn nhiên lạc quan. Họ đã sống anh dũng, chết vẻ vang, sẵn
sàng đem xương máu và cả "đời xanh" hiến dâng cho nhân dân và đất nước.
Nhà thơ đã làm rung lên niềm thương tiếc, tự hào!
Sau này trong bài thơ "Sông Lào" cũng nói về những "nấm mồ viễn xứ" của những đứa con ưu tú khắp mọi miền quê, Chế Lan Viên xúc động, nghẹn ngào:
... "Tôi qua những con sông Lào đâu chỉ uống vào thơ
Gặp nghìn nấm mộ
Và trăm bản Lào bom Mĩ đốt ra tro!
Ngủ lại Xê-băng-hiên chàng trai nhỏ đất sông Hồng
Ngủ lại Xê-băng-phai là chàng Phú Thọ
Bóng khộp, bóng bằng lăng che mình thay bóng cọ.
Chàng trai Nghĩa Bình ngủ ở Xê-kông
Nén hương thơm lẫn với hương rừng
Những cô gái Lào đến thăm phần mộ
Các anh chưa từng cầm tay và múa lăm-vông...".
Đúng là "Có cái chết hóa thành bất tử" (Tố Hữu). Nhiều nhà thơ Việt Nam, trong đó có Quang Dũng đã viết nên những bài ca nói lên ý chí chiến đấu quả cảm và sự hi sinh oanh liệt của người chiến sĩ Vệ quốc trong thời đại Hồ Chí Minh!
Khổ cuối bài thơ, âm điệu trở nên tha thiết sâu lắng, bồi hồi. Vẫn là tiếng lòng rung lên theo hoài niệm. Biết bao thương nhớ khôn nguôi:
"Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi".
Mùa xuân ấy, khi "Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông" (Hồ Chí Minh), đoàn binh Tây Tiến xuất quân. Họ đã tiến ra sa trường với lời hẹn ước: "Nhất khứ bất phục hoàn". Đó là lời thề, là quyết tâm của cả một thế hệ "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Các anh đã giã biệt quê hương. Những ai còn ai mất sau những tháng ngày đầy máu lửa? Bạn bè, đồng đội thân yêu, những ai đó "Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi". Nhưng quê hương vẫn đời đời ôm ấp bóng hình anh, người chiến sĩ trong binh đoàn Tây Tiến. Bài thơ đã khép lại mà âm điệu của nó vẫn bồi hồi vang vọng trong tâm hồn ta.
Có những bài thơ một thời nhưng cũng có một số bài thơ mãi mãi. Thơ hay không có tuổi cũng như mùa xuân không ngày tháng. Đó là "Đèo Cả" của Hữu Loan, là "Nhớ" của Hồng Nguyên, "Đồng chí" của Chính Hữu, "Tây Tiến" của Quang Dũng, và...
"Tây Tiến" là một trong những bài thơ hay nhất viết về người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc, tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Với bút pháp lãng mạn, với cốt cách tài hoa, phong độ hào hùng của nhà thơ - chiến sĩ, Quang Dũng đã khắc chạm vào thời gian, vào thơ ca và lòng người hình ảnh người chiến sĩ vô danh Thăng Long - Hà Nội, của dân tộc Việt Nam anh hùng. Trước linh hồn người liệt sĩ, ta thắp lên nén tâm hương, nghiêng mình với tình cảm biết ơn và kính phục nhà thơ và những chiến sĩ vinh quang trong đoàn binh Tây Tiến.
Sau này trong bài thơ "Sông Lào" cũng nói về những "nấm mồ viễn xứ" của những đứa con ưu tú khắp mọi miền quê, Chế Lan Viên xúc động, nghẹn ngào:
... "Tôi qua những con sông Lào đâu chỉ uống vào thơ
Gặp nghìn nấm mộ
Và trăm bản Lào bom Mĩ đốt ra tro!
Ngủ lại Xê-băng-hiên chàng trai nhỏ đất sông Hồng
Ngủ lại Xê-băng-phai là chàng Phú Thọ
Bóng khộp, bóng bằng lăng che mình thay bóng cọ.
Chàng trai Nghĩa Bình ngủ ở Xê-kông
Nén hương thơm lẫn với hương rừng
Những cô gái Lào đến thăm phần mộ
Các anh chưa từng cầm tay và múa lăm-vông...".
Đúng là "Có cái chết hóa thành bất tử" (Tố Hữu). Nhiều nhà thơ Việt Nam, trong đó có Quang Dũng đã viết nên những bài ca nói lên ý chí chiến đấu quả cảm và sự hi sinh oanh liệt của người chiến sĩ Vệ quốc trong thời đại Hồ Chí Minh!
Khổ cuối bài thơ, âm điệu trở nên tha thiết sâu lắng, bồi hồi. Vẫn là tiếng lòng rung lên theo hoài niệm. Biết bao thương nhớ khôn nguôi:
"Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi".
Mùa xuân ấy, khi "Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông" (Hồ Chí Minh), đoàn binh Tây Tiến xuất quân. Họ đã tiến ra sa trường với lời hẹn ước: "Nhất khứ bất phục hoàn". Đó là lời thề, là quyết tâm của cả một thế hệ "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Các anh đã giã biệt quê hương. Những ai còn ai mất sau những tháng ngày đầy máu lửa? Bạn bè, đồng đội thân yêu, những ai đó "Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi". Nhưng quê hương vẫn đời đời ôm ấp bóng hình anh, người chiến sĩ trong binh đoàn Tây Tiến. Bài thơ đã khép lại mà âm điệu của nó vẫn bồi hồi vang vọng trong tâm hồn ta.
Có những bài thơ một thời nhưng cũng có một số bài thơ mãi mãi. Thơ hay không có tuổi cũng như mùa xuân không ngày tháng. Đó là "Đèo Cả" của Hữu Loan, là "Nhớ" của Hồng Nguyên, "Đồng chí" của Chính Hữu, "Tây Tiến" của Quang Dũng, và...
"Tây Tiến" là một trong những bài thơ hay nhất viết về người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc, tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp. Với bút pháp lãng mạn, với cốt cách tài hoa, phong độ hào hùng của nhà thơ - chiến sĩ, Quang Dũng đã khắc chạm vào thời gian, vào thơ ca và lòng người hình ảnh người chiến sĩ vô danh Thăng Long - Hà Nội, của dân tộc Việt Nam anh hùng. Trước linh hồn người liệt sĩ, ta thắp lên nén tâm hương, nghiêng mình với tình cảm biết ơn và kính phục nhà thơ và những chiến sĩ vinh quang trong đoàn binh Tây Tiến.
TVL
Tôi cũng như TVL chúc các đồng đội đi an toàn , vui , đến được nhiều nơi cần đến , làm được nhiều việc với ý nghĩa CCb về thăm chiến trường xưa
Trả lờiXóaChết thật bây giờ tôi mới biết và đọc bài này .Cảm động quá về tình cảm những người không thể đi cùng đoàn xuyên Việt kỳ này.Có điều ví như vậy e tổn thọ cho chúng tôi chăng ?Cuộc Tây tiến của lớp Cha -Anh xưa thật bi hùng nhưng lại mang đầy chất tráng ca.Cuộc Nam tiến của đoàn CCB ĐH Cơ Điện mãi mãi tuổi 20 thì chỉ hơn du lịch tý thôi mà còn lăn tăn.Sắp tháng tròn ngày lên đường mà các hình ảnh về cuộc đi đó vẫn chưa được các bạn ở nhà thưởng ngoạn ,các bài viết thì ít quá ,lời tâm sự hay bình luận cũng thiếu quá.Tôi không quên được lời khích lệ của các Bạn động viên Đoàn rất nhiều,một lần nữa cảm ơn sự quan tâm của các Bạn
Trả lờiXóa