Năm 1954 Trung đoàn 88 về tiếp quản huyện Thanh Trì,từ đó có mối liên hệ hữu cơ giữa CCB E88 với Đảng Chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì..Năm 2003 Ban LL CCB E88 đi vận động kinh phí xậy dựng khu lưu niệm -tưởng niệm liệt sỹ E 88 ở Tân Cương -Thái nguyên. Đảng ủy huyện Thanh Trì đã nổ phát súng đầu tiên khi góp 20 triệu (tương đương 5 cây vàng ).Lúc đó Anh đang là Bí thư Đảng ủy .Từ đó CCB E88 có động lực vận đông tiếp được hơn 250 triệu làm xong đơt 1 của Công trình tình nghĩa ấy trong năm 2004
Năm 2008 Ban LL CCB E88 vận động để làm tiếp đợt 2 hoàn chỉnh hơn với đền thờ Liệt sỹ và 2 nhà bia để ghi danh hơn 4000 liệt sỹ các thời kỳ .Tuy lúc đó Anh ấy đã lên Thành ủy Hà nội nhưng vẫn qua huyện Thanh Trì mà hỗ trợ 90 triệu đồng nữa.Nhò thế mà CCB E88 đã thừa thắng xông lên hoàn thành công trình vơi tổng số tiền quyên góp lên đến gần tỷ đồng .Nhưng giá trị thực sự thiof không ai đánh giá thấp hơn 5 tỷ đông đó là nhờ công sức của bao CCB E 88 và CCB và nhân dân xã Tân Cương nữa..Hiện khu lưu niệm đã khánh thành năm 2009 rất khang trang và thành kính. Công trình tâm ling này được nhân sân xã Tân Cương và thân nhân các gia đình Liệt sỹ của Trung đoàn 88 bảo vệ chăm sóc hương khói quanh năm.
Tiếc thay với hơn 4000 liệt sỹ vẫn chưa đủ ,trong 4 năm 2010 và 2013 Ban LL CCB E88 đã bỏ nhiều công sức và tâm huyết sưu tâp thêm từ Quân khu 7 từ Quân đoàn 3 và nhiều CCB đang sống trên cả nước được thêm hơn 2000 danh tính Liệt sỹ nữa..Thế là có nhu cầu dưng thêm 2 nhà bia nữa để ghi danh các liệt sỹ đã tìm và sẽ còn tìm tếp. mà Ban LL CCB E88 dự kiến tới gần 6500 người từ những năm chống Pháp -Mý và Cam puchia.
Thế là cuối 2013 dự án xây thêm 2 nhà bia với kinh phí hơn 680 triệu đượcBan LL CCB E88 lập và đi vân động kinh phí..Anh ấy trên cương vị phó Bí thư Thành ủy Hà Nội dù rất bận nhưng không quên lời hứa với CCB E88.. Anh chỉ đạo Thành phố cử người lên tận Tân Cương để kiểm tra thực tế để đánh gíachính xác giá trị tâm linh và ý nghĩa kịch sử của Công trình..Khi anh biết có tới 843 liệt sỹ E88 là người Hà Nội thì Anh chỉ đạo TP Hà Nội tặng toàn bộ kinh phí xây dựng Công trình này cho tỉnh Thái Nguyên.để giúp Ban LL CCB E88 .
Biết tin này CCB E88 cả nước phấn khởi cảm ơn tấm lòng của thành phố Hà Nội qua người Phó bí thư Thành ủy .Nhất là các gia đình các Liệt sỹ chưa có tên trên bia của khu lưu niệm và tưởng niêm tại Tân Cương..Khi viết những dòng này Tôi cũng chưa một lần gặp Anh mà chỉ biết qua báo chí và truyền hình mà thôi. Nhưng tôi lại biết Anh vốn là cựu sinh viên K10 Đại học Cơ Điện.Anh Chị Em khóa 10 đề biết và co ngợi người sinh viên K10 lớn tuổi xưa chăm chỉ học tập và rất tốt với mọi người ( Tôi nghe nói Anh là con Liệt sỹ lại xung phong đi bộ đội hơn 1 năm mới quay về học ) . Do sức khỏe ngày ấy và hoàn cảnh Anh phải nghỉ học về giúp đỡ gia đình ở Đại Áng -Thanh Trì..Nhưng với K10 Cơ Điện Anh luôn mãi là một thành viên mẫu mực bởi Ai cũng tin Anh đã có Tính cách Cơ Điên trong con tim -dòng máu của mình.
Hội K10 năm 2014 đén gần lắm rồi ,đây là dịp để các thành viên K10 năm xưa gặp nhau.Tôi là thành viên danh dự của K10 rất muốn được gặp Anh một lần để bày tỏ tình cảm của Tôi cũng như bao CCB và Thân nhân các Liệt sỹ E88 với Anh để thêm tự hào và Anh một người của K10 Cơ Điện.
Các Bạn Cơ Điện nhơ ra anh chưa ? " Anh ấy là K10 Cơ Điện đấy " Anh ấy là : Nguyễn Công Soái.
TB : Tôi rất muốn đưa bài này vào với ký yếu K10 ,nếu BBT cho phép Tôi sẽ chỉnh sửa và cung cấp cá ảnh tư liệu thêm.Cảm ơn BBT K10
@ bác Thọ Mom !
Trả lờiXóaChúng ta trân trọng việc làm tình nghĩa tới vong linh các liệt sĩ của vị PBT kia.
Xong đừng làm khó vị này , tuy vẫn ra tay giúp nhiều bạn K10Ma trong cuộc sống nhưng còn nhiều chuyện tế nhị ...
Pác này là lớp trưởng đầu tiên của lớp K10 Ma . Ngũ Kê năm 75 đã từ đạp xe về Đại Áng ăn cưới Pác này với cô giáo 10 + 3 Hà Tây, hơn nữa Pác còn là đại ca cứu tinh của Ngũ Kê K10 những năm đầu , chúng tôi còn mắc nợ anh nhiều lắm ! Chục năm trước đã hẹn một bữa rượu tạ tội với Anh mà chưa thành .