Nguyễn Văn Phước is with MC Phan Anh and 2 others.
SỰ THẬT PHÍA SAU HÀNH TRÌNH ‘GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ’
Nhiều năm trước tôi đã từng được nghe đến sự kiện mà một vài người rỉ tai nhau, nói nhỏ về trận Hải chiến đẫm máu ở một đảo ngoài Trường Sa. Các em học sinh, sinh viên cũng nghe nói máu Trường Sa đã đổ nhưng ko rõ đổ máu ở đâu ? do ai ? trong trường hợp nào ?... những bài báo chính thống hiếm hoi, rải rác lúc đó cũng ko giúp người đọc hiểu rõ sự việc vì một số bài chỉ đề cập mập mờ, cẩn trọng là do ‘Tàu lạ’, ‘Quân đội Nước ngoài’ gây ra.
Tôi và anh em First News đã từng có ý định làm một cuốn sách về sự kiện đó ở Trường Sa nhưng manh mối thông tin xác thực rất ít. Mãi đến khi Trung Quốc kéo dàn khoan HD981 qua vùng biển chủ quyền của Việt Nam thì một đoạn clip Video chừng 3 phút bằng tiếng Trung, có logo tiếng Trung Quốc ở góc trên phải do Hải quân Trung Quốc công bố nhiều năm trước đó khoảng 2006, bỗng rộ lên trên mạng Internet, mấy anh em First News đưa tôi xem. Và tôi đã lặng người rất lâu và xem đi xem lại nhiều lần. Sau khi kiểm tra dịch ra tiếng Việt và xác nhận tính xác thực đoạn clip đó, tôi quyết định xếp lại những dự án xuất bản đang làm và tập trung toàn bộ tâm lực anh em vào tìm, thu thập tư liệu cho bản thảo.
Không phải ai trong First News lúc đó cũng đồng ý tôi làm cuốn sách này, bạn bè tôi, những người hiểu chuyện, cũng nhìn tôi ái ngại “Khó xin giấy phép xuất bản lắm”. Nhà báo Lê Thanh Phong đã tích cực tìm tư liệu cho tôi nhưng cũng nói thẳng chắc nịch “Em tìm cho anh vì anh yêu cầu chứ em thách anh xin được giấy phép đó!. Anh sao rành chính trị bằng những thằng chuyên lăn lộn viết nội chính hàng chục năm như em! Anh quá ngây thơ !”
Lúc đầu từ những bài viết của các nhà báo (đã đăng và chưa được đăng lúc đó), sau đó tìm ra số điện thoại liên lạc của các cựu binh Gạc Ma đang ở các tỉnh thành... Sau vài tháng, cuốn sách đã hình thành để đi xin giấy phép với cái tên do tôi đặt: ‘Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử’ - bởi vì thực sự cái vòng tròn các chiến sĩ Việt Nam đứng trên đảo nước biển tới lưng ngã xuống khi bị quân Trung Quốc trên tàu bất ngờ bắn thẳng bằng súng máy hoả lực cao như bắn bia với tiếng hô “Tả ! Tả ! Tả!...” trong đoạn clip 26 năm trước luôn cứ mãi ám ảnh tôi, kể cả khi đi ngủ.
Trong quá trình đi xin phép các NXB, tôi luôn mang theo cái Ipad để mở đoạn Clip đó cho những người cần xem, tôi ngạc nhiên là nhiều vị cán bộ chưa từng xem đoạn Clip Gạc Ma này, tôi làm hẳn một clip mang tên Hạt Giống Tâm Hồn chép đoạn clip có tiếng thuyết minh trên mạng để dễ trình bày. Vì tôi biết giữa biết và hiểu đến hiểu rõ là một chặng đường khá xa, cần sự kiên trì.
https://m.youtube.com/watch?v=aIkKWCp5poY
NXB đầu tiên do tôi rút về để hoàn thiện và nộp các NXB khác được một cán bộ CXB giới thiệu là hợp hơn. Các NXB rất vui vẻ khi nhận bản thảo nhưng ít tuần sau đó, đã im lặng trả lại, không nói lý do, chỉ nói không phù hợp với chức năng của NXB. Trong suốt quá trình 4 năm xin GPXB chưa bao giờ tôi nhận được công văn hay văn bản nào nói cuốn sách không cấp GP là do chất lượng bản thảo không đạt yêu cầu.
Thân sinh tôi lúc đó nhập viện vì bệnh nặng, sợ không qua khỏi, mà ông rất muốn tôi làm cuốn sách này. Lúc đó tôi cảm nhận hành trình này sẽ lâu, xuất bản có luật xuất bản, nhưng vẽ tranh chưa có luật vẽ tranh, muốn vẽ gì thì vẽ, nên nghĩ ra ý tưởng đấu giá bức tranh tôi đặt cùng tên ‘Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử’. Tôi mời hoạ sĩ Bùi Lệ Trang để vẽ bức tranh tôi chụp lại màn hình lúc quân Trung Quốc bắn các chiến sĩ ta trên đảo Gạc Ma. Cuộc đấu giá Bức tranh sơn dầu khổ 1,6mx2,2m vô tiền khoáng hậu trên báo chí và MXH khởi đầu ngày 4/6/2015 kéo dài suốt 7 tuần, 49 ngày kết thúc vào ngày 22/7/2015 bằng cuộc đấu giá chính thức cùng Đại Lễ Tưởng Niệm Cầu Siêu lần đầu tiên cho 64 liệt sĩ Gạc Ma ở chùa Vĩnh Nghiêm với hơn 3000 người tham dự làm lan toả một tinh thần yêu nước lạ thường và sự hiểu biết về Gạc Ma đến nhiều tầng lớp bạn đọc. Mỗi tuần một người đấu giá và được quyền tặng cho một ai đó với lý do tặng.
Khởi đầu là Thiếu tướng Lê Mã Lương với mức giá 50 triệu. Tôi đã tìm gặp Tướng Lê Mã Lương sau khi bản thảo đã đi qua được vài NXB vì đọc trên mạng nhận thấy Tướng Lương rất quan tâm đến sự kiện Gạc Ma, Trường Sa và nhờ Tướng Lương cấu trúc và thẩm định lại các chi tiết quân sự bản thảo và đứng tên chủ biên viết LGT cùng xin giấy phép, chứ không trực tiếp viết bài hay định hướng. Thực sự lúc đó anh em chúng tôi tìm tòi hỏi thăm bất cứ ai có quan tâm và có hiểu biết về Gạc Ma đều liên hệ để mời cùng thực hiện cuốn sách để chất lượng hơn.
Vâng! Bất cứ ai giúp chúng tôi được tôi đều sẵn lòng bay đi gặp, và ở Việt Nam lúc đó quá ít người lên tiếng nói về Gạc Ma. Bây giờ tôi mới biết có một số người rất am hiểu về sự kiện Gạc Ma, thậm chí biết rất rõ mà sao trong suốt thời gian vài chục năm đó họ lại im lặng, bặt vô âm tín. Sao suốt 30 năm qua họ không lên tiếng của sự thật cho dân và quân ta biết rõ về trận thảm sát đau thương này của quân Trung Quốc ?. Nếu biết họ lên tiếng nói chính trực, chúng tôi chắc chắn đã đi tìm bằng được và mời họ tham gia cuốn sách rồi. Chúng tôi coi cuốn sách này không phải của riêng ai, mà của người Việt Nam, mà chúng tôi như là có sứ mệnh phải dấn thân thực hiện.
Người đấu giá tiếp theo là GSBS Nguyễn Thị Ngọc Phượng đấu giá 100 triệu và tặng bức tranh cho Quốc Hội Việt Nam. Sau đó anh Lê Viết Hải - Tập đoàn Hoà Bình đấu giá 200 triệu tặng bức tranh cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, rồi ông James G. Zumwalt con trai Đô Đốc Hải Quân Mỹ đấu giá 17.000 USD tặng bức tranh cho Hải Quân Mỹ, rồi Thượng Toạ Thích Thanh Phong, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm thay mặt cho Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo và toàn thể phật tử Việt Nam đấu giá 400 triệu đồng và tặng bức tranh cho toàn thể dân tộc Việt Nam thì bùng lên một làn sóng lạ kỳ xôn xao trên MXH và báo chí VN, lan ra cả nước ngoài.
Đến lúc đó thì có chuyện xảy ra, vào lúc 4h chiều tôi đang ở Bệnh viện chăm sóc cha tôi thì nhận được điện thoại của em Quân Trọng Vũ : “Anh Phước ơi, anh về công ty gấp, có xe công an đến đòi gặp anh!”. Tôi lo cho ông xong về tới First News lúc 5h. Đón tôi là hai cán bộ An Ninh A87, một Đại Tá, một Trung Tá từ Hà Nội bay vào, đưa giấy giới thiệu ra, tôi mở một chai rượu và rót trà mời uống.
Anh Đại Tá tên T. bắt đầu luôn, nghiêm giọng hỏi:
- Vì sao anh có bức tranh Gạc Ma?
- Một hoạ sĩ vẽ tặng tôi.
- Anh đấu giá tranh để làm gì?
- Tôi đấu giá tranh Gạc Ma để lấy tiền giúp đỡ 64 gia đình Liệt sĩ Gạc Ma. Có gì sai không ạ?
- Anh có giấy phép đấu giá tranh không ?
- Tôi không có giấy phép. Vì tôi đấu giá qua MXH và báo chí để giúp liệt sĩ nên tôi nghĩ không cần giấy phép.
- Sao anh không đấu giá một lần tại một sự kiện mà lại đấu giá mỗi tuần?
- Đâu có luật nào bắt đấu giá một lần đâu?
- Vì sao anh tổ chức đấu giá mà lại còn tặng bức tranh cho Quốc Hội, cho Thủ Tướng? Ai cho phép anh tặng vậy ? Anh có ý gì ? Có động cơ gì ?
- Tôi không tặng! Mà chính người bỏ tiền đấu giá tranh họ có quyền tặng ai đó là quyền của họ. Pháp luật Việt Nam đâu có cấm một người dân tặng tranh cho một ai đó đâu ?
- Anh sẽ còn tặng bức tranh Gạc Ma cho ai nữa?
- Tôi không biết. Tuần tới ai đấu giá cao hơn thì được quyền tặng ai đó. Tôi còn không biết sao trả lời anh được?
Thấy hai anh im lặng, uống rượu, tôi bắt đầu hỏi lại:
- Cho tôi hỏi, anh đã làm gì, lập thành tích gì mà lên hàm Đại Tá?
- Sao anh lại có quyền hỏi tôi như vậy ?
- Bây giờ là 6h chiều, sau giờ làm việc, anh hỏi tôi thì tôi cũng hỏi thăm anh mà.
- Tôi đã từng đi chiến trường K.
- Năm 1988 anh ở đâu ?
- Tôi ở Vị Xuyên, Hà Giang.
- Anh đã xem Clip Trung Quốc thảm sát chiến sĩ ta ở Gạc Ma chưa ?
- Tôi có nghe nói, nhưng chưa xem.
Tôi mở đoạn Clip đó cho hai anh xem. Gương mặt hai người thay đổi, cảm xúc hơn.
Sau đó im lặng một hồi, tôi hỏi Đại tá T. bằng một giọng trầm và sâu:
- Tôi hỏi anh câu này không phải anh bỏ qua nhé. Nếu vào ngày 14-3-1988 anh không được Bộ Quốc Phòng cử lên Vị Xuyên, Hà Giang công tác, mà cử ra đảo Gạc Ma. Vào ngày đó nếu anh và đồng đội bị quân Trung Quốc bắn chết y như anh vừa xem đoạn clip vừa rồi. Gia đình vợ con, bố mẹ anh suốt một thời gian dài khó khăn. Sau 27 năm, có một người có thiện tâm muốn đấu giá một bức tranh về khảnh khắc anh hy sinh, kể lại câu chuyện đó, và lấy tiền đấu giá tranh giúp đỡ gia đình, vợ con, bố mẹ anh. Thì không phải anh đang ngồi uống rượu với tôi ở đây đâu, mà là linh hồn của anh đang vất vưởng nơi biển lạnh, có cảm thấy ấm lòng và ủng hộ việc tôi làm cho tên tuổi anh và gia đình anh không ?
Nói tới đây, hai anh An Ninh im lặng, trầm ngâm, suy tư nhấp thêm vài ngụm rượu nữa.
Một lát lâu sau, viên Đại Tá T. đứng dậy, nhìn thẳng vào mắt tôi, bắt tay tôi thật chặt: “Tôi sẽ về làm công văn báo cáo ủng hộ việc anh làm !”
(Tôi vẫn còn lưu số ĐT hai anh An Ninh đáng nhớ này).
Tiếp sau đó là một cô gái người Việt gốc Hoa đấu giá 500 triệu và tặng bức tranh cho Tổng thống Obama.
http://congan.com.vn/…/buc-tranh-gac-ma-vong-tron-bat-tu-du…
Rồi vợ chồng cụ Nguyễn Công Nghệ - Nguyễn Thị Phương đấu 730 triệu tặng bức tranh cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình...
https://tintuc.vn/ong-tap-can-binh-se-duoc-tang-buc-tranh-g…
Buổi đấu giá chính thức được Thầy Thích Thanh Phong sắp xếp trong Đại Lễ Cầu Siêu Tưởng Niệm lần đầu tiên cho 64 liệt sĩ Gạc Ma hơn 3000 người tại chùa Vĩnh Nghiêm, rất đông Công An mặc thường phục và cả tình báo Hoa Nam nữa. Gần tới giơ, tình hình căng như dây đàn, rất may Thầy mời được Đại Tướng Trần Đại Quang đến dự được nên báo chí thông tin bùng nổ các bài viết mạnh dạn gọi Trung Quốc là quân xâm lược ngay từ đêm hôm đó kéo dài suốt mấy ngày sau. Bức tranh được anh Lê Viết Hải đấu giá 1 tỷ 280 triệu và đã trao đầy đủ cho 64 gia đình liệt sĩ Gạc Ma. Đêm đó được giới truyền thông đánh giá như một Hội Nghị Diên Hồng.
(mọi thông tin đều kiểm chứng trên các báo chính thống)
https://m.youtube.com/watch?v=by8ST9a_wl8
http://congan.com.vn/…/uoc-mong-tot-cung-cua-bac-cach-mang-…
Trong giai đoạn đấu giá tranh đặc biệt chưa từng có này, nhiều bạn bè đã unfriend trên fb và cả bạn ngoài đời, ngừng liên lạc điện thoại với tôi, cả những Đảng viên, doanh nhân, nghệ sĩ có tiếng. Tôi hiểu và rất cảm thông với họ. Sau này an toàn, họ mới gọi, tìm lại tôi.
Vào tháng Ba năm 2016, tôi mời 16 anh em cựu binh Gạc Ma vào Sài Gòn mấy ngày để phỏng vấn, ghi hình lần 2 cho việc thực hiện cuốn sách gian truân ‘Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử’. Nhân TP đang có Hội Sách Toàn Quốc tại công viên Lê Văn Tám, tôi muốn anh em Gạc Ma cảm nhận không gian văn hoá của TP nên cùng First News tổ chức một buổi giao lưu nhỏ anh em Gạc Ma ngay trước gian hàng First News. Một cái bục, micro và mấy hàng ghế cho anh em Gạc Ma ngồi, để có thể chia sẻ với bạn đọc ký ức và suy nghĩ của những người lính biển đảo trở về từ cõi chết. Nhưng ngay sau đó, luôn kè kè mấy anh An Ninh giám sát ra chỉ thị, không một ai trong anh em cựu chiến binh Gạc Ma được lên bục cầm micro nói chuyện, chỉ được ngồi nghe các em, nghệ sĩ khuyết tật lên đàn hát như nhạc sĩ khiếm thị Ha Chuong, Dương Quyết Thắng, Nguyễn Sơn Lâm... lên đàn hát chia sẻ. Các anh em chỉ ngồi dưới nhìn và vỗ tay. Tôi xin các anh an ninh để các anh em Gạc Ma lên nhưng được trả lời: “Đã có chỉ đạo!”.
Về cuối, anh em Gạc Ma rất muốn lên chia tay với bạn đọc Sài Gòn mà cũng không được. Các anh Lê Hữu Thảo, Thong Nguyen... đều ngồi im lặng.
Vậy tôn vinh, tri ân những người đã trực tiếp đối đầu với hiểm nguy và cả mạng sống để bảo vệ biển đảo, tổ quốc mà hay thường nghe nói là ở đâu ?
Nhiều nhà báo từng viết về Gạc Ma bị gỡ bài, rút thẻ, nhiều người tổ chức tưởng niệm Gạc Ma bị quấy rối...
Chẳng lẽ ở đất nước này, hy sinh xương máu chống quân Trung Quốc xâm lược tổ quốc mình là một cái tội, phải bị lãng quên, phải bị hất hủi sao?
Những anh hùng đã hy sinh trong cuộc xâm lược của Trung Quốc 17-2-1979 như Lê Đình Chinh, Nguyễn Bá Lại, Hoàng Thị Hồng Chiêm... rất nhiều năm qua có ai nhắc tới không ? Trường Tiểu học mang tên nữ anh hùng Hoàng Thị Hồng Chiêm vì sao đã bị thay tên, đục bỏ chữ từ rất lâu rồi?
Sau này, nếu, Trung Quốc nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam - Ai sẽ lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ? Nếu họ biết trước dù chết hay may mắn còn sống - họ sẽ bị đối xử như như đã từng ? Hãy thay đổi ngay khi còn kịp !
Các bạn sẽ hiểu hành trình thuyết phục và đấu tranh cho cuốn sách đầy đủ nhất đầu tiên ở Việt Nam về trận thảm sát Gạc Ma gọi đích danh Trung Quốc là thủ phạm được xuất bản chính thức khó khăn và gian nan như thế nào.
Và đây là lá thư do chính con gái Liệt sĩ Trần Văn Phương, người cầm cờ trên đảo Gạc Ma bị Trung Quốc hạ sát bằng lưỡi lê ngay trên đảo - trước khi rút lên tàu hạ nòng nã đạn bắn giết 64 chiến sĩ Việt Nam, viết, tất cả là sự thật.
https://kimdunghn.wordpress.com/…/bai-hoc-quy-gia-tu-mot-d…/
Tất cả những điều mắt thấy tai nghe đó, thôi thúc tôi ngày đêm vượt mọi khó khăn trở ngại để xin phép bằng được để xuất bản cuốn sách thiêng liêng này. Không ít lần tôi đã khấn trước bàn thờ Phật xin anh linh 64 liệt sĩ Gạc Ma độ trì, hỗ trợ tôi ra bằng được cuốn sách này.
Trong một cuốn sách lần đầu tiên về Gạc Ma chắc chắn chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Và tìm những cựu binh nhân chứng từ Gạc Ma trở về cũng chỉ liên hệ được 22 người, chủ yếu qua cựu binh Lê Hữu Thảo, Ban Liên Lạc cựu binh Gạc Ma. Như trường hợp Đại Tá Hoàng Bùi Hải quê ở xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. (Khi xảy ra sự kiện Gạc Ma 14/3/1988 thì Hoàng Bùi Hải là Thượng úy, được giao chức đảo trưởng đảo Colin), chúng tôi cũng chưa có dịp phỏng vấn. Đến ngày ra mắt sách chúng tôi mới kịp mời anh Hải vào Sài Gòn dự lễ Họp Báo. Và chúng tôi đã tìm được thông tin về cựu binh Nguyễn Văn Lực ở Quảng Bình, Cựu binh Cơ, Luận, Phúc quê Lệ Ninh, Quảng Bình, cựu binh Tại quê ở Huế, Võ Văn Doàn quê ở Đông Hà, Quảng Trị, Hồ Văn Đạo ở Bố Trạch, Quảng Bình, Phạm Văn Đương, Nguyễn Thanh Xuân ở Ba Đồn Quảng Bình, cựu binh Đỗ Ngọc Hưng quê Kiến An, Hải Phòng, cựu binh Nguyễn Văn Ninh quê Bắc Ninh, Lê Văn Dũng, Lê Thanh Miền quê Quảng Bình, cựu binh Hoàng Văn Chúc mới tìm được ở Long Thành Đồng Nai... dự định sẽ phỏng vấn trong lần ấn bản mới. Vì vừa rồi chốt bản thảo với NXB Văn Học từ tháng 3/2018 nên chúng tôi không kịp bổ sung, đưa thêm thông tin.
Chúng tôi sẽ mời tất cả cựu binh Gạc Ma và đại diện các gia đình Liệt sĩ Gạc Ma vào TP. HCM dự Đại Lễ Tưởng Niệm Cầu Siêu vào ngày 25/7/2018 để trao quà, tiền từ tiền bán sách lần 2. Tại ngày Ra mắt sách 10/7/2018 chúng tôi đã trao 484 triệu từ các hoạt động và vận động của First News cho 64 gia đình Liệt sĩ Gạc Ma. Với cuốn sách thiêng liêng này, First News ko hề tính đến yếu tố thương mại lời lỗ như các sách khác.
Về những sai sót trong cuốn sách thì có một chi tiết nhầm tên cựu chiến binh Gạc Ma Mai Xuân Hải qua lời kể của cựu binh Nguyễn Văn Thống, vì hai người cùng tên, cùng chữ lót, cùng quê, chỉ khác họ là do lỗi chúng tôi, ko phải của Tướng Lê Mã Lương, hay NXB. Đoạn phỏng vấn cựu binh Nguyễn Văn Lanh cả hai lần đều lặp lại là “vì có lệnh không nổ súng nên tôi...” có lẽ văn nói của anh Lanh lúc đó đang liền mạch nên không để ý chữ trước, mà chúng tôi cũng nghĩ không quan trọng nên để như vậy. (Đây hoàn toàn là lỗi của chúng tôi chứ Tướng Lương không hề biết chi tiết này, đừng trách Tướng Lương). Còn trong các lời phỏng vấn các cựu binh khác đều là ‘Lệnh Không Nổ Súng Trước’. Không bao giờ chúng tôi nghĩ đến ngày sách ra, rất nhiều người không đọc sách, không quan tâm đến tổng thể cuốn sách, mà chỉ chăm chăm vào đúng một chữ “TRƯỚC” của cựu binh Lanh như bắt được vàng và tạo nên một làn sóng phản đối, khủng khiếp chưa từng có, đòi thu hồi, đòi huỷ diệt cuốn sách và mạt sát, đòi truy tố những người thực hiện. Còn 5 lỗi còn lại không quan trọng do chúng tôi tự tìm ra để đưa vào bảng đính chính đã in bổ sung.
Thật ra, một cuốn sách dầy dặn và quan trọng về một sự kiện bi hùng lịch sử ở Gạc Ma - Trường Sa của Tổ quốc lẽ ra như tôi và rất nhiều người mong muốn phải được nhà nước đứng tổ chức thực hiện ở NXB Sự Thật hay NXB Quân Đội Nhân Dân - Thì một đơn vị xuất bản nhỏ bé như First News - Trí Việt sẽ không phải đứng ra gian nan thực hiện suốt 4 năm qua.
Nhưng cuốn sách cũng đã được ra đời - dù chưa hoàn thiện như mong muốn - như trang đầu tiên trong sách tôi đã viết. Tôi mong rằng đây là cuốn sách không của riêng ai, mà của người Việt Nam, và rất mong tất cả mọi người cùng đóng góp, giúp tâm sức để nó hoàn thiện nhất có thể - thay vì lao vào xâu xé nó - vì những sơ sót không mong muốn. Vì nó không chỉ là cuốn sách tri ân tinh thần quả cảm của 64 người con đất Việt hy sinh mạng sống của mình vì một hòn đảo đã vĩnh viễn bị cướp đi bởi quân xâm lược - mà còn là một bằng chứng không thể chối cãi đối với Trung Quốc: Gạc Ma - Trường Sa là của Việt Nam ! Và hãy cảnh giác cao độ với Trung Quốc - Đặc khu, lời lẽ và những viên đạn bọc đường !
Nhiều năm trước tôi đã từng được nghe đến sự kiện mà một vài người rỉ tai nhau, nói nhỏ về trận Hải chiến đẫm máu ở một đảo ngoài Trường Sa. Các em học sinh, sinh viên cũng nghe nói máu Trường Sa đã đổ nhưng ko rõ đổ máu ở đâu ? do ai ? trong trường hợp nào ?... những bài báo chính thống hiếm hoi, rải rác lúc đó cũng ko giúp người đọc hiểu rõ sự việc vì một số bài chỉ đề cập mập mờ, cẩn trọng là do ‘Tàu lạ’, ‘Quân đội Nước ngoài’ gây ra.
Tôi và anh em First News đã từng có ý định làm một cuốn sách về sự kiện đó ở Trường Sa nhưng manh mối thông tin xác thực rất ít. Mãi đến khi Trung Quốc kéo dàn khoan HD981 qua vùng biển chủ quyền của Việt Nam thì một đoạn clip Video chừng 3 phút bằng tiếng Trung, có logo tiếng Trung Quốc ở góc trên phải do Hải quân Trung Quốc công bố nhiều năm trước đó khoảng 2006, bỗng rộ lên trên mạng Internet, mấy anh em First News đưa tôi xem. Và tôi đã lặng người rất lâu và xem đi xem lại nhiều lần. Sau khi kiểm tra dịch ra tiếng Việt và xác nhận tính xác thực đoạn clip đó, tôi quyết định xếp lại những dự án xuất bản đang làm và tập trung toàn bộ tâm lực anh em vào tìm, thu thập tư liệu cho bản thảo.
Không phải ai trong First News lúc đó cũng đồng ý tôi làm cuốn sách này, bạn bè tôi, những người hiểu chuyện, cũng nhìn tôi ái ngại “Khó xin giấy phép xuất bản lắm”. Nhà báo Lê Thanh Phong đã tích cực tìm tư liệu cho tôi nhưng cũng nói thẳng chắc nịch “Em tìm cho anh vì anh yêu cầu chứ em thách anh xin được giấy phép đó!. Anh sao rành chính trị bằng những thằng chuyên lăn lộn viết nội chính hàng chục năm như em! Anh quá ngây thơ !”
Lúc đầu từ những bài viết của các nhà báo (đã đăng và chưa được đăng lúc đó), sau đó tìm ra số điện thoại liên lạc của các cựu binh Gạc Ma đang ở các tỉnh thành... Sau vài tháng, cuốn sách đã hình thành để đi xin giấy phép với cái tên do tôi đặt: ‘Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử’ - bởi vì thực sự cái vòng tròn các chiến sĩ Việt Nam đứng trên đảo nước biển tới lưng ngã xuống khi bị quân Trung Quốc trên tàu bất ngờ bắn thẳng bằng súng máy hoả lực cao như bắn bia với tiếng hô “Tả ! Tả ! Tả!...” trong đoạn clip 26 năm trước luôn cứ mãi ám ảnh tôi, kể cả khi đi ngủ.
Trong quá trình đi xin phép các NXB, tôi luôn mang theo cái Ipad để mở đoạn Clip đó cho những người cần xem, tôi ngạc nhiên là nhiều vị cán bộ chưa từng xem đoạn Clip Gạc Ma này, tôi làm hẳn một clip mang tên Hạt Giống Tâm Hồn chép đoạn clip có tiếng thuyết minh trên mạng để dễ trình bày. Vì tôi biết giữa biết và hiểu đến hiểu rõ là một chặng đường khá xa, cần sự kiên trì.
https://m.youtube.com/watch?v=aIkKWCp5poY
NXB đầu tiên do tôi rút về để hoàn thiện và nộp các NXB khác được một cán bộ CXB giới thiệu là hợp hơn. Các NXB rất vui vẻ khi nhận bản thảo nhưng ít tuần sau đó, đã im lặng trả lại, không nói lý do, chỉ nói không phù hợp với chức năng của NXB. Trong suốt quá trình 4 năm xin GPXB chưa bao giờ tôi nhận được công văn hay văn bản nào nói cuốn sách không cấp GP là do chất lượng bản thảo không đạt yêu cầu.
Thân sinh tôi lúc đó nhập viện vì bệnh nặng, sợ không qua khỏi, mà ông rất muốn tôi làm cuốn sách này. Lúc đó tôi cảm nhận hành trình này sẽ lâu, xuất bản có luật xuất bản, nhưng vẽ tranh chưa có luật vẽ tranh, muốn vẽ gì thì vẽ, nên nghĩ ra ý tưởng đấu giá bức tranh tôi đặt cùng tên ‘Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử’. Tôi mời hoạ sĩ Bùi Lệ Trang để vẽ bức tranh tôi chụp lại màn hình lúc quân Trung Quốc bắn các chiến sĩ ta trên đảo Gạc Ma. Cuộc đấu giá Bức tranh sơn dầu khổ 1,6mx2,2m vô tiền khoáng hậu trên báo chí và MXH khởi đầu ngày 4/6/2015 kéo dài suốt 7 tuần, 49 ngày kết thúc vào ngày 22/7/2015 bằng cuộc đấu giá chính thức cùng Đại Lễ Tưởng Niệm Cầu Siêu lần đầu tiên cho 64 liệt sĩ Gạc Ma ở chùa Vĩnh Nghiêm với hơn 3000 người tham dự làm lan toả một tinh thần yêu nước lạ thường và sự hiểu biết về Gạc Ma đến nhiều tầng lớp bạn đọc. Mỗi tuần một người đấu giá và được quyền tặng cho một ai đó với lý do tặng.
Khởi đầu là Thiếu tướng Lê Mã Lương với mức giá 50 triệu. Tôi đã tìm gặp Tướng Lê Mã Lương sau khi bản thảo đã đi qua được vài NXB vì đọc trên mạng nhận thấy Tướng Lương rất quan tâm đến sự kiện Gạc Ma, Trường Sa và nhờ Tướng Lương cấu trúc và thẩm định lại các chi tiết quân sự bản thảo và đứng tên chủ biên viết LGT cùng xin giấy phép, chứ không trực tiếp viết bài hay định hướng. Thực sự lúc đó anh em chúng tôi tìm tòi hỏi thăm bất cứ ai có quan tâm và có hiểu biết về Gạc Ma đều liên hệ để mời cùng thực hiện cuốn sách để chất lượng hơn.
Vâng! Bất cứ ai giúp chúng tôi được tôi đều sẵn lòng bay đi gặp, và ở Việt Nam lúc đó quá ít người lên tiếng nói về Gạc Ma. Bây giờ tôi mới biết có một số người rất am hiểu về sự kiện Gạc Ma, thậm chí biết rất rõ mà sao trong suốt thời gian vài chục năm đó họ lại im lặng, bặt vô âm tín. Sao suốt 30 năm qua họ không lên tiếng của sự thật cho dân và quân ta biết rõ về trận thảm sát đau thương này của quân Trung Quốc ?. Nếu biết họ lên tiếng nói chính trực, chúng tôi chắc chắn đã đi tìm bằng được và mời họ tham gia cuốn sách rồi. Chúng tôi coi cuốn sách này không phải của riêng ai, mà của người Việt Nam, mà chúng tôi như là có sứ mệnh phải dấn thân thực hiện.
Người đấu giá tiếp theo là GSBS Nguyễn Thị Ngọc Phượng đấu giá 100 triệu và tặng bức tranh cho Quốc Hội Việt Nam. Sau đó anh Lê Viết Hải - Tập đoàn Hoà Bình đấu giá 200 triệu tặng bức tranh cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, rồi ông James G. Zumwalt con trai Đô Đốc Hải Quân Mỹ đấu giá 17.000 USD tặng bức tranh cho Hải Quân Mỹ, rồi Thượng Toạ Thích Thanh Phong, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm thay mặt cho Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo và toàn thể phật tử Việt Nam đấu giá 400 triệu đồng và tặng bức tranh cho toàn thể dân tộc Việt Nam thì bùng lên một làn sóng lạ kỳ xôn xao trên MXH và báo chí VN, lan ra cả nước ngoài.
Đến lúc đó thì có chuyện xảy ra, vào lúc 4h chiều tôi đang ở Bệnh viện chăm sóc cha tôi thì nhận được điện thoại của em Quân Trọng Vũ : “Anh Phước ơi, anh về công ty gấp, có xe công an đến đòi gặp anh!”. Tôi lo cho ông xong về tới First News lúc 5h. Đón tôi là hai cán bộ An Ninh A87, một Đại Tá, một Trung Tá từ Hà Nội bay vào, đưa giấy giới thiệu ra, tôi mở một chai rượu và rót trà mời uống.
Anh Đại Tá tên T. bắt đầu luôn, nghiêm giọng hỏi:
- Vì sao anh có bức tranh Gạc Ma?
- Một hoạ sĩ vẽ tặng tôi.
- Anh đấu giá tranh để làm gì?
- Tôi đấu giá tranh Gạc Ma để lấy tiền giúp đỡ 64 gia đình Liệt sĩ Gạc Ma. Có gì sai không ạ?
- Anh có giấy phép đấu giá tranh không ?
- Tôi không có giấy phép. Vì tôi đấu giá qua MXH và báo chí để giúp liệt sĩ nên tôi nghĩ không cần giấy phép.
- Sao anh không đấu giá một lần tại một sự kiện mà lại đấu giá mỗi tuần?
- Đâu có luật nào bắt đấu giá một lần đâu?
- Vì sao anh tổ chức đấu giá mà lại còn tặng bức tranh cho Quốc Hội, cho Thủ Tướng? Ai cho phép anh tặng vậy ? Anh có ý gì ? Có động cơ gì ?
- Tôi không tặng! Mà chính người bỏ tiền đấu giá tranh họ có quyền tặng ai đó là quyền của họ. Pháp luật Việt Nam đâu có cấm một người dân tặng tranh cho một ai đó đâu ?
- Anh sẽ còn tặng bức tranh Gạc Ma cho ai nữa?
- Tôi không biết. Tuần tới ai đấu giá cao hơn thì được quyền tặng ai đó. Tôi còn không biết sao trả lời anh được?
Thấy hai anh im lặng, uống rượu, tôi bắt đầu hỏi lại:
- Cho tôi hỏi, anh đã làm gì, lập thành tích gì mà lên hàm Đại Tá?
- Sao anh lại có quyền hỏi tôi như vậy ?
- Bây giờ là 6h chiều, sau giờ làm việc, anh hỏi tôi thì tôi cũng hỏi thăm anh mà.
- Tôi đã từng đi chiến trường K.
- Năm 1988 anh ở đâu ?
- Tôi ở Vị Xuyên, Hà Giang.
- Anh đã xem Clip Trung Quốc thảm sát chiến sĩ ta ở Gạc Ma chưa ?
- Tôi có nghe nói, nhưng chưa xem.
Tôi mở đoạn Clip đó cho hai anh xem. Gương mặt hai người thay đổi, cảm xúc hơn.
Sau đó im lặng một hồi, tôi hỏi Đại tá T. bằng một giọng trầm và sâu:
- Tôi hỏi anh câu này không phải anh bỏ qua nhé. Nếu vào ngày 14-3-1988 anh không được Bộ Quốc Phòng cử lên Vị Xuyên, Hà Giang công tác, mà cử ra đảo Gạc Ma. Vào ngày đó nếu anh và đồng đội bị quân Trung Quốc bắn chết y như anh vừa xem đoạn clip vừa rồi. Gia đình vợ con, bố mẹ anh suốt một thời gian dài khó khăn. Sau 27 năm, có một người có thiện tâm muốn đấu giá một bức tranh về khảnh khắc anh hy sinh, kể lại câu chuyện đó, và lấy tiền đấu giá tranh giúp đỡ gia đình, vợ con, bố mẹ anh. Thì không phải anh đang ngồi uống rượu với tôi ở đây đâu, mà là linh hồn của anh đang vất vưởng nơi biển lạnh, có cảm thấy ấm lòng và ủng hộ việc tôi làm cho tên tuổi anh và gia đình anh không ?
Nói tới đây, hai anh An Ninh im lặng, trầm ngâm, suy tư nhấp thêm vài ngụm rượu nữa.
Một lát lâu sau, viên Đại Tá T. đứng dậy, nhìn thẳng vào mắt tôi, bắt tay tôi thật chặt: “Tôi sẽ về làm công văn báo cáo ủng hộ việc anh làm !”
(Tôi vẫn còn lưu số ĐT hai anh An Ninh đáng nhớ này).
Tiếp sau đó là một cô gái người Việt gốc Hoa đấu giá 500 triệu và tặng bức tranh cho Tổng thống Obama.
http://congan.com.vn/…/buc-tranh-gac-ma-vong-tron-bat-tu-du…
Rồi vợ chồng cụ Nguyễn Công Nghệ - Nguyễn Thị Phương đấu 730 triệu tặng bức tranh cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình...
https://tintuc.vn/ong-tap-can-binh-se-duoc-tang-buc-tranh-g…
Buổi đấu giá chính thức được Thầy Thích Thanh Phong sắp xếp trong Đại Lễ Cầu Siêu Tưởng Niệm lần đầu tiên cho 64 liệt sĩ Gạc Ma hơn 3000 người tại chùa Vĩnh Nghiêm, rất đông Công An mặc thường phục và cả tình báo Hoa Nam nữa. Gần tới giơ, tình hình căng như dây đàn, rất may Thầy mời được Đại Tướng Trần Đại Quang đến dự được nên báo chí thông tin bùng nổ các bài viết mạnh dạn gọi Trung Quốc là quân xâm lược ngay từ đêm hôm đó kéo dài suốt mấy ngày sau. Bức tranh được anh Lê Viết Hải đấu giá 1 tỷ 280 triệu và đã trao đầy đủ cho 64 gia đình liệt sĩ Gạc Ma. Đêm đó được giới truyền thông đánh giá như một Hội Nghị Diên Hồng.
(mọi thông tin đều kiểm chứng trên các báo chính thống)
https://m.youtube.com/watch?v=by8ST9a_wl8
http://congan.com.vn/…/uoc-mong-tot-cung-cua-bac-cach-mang-…
Trong giai đoạn đấu giá tranh đặc biệt chưa từng có này, nhiều bạn bè đã unfriend trên fb và cả bạn ngoài đời, ngừng liên lạc điện thoại với tôi, cả những Đảng viên, doanh nhân, nghệ sĩ có tiếng. Tôi hiểu và rất cảm thông với họ. Sau này an toàn, họ mới gọi, tìm lại tôi.
Vào tháng Ba năm 2016, tôi mời 16 anh em cựu binh Gạc Ma vào Sài Gòn mấy ngày để phỏng vấn, ghi hình lần 2 cho việc thực hiện cuốn sách gian truân ‘Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử’. Nhân TP đang có Hội Sách Toàn Quốc tại công viên Lê Văn Tám, tôi muốn anh em Gạc Ma cảm nhận không gian văn hoá của TP nên cùng First News tổ chức một buổi giao lưu nhỏ anh em Gạc Ma ngay trước gian hàng First News. Một cái bục, micro và mấy hàng ghế cho anh em Gạc Ma ngồi, để có thể chia sẻ với bạn đọc ký ức và suy nghĩ của những người lính biển đảo trở về từ cõi chết. Nhưng ngay sau đó, luôn kè kè mấy anh An Ninh giám sát ra chỉ thị, không một ai trong anh em cựu chiến binh Gạc Ma được lên bục cầm micro nói chuyện, chỉ được ngồi nghe các em, nghệ sĩ khuyết tật lên đàn hát như nhạc sĩ khiếm thị Ha Chuong, Dương Quyết Thắng, Nguyễn Sơn Lâm... lên đàn hát chia sẻ. Các anh em chỉ ngồi dưới nhìn và vỗ tay. Tôi xin các anh an ninh để các anh em Gạc Ma lên nhưng được trả lời: “Đã có chỉ đạo!”.
Về cuối, anh em Gạc Ma rất muốn lên chia tay với bạn đọc Sài Gòn mà cũng không được. Các anh Lê Hữu Thảo, Thong Nguyen... đều ngồi im lặng.
Vậy tôn vinh, tri ân những người đã trực tiếp đối đầu với hiểm nguy và cả mạng sống để bảo vệ biển đảo, tổ quốc mà hay thường nghe nói là ở đâu ?
Nhiều nhà báo từng viết về Gạc Ma bị gỡ bài, rút thẻ, nhiều người tổ chức tưởng niệm Gạc Ma bị quấy rối...
Chẳng lẽ ở đất nước này, hy sinh xương máu chống quân Trung Quốc xâm lược tổ quốc mình là một cái tội, phải bị lãng quên, phải bị hất hủi sao?
Những anh hùng đã hy sinh trong cuộc xâm lược của Trung Quốc 17-2-1979 như Lê Đình Chinh, Nguyễn Bá Lại, Hoàng Thị Hồng Chiêm... rất nhiều năm qua có ai nhắc tới không ? Trường Tiểu học mang tên nữ anh hùng Hoàng Thị Hồng Chiêm vì sao đã bị thay tên, đục bỏ chữ từ rất lâu rồi?
Sau này, nếu, Trung Quốc nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam - Ai sẽ lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ? Nếu họ biết trước dù chết hay may mắn còn sống - họ sẽ bị đối xử như như đã từng ? Hãy thay đổi ngay khi còn kịp !
Các bạn sẽ hiểu hành trình thuyết phục và đấu tranh cho cuốn sách đầy đủ nhất đầu tiên ở Việt Nam về trận thảm sát Gạc Ma gọi đích danh Trung Quốc là thủ phạm được xuất bản chính thức khó khăn và gian nan như thế nào.
Và đây là lá thư do chính con gái Liệt sĩ Trần Văn Phương, người cầm cờ trên đảo Gạc Ma bị Trung Quốc hạ sát bằng lưỡi lê ngay trên đảo - trước khi rút lên tàu hạ nòng nã đạn bắn giết 64 chiến sĩ Việt Nam, viết, tất cả là sự thật.
https://kimdunghn.wordpress.com/…/bai-hoc-quy-gia-tu-mot-d…/
Tất cả những điều mắt thấy tai nghe đó, thôi thúc tôi ngày đêm vượt mọi khó khăn trở ngại để xin phép bằng được để xuất bản cuốn sách thiêng liêng này. Không ít lần tôi đã khấn trước bàn thờ Phật xin anh linh 64 liệt sĩ Gạc Ma độ trì, hỗ trợ tôi ra bằng được cuốn sách này.
Trong một cuốn sách lần đầu tiên về Gạc Ma chắc chắn chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Và tìm những cựu binh nhân chứng từ Gạc Ma trở về cũng chỉ liên hệ được 22 người, chủ yếu qua cựu binh Lê Hữu Thảo, Ban Liên Lạc cựu binh Gạc Ma. Như trường hợp Đại Tá Hoàng Bùi Hải quê ở xã Quảng Trạch, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. (Khi xảy ra sự kiện Gạc Ma 14/3/1988 thì Hoàng Bùi Hải là Thượng úy, được giao chức đảo trưởng đảo Colin), chúng tôi cũng chưa có dịp phỏng vấn. Đến ngày ra mắt sách chúng tôi mới kịp mời anh Hải vào Sài Gòn dự lễ Họp Báo. Và chúng tôi đã tìm được thông tin về cựu binh Nguyễn Văn Lực ở Quảng Bình, Cựu binh Cơ, Luận, Phúc quê Lệ Ninh, Quảng Bình, cựu binh Tại quê ở Huế, Võ Văn Doàn quê ở Đông Hà, Quảng Trị, Hồ Văn Đạo ở Bố Trạch, Quảng Bình, Phạm Văn Đương, Nguyễn Thanh Xuân ở Ba Đồn Quảng Bình, cựu binh Đỗ Ngọc Hưng quê Kiến An, Hải Phòng, cựu binh Nguyễn Văn Ninh quê Bắc Ninh, Lê Văn Dũng, Lê Thanh Miền quê Quảng Bình, cựu binh Hoàng Văn Chúc mới tìm được ở Long Thành Đồng Nai... dự định sẽ phỏng vấn trong lần ấn bản mới. Vì vừa rồi chốt bản thảo với NXB Văn Học từ tháng 3/2018 nên chúng tôi không kịp bổ sung, đưa thêm thông tin.
Chúng tôi sẽ mời tất cả cựu binh Gạc Ma và đại diện các gia đình Liệt sĩ Gạc Ma vào TP. HCM dự Đại Lễ Tưởng Niệm Cầu Siêu vào ngày 25/7/2018 để trao quà, tiền từ tiền bán sách lần 2. Tại ngày Ra mắt sách 10/7/2018 chúng tôi đã trao 484 triệu từ các hoạt động và vận động của First News cho 64 gia đình Liệt sĩ Gạc Ma. Với cuốn sách thiêng liêng này, First News ko hề tính đến yếu tố thương mại lời lỗ như các sách khác.
Về những sai sót trong cuốn sách thì có một chi tiết nhầm tên cựu chiến binh Gạc Ma Mai Xuân Hải qua lời kể của cựu binh Nguyễn Văn Thống, vì hai người cùng tên, cùng chữ lót, cùng quê, chỉ khác họ là do lỗi chúng tôi, ko phải của Tướng Lê Mã Lương, hay NXB. Đoạn phỏng vấn cựu binh Nguyễn Văn Lanh cả hai lần đều lặp lại là “vì có lệnh không nổ súng nên tôi...” có lẽ văn nói của anh Lanh lúc đó đang liền mạch nên không để ý chữ trước, mà chúng tôi cũng nghĩ không quan trọng nên để như vậy. (Đây hoàn toàn là lỗi của chúng tôi chứ Tướng Lương không hề biết chi tiết này, đừng trách Tướng Lương). Còn trong các lời phỏng vấn các cựu binh khác đều là ‘Lệnh Không Nổ Súng Trước’. Không bao giờ chúng tôi nghĩ đến ngày sách ra, rất nhiều người không đọc sách, không quan tâm đến tổng thể cuốn sách, mà chỉ chăm chăm vào đúng một chữ “TRƯỚC” của cựu binh Lanh như bắt được vàng và tạo nên một làn sóng phản đối, khủng khiếp chưa từng có, đòi thu hồi, đòi huỷ diệt cuốn sách và mạt sát, đòi truy tố những người thực hiện. Còn 5 lỗi còn lại không quan trọng do chúng tôi tự tìm ra để đưa vào bảng đính chính đã in bổ sung.
Thật ra, một cuốn sách dầy dặn và quan trọng về một sự kiện bi hùng lịch sử ở Gạc Ma - Trường Sa của Tổ quốc lẽ ra như tôi và rất nhiều người mong muốn phải được nhà nước đứng tổ chức thực hiện ở NXB Sự Thật hay NXB Quân Đội Nhân Dân - Thì một đơn vị xuất bản nhỏ bé như First News - Trí Việt sẽ không phải đứng ra gian nan thực hiện suốt 4 năm qua.
Nhưng cuốn sách cũng đã được ra đời - dù chưa hoàn thiện như mong muốn - như trang đầu tiên trong sách tôi đã viết. Tôi mong rằng đây là cuốn sách không của riêng ai, mà của người Việt Nam, và rất mong tất cả mọi người cùng đóng góp, giúp tâm sức để nó hoàn thiện nhất có thể - thay vì lao vào xâu xé nó - vì những sơ sót không mong muốn. Vì nó không chỉ là cuốn sách tri ân tinh thần quả cảm của 64 người con đất Việt hy sinh mạng sống của mình vì một hòn đảo đã vĩnh viễn bị cướp đi bởi quân xâm lược - mà còn là một bằng chứng không thể chối cãi đối với Trung Quốc: Gạc Ma - Trường Sa là của Việt Nam ! Và hãy cảnh giác cao độ với Trung Quốc - Đặc khu, lời lẽ và những viên đạn bọc đường !
Các bình luận:
Lê Minh Huy Đảng đang che dấu điều gì ?
Manage
Nguyễn Văn Kiêm Ông
tướng Kiền được phong anh hùng sau khi làm tuyến đường tuần tra biên
giới nhiều tỷ tỷ đồng...có thể vì ông im lặng về Gạc Ma nên mới được
giao dự án này....khả năng sau khi uống rượu ngoại với quận thần ông đã
buộc miệng chửi tướng Lương như vậy...
Còn tướng Lương được phong anh hùng trong trận mạc rồi về quản lý bảo tàng nên uống rượu cũ của các em tây bắc biếu nên phản ứng cũng hay...còn ô tướng Tuấn ko biết vì sao ông lên tướng....???
Giờ các tướng an nhàn quá nên vác miệng CHÉM nhau phát khiếp!
Khả năng tướng Kiền kém miếng khó chịu...ai biết tướng Kiền kiếm bao nhiêu trong dự án ngàn tỷ kia kể cho quân và dân nghe nhé
ManageCòn tướng Lương được phong anh hùng trong trận mạc rồi về quản lý bảo tàng nên uống rượu cũ của các em tây bắc biếu nên phản ứng cũng hay...còn ô tướng Tuấn ko biết vì sao ông lên tướng....???
Giờ các tướng an nhàn quá nên vác miệng CHÉM nhau phát khiếp!
Khả năng tướng Kiền kém miếng khó chịu...ai biết tướng Kiền kiếm bao nhiêu trong dự án ngàn tỷ kia kể cho quân và dân nghe nhé
Tố Quyên Nguyễn Mình không phản đối quyển sách. Mình chúc các bạn chân cứng đá mềm.
Manage
Ai Thanh Ha Sợ
Trung Quốc quá và đang để nó thống trị nên mới dẹp hết những ai chửi
TQ, viết lên những sự thật về sự tàn ác của TQ, đau thật!
Manage
Thuỳ Trang Những người còn biết phân biệt đúng sai, có hiểu biết thì ai cũng nhận ra bộ mặt hèn hạ dối trá của dcs.
Manage
Write a reply...
Lê Hữu Thảo Tôi
là trưởng ban liên lạc ccb Gạc ma -HQ604 , vừa rồi tôi viết bình luận
nhưng quá dài , đến gần xong tự nhiên nó nhảy đi mất , giờ đã quá khuya
nên sáng mai tôi sẽ viết lại
Manage
Bùi Đình Thăng Cảm ơn chú vì tất cả
Manage
Trung Thanh Nguyen Tôi trân trọng bạn và tất cả những ai đã đấu tranh để ra được cuốn sách này! Xin cảm ơn!
Manage
David Tran Anh ơi! Clip này đã có trên trang diễn đàn Hoàng Sa (hoangsa.org), một phụ bản của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa do tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã lập ra, ít nhất từ 2009 rồi mà!
Manage
Nguyễn Khầu Bài
viết của ông dựa trên nhiều nguồn tư liệu! Nhưng riêng câu: " không
được bắn( hoặc nổ súng)" và không được bắn trước( hoặc nổ súng trước) "
thì khác nhau hoàn toàn chứ không phải chỉ chăm chăm vào chữ trước như
ông nghĩ đâu? Một người biên tập kém nhất
họ cũng phân biệt được bản chất khi thêm hoặc bớt chữ " trước" vào câu
nói đó? Người ta vẫn tôn vinh liệt sỹ Gạc ma thậm chí có một khu tưởng
niệm hoành tráng tại Bãi dài Cam ranh . Sự lập lờ đánh lộn con đen ?
Manage
Thành Trương Cái
kim bọc rẻ lâu ngày cũng ra ? Sự thật hiển nhiên về sự kiện Gạc Ma về
sự hi sinh của 64 đồng đội tại Gạc Ma nay đã được đưa tin để phần nào
nhân dân Việt Nam hiểu được những gì đang xảy ra với đất nước trong giai
đoạn này Cảm ơn anh nếu anh không đăng bài nhiều người sẽ ngộ nhận bởi
nhiều thông tin lệch lạc được đăng tải trên mạng xã hội !
Manage
Nguyễn Hữu Tình Chính phủ ươn hèn, sợ Trung Quốc.
Manage
Nguyễn Hữu Tình Cảm ơn anh và những người đã đấu tranh không ngừng nghỉ để cho ra đời tác phẩm này.
Manage
Khue Truong Phat Khi
đọc hai bài viết của tướng Kiền và Lương, thêm bài viết này mọi người
sẽ hiểu rõ, những kẻ nào hèn nhát,bạc nhược xấu xa,sợ sự thật đến vậy!,
họ vì cái gì??? Thật đau lòng.
P/S: Không ủng hộ kiểu cách chống TQ thời ông Lê Duẩn cũng như kiểu cách quay ngoắt 180 độ như ngày nay,chỉ cần sự thật,chân lý và đạo lý.
ManageP/S: Không ủng hộ kiểu cách chống TQ thời ông Lê Duẩn cũng như kiểu cách quay ngoắt 180 độ như ngày nay,chỉ cần sự thật,chân lý và đạo lý.
Thành Trương 3 phải mất rồi ??? Người đấy mà chờ ???
Manage
Khue Truong Phat Thành Trương
Sao!họ đi từ thái cực này sang thái cực kia là vì cái gì vậy?không dám
nói lên sự thật,khi thì mù quáng,khi thì quá hèn mạt, vấn đề là tỉnh
táo và nhìn đúng sự vật hiện tượng,giống như lời thủ tướng malaysia vừa
qua đã nói.
Manage
Write a reply...
David Tran ĐLT chỉ tay mắng và đòi thay nhà thầu Tàu ghẻ và đó mới là nguyên nhân thật sự để bị ngồi tù.
Còn tham nhũng thì ĐLT không tham nhũng. Lời cáo buộc tội "cố ý làm trái" thì vô căn cứ và mang tính chụp mũ cốt lấy được... chưa kể nếu nói về tội cố ý làm trái thì cả cái đảng này đều làm trái, từ chuyện vĩ mô là làm trái di chúc và di huấn của HCT, làm trái hiến pháp... cho đến vi mô là cái gì cũng làm trái để vơ vét. Ngay chính phiên tòa xử ĐLT cũng là một sự cố ý làm trái trắng trợn khi nó trái lý lẽ, trái đạo đức, trái pháp luật (luật tố tụng hs), trái với một số quy định của hiến pháp...
ManageCòn tham nhũng thì ĐLT không tham nhũng. Lời cáo buộc tội "cố ý làm trái" thì vô căn cứ và mang tính chụp mũ cốt lấy được... chưa kể nếu nói về tội cố ý làm trái thì cả cái đảng này đều làm trái, từ chuyện vĩ mô là làm trái di chúc và di huấn của HCT, làm trái hiến pháp... cho đến vi mô là cái gì cũng làm trái để vơ vét. Ngay chính phiên tòa xử ĐLT cũng là một sự cố ý làm trái trắng trợn khi nó trái lý lẽ, trái đạo đức, trái pháp luật (luật tố tụng hs), trái với một số quy định của hiến pháp...
Lê Duy Ninh Mình
sợ nó cài tới chớp bu thì mệt lắm . Ai cũng tin tưởng tướng Trương
Giang Long nói đúng vì ông là một vị tướng quân thuộc ngành tình báo.
Chắc gỡ không ra rồi.
Manage
Write a reply...
Le Vinh Truong Cảm ơn Ông và Nhà xuất bản!
Manage
Trương Thanh Đức Khủng khiếp!
Manage
Trương Thanh Đức Anh có lỗi với lãnh đạo là đã "nổ súng trước"!
Manage
Write a reply...
Dương Tiến Thông Chân thành và cảm động !
Manage
Lâm Minh Chánh Gạc Ma là của Việt Nam!
Manage
Nguyễn Văn Đực Hoàn toàn ủng hộ sách này.
Tiên phong kể lại GacMa anh hùng.
Nhà nước không cho phát hành.
Mà thu và cấm lấy lòng HÁNg gian
ManageTiên phong kể lại GacMa anh hùng.
Nhà nước không cho phát hành.
Mà thu và cấm lấy lòng HÁNg gian
Minhphuong Pham Cảm
ơn tác giả đã cho cộng đồng fb biết sự thật về cuốn sách đầy tâm huyết
nói về sự thật đẫm máu ở Gạc ma mà k biết vì sao sự hy sinh của 64 chiến
sĩ bảo vệ Gạc ma lại không được tri ân như đáng có !!! Thật mừng vì
sách đã được xuất bản sau bao nhiêu trở ngại...
Manage
Tien Le Trung Cảm ơn những người đã dũng cảm và kiên trì làm việc để cuốn sách được ra đời,...
Manage
Bản Sen Lính Hà Cá nhân quyết nhưng trách nhiệm tập thể, giờ vẫn vậy , nên liên tục những Gạc Ma kinh tế thất thủ.
Manage
Nhật Thành Nguyễn Nếu trong trường hợp không xuất bản được thì mong bác có thể in bản PDF rồi phát hành trên mạng :)
Manage
Viet Ha Trang Cám ơn anh cho biết sự thật vế Gạc ma.
Manage
Write a reply...
Nguyenxuan Thu Chỉ có viết lại lịch sử trung thực, tri ân những con người bỏ mình vì Tổ quốc thật gian nan, cảm phục tác giả cùng đồng nghiệp.
Manage
Ls Nguyễn Quang Ngọc Bài
viết quá hay anh Phước ạ, cố gắng lên anh, tác phẩm đã làm nhiều người
trong đó có em hiểu hơn về cuộc chiến Trường Sa. Ở cái nơi không được nổ
súng hay không được nổ súng trước nó chỉ là một chữ nhưng khác nhau về
bản chất anh ạ. Sự đánh tráo khái niệm và dối trá đã ăn mòn đạo đức xã
hội và cả tôn nghiệm luật pháp
Manage
Chánh Niệm Mừng cho quyển sách được xuất bản “Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử” .
Manage
Tran Le Hoa Tranh Khâm phục sự kiên trì, bền bỉ và tấm lòng của anh!
Manage
Tyty Nguyen Vừa
đọc vừa tắc nghẹn họng, mong linh hồn của các anh siêu thoát và phù hộ
cho đất nước Việt nam, phù hộ cho những người yêu nước tỉnh táo. Cám ơn
cả tập thể những người đã lăn lóc vì sự ra đời của “Gạc mà- vòng tròn
bất tử” !Cám ơn anh Phước !
Manage
Le Huyen Thanh Trân trọng, khâm phục và vô cùng biết ơn anh.
Manage
Võ Văn Tạo Xin kể thêm 2 tình tiết liên quan Gạc Ma và sách "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử":
1. Ngày 20/12/2008, nghe tin ngư dân Quảng Ngãi tình cờ lặn tìm sắt vụ trên tàu HQ604, phát hiện hài cốt liệt sĩ ta. Tôi xác minh qua Vùng 4 HQ, Bộ Tư lệnh HQ, Bộ Ngoại giao... để soạn bản tin "Phát hiện hài cốt liệt sĩ ở Gạc Ma" và gửi Tòa soạn Báo Tuổi Trẻ. BTV Tuổi Trẻ điện hồi âm sau 40 phút: Tòa soạn đánh giá tin hay đặc biệt, nhưng quyết định không đăng, vì lo ngại bạn đọc bức xúc, chỉ trích Nhà nước thiếu trách nhiệm hơn 20 năm...
Tôi chia bản tin cho phóng viên Nguyễn Đình Quân, thường trú tại Nha Trang (cậu ấy mách tôi manh mối sơ lược thông tin này). Ngày 21/12/2008, Tiền Phong đăng tin. Tôi gửi đường link của Tiền Phong cho Tuổi Trẻ. Ngày 22/12/2008, Tuổi Trẻ đăng tin trên báo in trong 1 BOX màu đỏ, ghi tác giả V.T (bút danh các bản tin của tôi trên Tuổi Trẻ), giữa phóng sự "Phát hiện hố chôn tập thể bộ đội ở Phú Quốc", và cập nhật lên Tuổi Trẻ onlines.
Khuya 22/12/2008, các bản tin onlines nói trên trên Tuổi Trẻ, Tiền Phong bị bóc, không có lời giải thích, xin lỗi bạn đọc.
2. Đầu 2016, được biết cuốn sách "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" gặp trở ngại khâu giấy phép xuất bản, tôi điện trao đổi cùng nhà báo Lê Xuân Trung ở Tuổi Trẻ. Trung nói, do chất lượng biên tập yếu, không phải do "nhạy cảm". Tôi không đồng ý, và đáp: chuyện đó của NXB và Cty phát hành, họ chẳng lo thì thôi (sách dở thì bán ế), cơ quan quản lý xuất bản không có lý do gì phải lo hộ.
Điện hỏi anh Lê Mã Lương, anh bức xúc kể nỗi trần ai khâu giấy phép, và cho biết: các cơ quan quản lý cứ đẩy hết cơ quan này, đến cấp kia, và còn lập cả Hội đồng thẩm định Quốc gia với cuốn sách... Bản thảo đã được trao cho Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khá lâu (khi tại chức), và tướng Thanh hứa sẽ sớm có ý kiến, nhưng đến nay vẫn bặt tăm.
Tôi liền nhắn tin cho tân Trưởng Ban Tuyên giáo TW Võ Văn Thưởng, đề nghị lưu tâm tháo gỡ. Anh Thưởng có nhắn hồi âm cảm ơn tin nhắn. Tuy vậy, 2 năm rưỡi sau, cuốn sách mới được ra mắt công chúng một cách chẳng suôn sẻ, do vài người, đặc biệt là thiếu tướng Hoàng Kiền, nguyên Tư lệnh Công binh, định kiến với tướng Lê Mã Lương, lên tiếng mạt sát anh hoàn toàn vô lối, đòi thu hồi sách, xử lý NXB và tướng Lương... trong khi tướng Kiền chưa hề cầm cuốn sách trên tay.
Hai sự việc trên cho thấy: nỗi khiếp nhược khi động đến vụ thảm sát Gạc Ma ám ảnh rất nặng quan chức quản lý truyền thông, xuất bản và lãnh đạo các báo quốc doanh. Hầu như ai cũng trọng cái ghế dưới đít họ hơn Tổ quốc, đồng bào, máu xương chiến sĩ.
Manage1. Ngày 20/12/2008, nghe tin ngư dân Quảng Ngãi tình cờ lặn tìm sắt vụ trên tàu HQ604, phát hiện hài cốt liệt sĩ ta. Tôi xác minh qua Vùng 4 HQ, Bộ Tư lệnh HQ, Bộ Ngoại giao... để soạn bản tin "Phát hiện hài cốt liệt sĩ ở Gạc Ma" và gửi Tòa soạn Báo Tuổi Trẻ. BTV Tuổi Trẻ điện hồi âm sau 40 phút: Tòa soạn đánh giá tin hay đặc biệt, nhưng quyết định không đăng, vì lo ngại bạn đọc bức xúc, chỉ trích Nhà nước thiếu trách nhiệm hơn 20 năm...
Tôi chia bản tin cho phóng viên Nguyễn Đình Quân, thường trú tại Nha Trang (cậu ấy mách tôi manh mối sơ lược thông tin này). Ngày 21/12/2008, Tiền Phong đăng tin. Tôi gửi đường link của Tiền Phong cho Tuổi Trẻ. Ngày 22/12/2008, Tuổi Trẻ đăng tin trên báo in trong 1 BOX màu đỏ, ghi tác giả V.T (bút danh các bản tin của tôi trên Tuổi Trẻ), giữa phóng sự "Phát hiện hố chôn tập thể bộ đội ở Phú Quốc", và cập nhật lên Tuổi Trẻ onlines.
Khuya 22/12/2008, các bản tin onlines nói trên trên Tuổi Trẻ, Tiền Phong bị bóc, không có lời giải thích, xin lỗi bạn đọc.
2. Đầu 2016, được biết cuốn sách "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" gặp trở ngại khâu giấy phép xuất bản, tôi điện trao đổi cùng nhà báo Lê Xuân Trung ở Tuổi Trẻ. Trung nói, do chất lượng biên tập yếu, không phải do "nhạy cảm". Tôi không đồng ý, và đáp: chuyện đó của NXB và Cty phát hành, họ chẳng lo thì thôi (sách dở thì bán ế), cơ quan quản lý xuất bản không có lý do gì phải lo hộ.
Điện hỏi anh Lê Mã Lương, anh bức xúc kể nỗi trần ai khâu giấy phép, và cho biết: các cơ quan quản lý cứ đẩy hết cơ quan này, đến cấp kia, và còn lập cả Hội đồng thẩm định Quốc gia với cuốn sách... Bản thảo đã được trao cho Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khá lâu (khi tại chức), và tướng Thanh hứa sẽ sớm có ý kiến, nhưng đến nay vẫn bặt tăm.
Tôi liền nhắn tin cho tân Trưởng Ban Tuyên giáo TW Võ Văn Thưởng, đề nghị lưu tâm tháo gỡ. Anh Thưởng có nhắn hồi âm cảm ơn tin nhắn. Tuy vậy, 2 năm rưỡi sau, cuốn sách mới được ra mắt công chúng một cách chẳng suôn sẻ, do vài người, đặc biệt là thiếu tướng Hoàng Kiền, nguyên Tư lệnh Công binh, định kiến với tướng Lê Mã Lương, lên tiếng mạt sát anh hoàn toàn vô lối, đòi thu hồi sách, xử lý NXB và tướng Lương... trong khi tướng Kiền chưa hề cầm cuốn sách trên tay.
Hai sự việc trên cho thấy: nỗi khiếp nhược khi động đến vụ thảm sát Gạc Ma ám ảnh rất nặng quan chức quản lý truyền thông, xuất bản và lãnh đạo các báo quốc doanh. Hầu như ai cũng trọng cái ghế dưới đít họ hơn Tổ quốc, đồng bào, máu xương chiến sĩ.
Trần Thị Hằng Khâm phục, rất khâm phục
Manage
Phúc Hương Phan Đọc
bài viết mà cảm xúc sâu lắng lí trí trào dâng, cầu xin Trời Phật cho
các linh hồn cs chứng minh cho đất nước VN bi thương và hùng tráng...
Cảm ơn tất cả những con người đã hi sinh cho đất nước được tồn vinh
Manage
Tien Ngo Xuan Đây mới là lịch sử , đưa vào sách giáo khoa . Cám ơn tác giả và cộng sự nhiều .
Manage
Huong Dang Vì khao khát sự thật, nên người đọc đang dồn gách nặng cho First News quá rồi.
Manage
Huong Dang Đọc thêm ý kiến của TS Trần Đức Anh Sơn https://www.facebook.com/anhson.tranduc/posts/10210440127194071Manage
Anh Son Tran Duc is with Nguyễn Văn Phước and Tran Duc Anh Son.
MỘT STATUS BUỒN, RẤT BUỒN…
1. Mấy ngày sau khi cuốn sách “Gạc Ma. Vòng tròn bất tử” (do First News chủ biên và hợp tác với Nxb Văn học xuất bản) được phát hành, thì trên mạng xã hội và trên các phương tiện truyền thông chính thống do nhà nước kiểm soát xuất hiện một làn sóng chỉ trích cuốn sách này vì những “sai sót” trong nội dung cuốn sách.
Tôi đã đọc bản đính chính những chỗ sai sót của cuốn sách, do anh Nguyễn Văn Phước (Giám đốc First News) gửi qua messenger cho tôi, và đã post lên FB bản đính chính đó để mọi người được biết.
Theo tôi, sách viết không chính xác một số chi tiết thì phải xin lỗi những người liên quan trong nội dung cuốn sách, xin lỗi độc giả và phải đính chính, thậm chí phải thu hồi để sách cũ và “đền” sách mới cho những ai đã mua.
Đó là việc xưa nay những nhà xuất bản tử tế trên thế giới đều phải làm, đã làm và sẽ tiếp tục làm. First News vì uy tín và sự sống còn của mình, thì cũng phải làm thôi.
Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ: đây không phải là cuốn sách bình thường như bao cuốn sách khác, mà là cuốn sách công bố những điều mà những kẻ có quyền lực, vì một lý do nào đó, không muốn công bố và không muốn cho phép người khác công bố những điều mà cuốn sách này đã công bố.
Vì thế, với những sai sót cụ thể như trong bản đính chính đã được First News công bố, thì người ta không quan tâm nhiều lắm. Chủ yếu là họ quan tâm đến việc CÓ hay KHÔNG “lệnh cấm nổ súng” hay “lệnh cấm nổ súng TRƯỚC” mà thôi.
Một nhân chứng trong cuộc chiến này là hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, đã cung cấp thông tin cho nhóm làm sách một chi tiết, được in trong sách: “Tôi tính lượm khẩu súng của tên chỉ huy (Trung Quốc - TĐAS chú thêm) để bắn chết nó nhưng vì có lệnh KHÔNG ĐƯỢC NỔ SÚNG (TĐAS nhấn mạnh) nên thôi. Nếu cho thì tôi đã bắn chết nó rồi, rốt cuộc tôi bị nó đâm lê vào người và bị đạn bắn ngã ngửa” (tr. 43, xem ảnh 2).
Một nhân chứng khác là Thuyền trưởng tàu HQ 505 Vũ Huy Lễ, người đã ra lệnh lái chiếc tàu này lao lên bãi đá Cô Lin trong sáng ngày 14/3/1988, trở thành “công sự khổng lồ dài tới 100 m, rộng 18 m án ngữ lối lên bãi Cô Lin” để bảo vệ Cô Lin, và chỉ với 10 người, với trang bị là súng bộ binh, nhưng dựa vào “công sự” HQ 505 này, họ đã quyết tâm bảo vệ đá Cô Lin đến cùng đã thành công, khiến cho Trung Quốc thấy “tàu của Việt Nam đã lên bãi cạn, không thể chìm nữa, phía Trung Quốc bắn thêm 1 đợt nữa rồi lùi ra xa” (tr. 79, xem ảnh số 5). Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã cùng với 9 đồng đội đã kiên trì bám trụ trên “bệ pháo HQ 505” ở Cô Lin suốt 2 tháng. Đó là những ngày tháng cực kỳ căng thẳng khi hàng ngày phải đối phó với sự uy hiếp, đe dọa của tàu Trung Quốc (xem nội dung ở các ảnh 5, 6, 7). Ông kể: “Có lúc tàu Trung Quốc đến rất gần, nghĩ đến anh em trên tàu HQ 604 đã hy sinh, những người bảo vệ Cô Lin trên tàu HQ 505 rất căm phẫn, muốn sử dụng DKZ, B40, B41 bắn chìm tàu đối phương. Nhưng khi báo cáo về quyết tâm bắn để báo thù cho tàu HQ 604, Sở chỉ huy trả lời: “Nắm vững đối sách trên biển, chỉ nổ súng khi đối phương đổ quân lên tàu, lên đảo…” (tr. 80, xem ảnh 7). Như vậy là sau khi Trung Quốc đã nổ súng sát hại 64 chiến sĩ hải quân và công binh Việt Nam rồi, thì những người bảo vệ Cô Lin vẫn chưa được phép nổ súng, mà phải đợi quân xâm lược Trung Quốc nổ súng trước (lần thứ n) thì mới được chống trả.
Nhiều người, sĩ quan cao cấp có, đám DLV có và những kẻ chửi thuê trên mạng cũng có, đã cho rằng đây là “cuốn sách phản động”. Họ chửi rửa Thiếu tướng Lê Mã Lương với những ngôn từ bẩn thỉu, chụp mũ chính trị ông ấy và đề nghị xem xét kỷ luật những người viết sách, khi chưa đọc cuốn sách này, cũng chỉ vì chi tiết “không được nổ súng” hay “không được nổ súng TRƯỚC” này.
Tuy nhiên, tôi tin những người lính trực tiếp chiến đấu ở Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao. Họ bị quân thù bắn xối xả, muốn phản kháng lại, dù bằng vũ khí yếu hơn, nhưng họ đã không làm vì “có lệnh của trên”. Lệnh đó tôi tin không bao giờ có bằng văn bản, mà chỉ phổ biến tới những người lính. Người trực tiếp ra lệnh cho họ ở trận tiền thì đã hy sinh. Người còn sống kể lại lý do vì sao anh không nổ súng cho những người làm sách thì thấp cổ bé họng, nói ra thì bị cho là nói sai sự thật. Tôi nghĩ: giữa phút sinh tử ấy, không ai nói dối làm gì, trừ khi ai đó ép buộc họ phải nói dối.
1. Mấy ngày sau khi cuốn sách “Gạc Ma. Vòng tròn bất tử” (do First News chủ biên và hợp tác với Nxb Văn học xuất bản) được phát hành, thì trên mạng xã hội và trên các phương tiện truyền thông chính thống do nhà nước kiểm soát xuất hiện một làn sóng chỉ trích cuốn sách này vì những “sai sót” trong nội dung cuốn sách.
Tôi đã đọc bản đính chính những chỗ sai sót của cuốn sách, do anh Nguyễn Văn Phước (Giám đốc First News) gửi qua messenger cho tôi, và đã post lên FB bản đính chính đó để mọi người được biết.
Theo tôi, sách viết không chính xác một số chi tiết thì phải xin lỗi những người liên quan trong nội dung cuốn sách, xin lỗi độc giả và phải đính chính, thậm chí phải thu hồi để sách cũ và “đền” sách mới cho những ai đã mua.
Đó là việc xưa nay những nhà xuất bản tử tế trên thế giới đều phải làm, đã làm và sẽ tiếp tục làm. First News vì uy tín và sự sống còn của mình, thì cũng phải làm thôi.
Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ: đây không phải là cuốn sách bình thường như bao cuốn sách khác, mà là cuốn sách công bố những điều mà những kẻ có quyền lực, vì một lý do nào đó, không muốn công bố và không muốn cho phép người khác công bố những điều mà cuốn sách này đã công bố.
Vì thế, với những sai sót cụ thể như trong bản đính chính đã được First News công bố, thì người ta không quan tâm nhiều lắm. Chủ yếu là họ quan tâm đến việc CÓ hay KHÔNG “lệnh cấm nổ súng” hay “lệnh cấm nổ súng TRƯỚC” mà thôi.
Một nhân chứng trong cuộc chiến này là hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, đã cung cấp thông tin cho nhóm làm sách một chi tiết, được in trong sách: “Tôi tính lượm khẩu súng của tên chỉ huy (Trung Quốc - TĐAS chú thêm) để bắn chết nó nhưng vì có lệnh KHÔNG ĐƯỢC NỔ SÚNG (TĐAS nhấn mạnh) nên thôi. Nếu cho thì tôi đã bắn chết nó rồi, rốt cuộc tôi bị nó đâm lê vào người và bị đạn bắn ngã ngửa” (tr. 43, xem ảnh 2).
Một nhân chứng khác là Thuyền trưởng tàu HQ 505 Vũ Huy Lễ, người đã ra lệnh lái chiếc tàu này lao lên bãi đá Cô Lin trong sáng ngày 14/3/1988, trở thành “công sự khổng lồ dài tới 100 m, rộng 18 m án ngữ lối lên bãi Cô Lin” để bảo vệ Cô Lin, và chỉ với 10 người, với trang bị là súng bộ binh, nhưng dựa vào “công sự” HQ 505 này, họ đã quyết tâm bảo vệ đá Cô Lin đến cùng đã thành công, khiến cho Trung Quốc thấy “tàu của Việt Nam đã lên bãi cạn, không thể chìm nữa, phía Trung Quốc bắn thêm 1 đợt nữa rồi lùi ra xa” (tr. 79, xem ảnh số 5). Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã cùng với 9 đồng đội đã kiên trì bám trụ trên “bệ pháo HQ 505” ở Cô Lin suốt 2 tháng. Đó là những ngày tháng cực kỳ căng thẳng khi hàng ngày phải đối phó với sự uy hiếp, đe dọa của tàu Trung Quốc (xem nội dung ở các ảnh 5, 6, 7). Ông kể: “Có lúc tàu Trung Quốc đến rất gần, nghĩ đến anh em trên tàu HQ 604 đã hy sinh, những người bảo vệ Cô Lin trên tàu HQ 505 rất căm phẫn, muốn sử dụng DKZ, B40, B41 bắn chìm tàu đối phương. Nhưng khi báo cáo về quyết tâm bắn để báo thù cho tàu HQ 604, Sở chỉ huy trả lời: “Nắm vững đối sách trên biển, chỉ nổ súng khi đối phương đổ quân lên tàu, lên đảo…” (tr. 80, xem ảnh 7). Như vậy là sau khi Trung Quốc đã nổ súng sát hại 64 chiến sĩ hải quân và công binh Việt Nam rồi, thì những người bảo vệ Cô Lin vẫn chưa được phép nổ súng, mà phải đợi quân xâm lược Trung Quốc nổ súng trước (lần thứ n) thì mới được chống trả.
Nhiều người, sĩ quan cao cấp có, đám DLV có và những kẻ chửi thuê trên mạng cũng có, đã cho rằng đây là “cuốn sách phản động”. Họ chửi rửa Thiếu tướng Lê Mã Lương với những ngôn từ bẩn thỉu, chụp mũ chính trị ông ấy và đề nghị xem xét kỷ luật những người viết sách, khi chưa đọc cuốn sách này, cũng chỉ vì chi tiết “không được nổ súng” hay “không được nổ súng TRƯỚC” này.
Tuy nhiên, tôi tin những người lính trực tiếp chiến đấu ở Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao. Họ bị quân thù bắn xối xả, muốn phản kháng lại, dù bằng vũ khí yếu hơn, nhưng họ đã không làm vì “có lệnh của trên”. Lệnh đó tôi tin không bao giờ có bằng văn bản, mà chỉ phổ biến tới những người lính. Người trực tiếp ra lệnh cho họ ở trận tiền thì đã hy sinh. Người còn sống kể lại lý do vì sao anh không nổ súng cho những người làm sách thì thấp cổ bé họng, nói ra thì bị cho là nói sai sự thật. Tôi nghĩ: giữa phút sinh tử ấy, không ai nói dối làm gì, trừ khi ai đó ép buộc họ phải nói dối.
2. Trong những ngày này, tôi đang miệt mài lập hồ sơ tên đường cho đề
tài “Ngân hàng tên đường tỉnh Khánh Hòa”. Tôi đã lập hồ sơ của 21 thực
thể địa lý thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đang quản lý, và hơn 10
tên của các thể địa lý khác trước đây Việt Nam đã kiểm soát nhưng nay bị
Trung Quốc, Philippines, Đài Loan và Malaysia chiếm đóng để đưa vào
“ngân hàng tên đường”. Tôi cũng chọn lọc tên của 10 liệt sĩ đã hy sinh
trong trận chiến Gạc Ma để lập hồ sơ, đưa vào “ngân hàng tên đường” (đợt
1) và tiếp tục lập hồ sơ của những liệt sĩ khác để đưa vào “ngân hàng
tên đường” (đợt 2).
Vì công việc này, tôi tìm đọc nhiều tài liệu có liên quan về quần đảo Trường Sa, về Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao và trận chiến ngày 14/3/1988. Trong số đó có cuốn sách “Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía Nam (DK1)”, do Bộ Tư lệnh Hải quân - Cục Chính trị chủ biên, Nxb Thông tin và Truyền thông xuất bản năm 2015.
Và, khi viết hồ sơ cho đá Cô Lin và đá Len Đao, tôi thấy trong phần viết về đá Cô Lin trong cuốn sách này không có dòng nào viết về trận chiến ngày 14/3/1988, về việc Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ cho tàu HQ 505 lao lên bãi đá Cô Lin, biến chiếc tàu này thành công sự và bảo vệ thành công chủ quyền của Việt Nam tại đá Cô Lin trước sự tấn công xâm lược của Trung Quốc (xem các ảnh 9 và 10), không hề nhắc đến cuộc chiến đấu bảo vệ Cô Lin đầy quả cảm của các anh trong phần viết về địa danh bi tráng này.
Tuy nhiên, trong phần viết về đá Len Đao ở trang kế tiếp thì sách này có ghi mấy dòng ít ỏi như sau: “Sự kiện ngày 14/3/1988 còn mãi in đậm trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam khi Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Trường Sa. Trong sự kiện này 64 cán bộ, chiến sĩ cùng 3 tàu đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng biển cả. Các anh đã anh dũng ngã xuống khi tuổi đời còn tươi đẹp nhất…” (tr. 101, xem ảnh 11).
Tên của cuốn sách là “Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía Nam (DK1)”. Cái mà độc giả cần biết nhất thì không viết, hoặc viết 1 cách cảm tính “Sự kiện ngày 14/3/1988 còn mãi in đậm trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam…”, khi mà thông tin về sự kiện Trung Quốc thảm sát các chiến sĩ hải quân và công binh Việt Nam ở Gạc Ma ngày 14/8/1988 thì mãi đến những năm gần đây mới được công bố trên một số phương tiện truyền thông của nhà nước. Và rất nhiều người dân còn không biết ngày 14/3 là ngày gì?, những người dân tự phát tổ chức kỷ niệm ở Hà Nội, Sài Gòn… còn bị quấy phá, ngăn cản, thì lấy đâu ra chuyện “còn mãi in đậm trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam” như cuốn sách chính thống này viết.
Vậy nên, khi đọc và so sánh nội dung hai cuốn sách: “Gạc Ma. Vòng tròn bất tử” và “Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía Nam (DK1)”, thì tôi đã rõ vì sao cuốn “Gạc Ma. Vòng tròn bất tử” bị “lên bờ, xuống ruộng” cả trước, trong và sau khi xuất bản.
Và, tôi cũng đã rõ ai là người nói thật, ai là người nói dối, và VÌ SAO LẠI THẾ?
Tôi nghĩ: bạn bè tôi ai đọc bài này trên FB của tôi, chắc cũng có suy nghĩ như tôi. Để rồi, tôi, các bạn, những người đã chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc ở Gạc Ma may mắn còn sống sót và thân nhân của những liệt sĩ Gạc Ma sẽ phải lặng lẽ nuốt nước mắt vào trong tâm can mà thôi.
Quá buồn phải không các bạn?
TRẦN ĐỨC ANH SƠN (@ Đà thành, Quảng Nam quốc)
Vì công việc này, tôi tìm đọc nhiều tài liệu có liên quan về quần đảo Trường Sa, về Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao và trận chiến ngày 14/3/1988. Trong số đó có cuốn sách “Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía Nam (DK1)”, do Bộ Tư lệnh Hải quân - Cục Chính trị chủ biên, Nxb Thông tin và Truyền thông xuất bản năm 2015.
Và, khi viết hồ sơ cho đá Cô Lin và đá Len Đao, tôi thấy trong phần viết về đá Cô Lin trong cuốn sách này không có dòng nào viết về trận chiến ngày 14/3/1988, về việc Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ cho tàu HQ 505 lao lên bãi đá Cô Lin, biến chiếc tàu này thành công sự và bảo vệ thành công chủ quyền của Việt Nam tại đá Cô Lin trước sự tấn công xâm lược của Trung Quốc (xem các ảnh 9 và 10), không hề nhắc đến cuộc chiến đấu bảo vệ Cô Lin đầy quả cảm của các anh trong phần viết về địa danh bi tráng này.
Tuy nhiên, trong phần viết về đá Len Đao ở trang kế tiếp thì sách này có ghi mấy dòng ít ỏi như sau: “Sự kiện ngày 14/3/1988 còn mãi in đậm trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam khi Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Trường Sa. Trong sự kiện này 64 cán bộ, chiến sĩ cùng 3 tàu đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng biển cả. Các anh đã anh dũng ngã xuống khi tuổi đời còn tươi đẹp nhất…” (tr. 101, xem ảnh 11).
Tên của cuốn sách là “Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía Nam (DK1)”. Cái mà độc giả cần biết nhất thì không viết, hoặc viết 1 cách cảm tính “Sự kiện ngày 14/3/1988 còn mãi in đậm trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam…”, khi mà thông tin về sự kiện Trung Quốc thảm sát các chiến sĩ hải quân và công binh Việt Nam ở Gạc Ma ngày 14/8/1988 thì mãi đến những năm gần đây mới được công bố trên một số phương tiện truyền thông của nhà nước. Và rất nhiều người dân còn không biết ngày 14/3 là ngày gì?, những người dân tự phát tổ chức kỷ niệm ở Hà Nội, Sài Gòn… còn bị quấy phá, ngăn cản, thì lấy đâu ra chuyện “còn mãi in đậm trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam” như cuốn sách chính thống này viết.
Vậy nên, khi đọc và so sánh nội dung hai cuốn sách: “Gạc Ma. Vòng tròn bất tử” và “Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực thềm lục địa phía Nam (DK1)”, thì tôi đã rõ vì sao cuốn “Gạc Ma. Vòng tròn bất tử” bị “lên bờ, xuống ruộng” cả trước, trong và sau khi xuất bản.
Và, tôi cũng đã rõ ai là người nói thật, ai là người nói dối, và VÌ SAO LẠI THẾ?
Tôi nghĩ: bạn bè tôi ai đọc bài này trên FB của tôi, chắc cũng có suy nghĩ như tôi. Để rồi, tôi, các bạn, những người đã chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc ở Gạc Ma may mắn còn sống sót và thân nhân của những liệt sĩ Gạc Ma sẽ phải lặng lẽ nuốt nước mắt vào trong tâm can mà thôi.
Quá buồn phải không các bạn?
TRẦN ĐỨC ANH SƠN (@ Đà thành, Quảng Nam quốc)
Write a reply...
Di Thiên Lương Tôi
xin anh bài viết này. Tôi cũng là một cựu quân nhân, khi đọc
bài viết của anh mà nao lòng quá. Chân thành cám ơn anh.
Manage
Phú Hòa Đặng Ngọc Trân trọng!! Xin nhắc lại sớm chuyển ngữ , đặc biệt tiếng Trung!
Manage
Kim Oanh Do Trân trọng nghĩa cử của anh với những người đã nằm xuống và gia đình họ.
Manage
Ngọc Phương Nam Cảm
ơn!mọi chuyện rõ ràng sẽ giúp mọi người hiểu rõ giá trị của cuốn sách
và tấm lòng quí giá của tác giả.tôi đã được nghe một câu chuyện cảm động
về sự kiện này: có lần, khoảng 2013 gì đó, chúng ta định tổ chức lễ
tưởng niệm sự kiện gạc ma tại khánh hòa.
Nhưng vì những lý do nào đó phải dừng lại.các cháu sinh viên đã âm thầm
đi quyên góp tiền, đến từng nhà các liệt sĩ gạc ma để thăm hỏi.con cháu
chúng ta đáng tự hào thế đấy. Còn ai đó sợ. Nỗi sợ mơ hồ không tên và
có tên...thật xấu hổ.chúng ta không kích động hằn thù dân tộc.nhưng cố
tình quên những người anh hùng hy sinh vì biển, đảo tổ quốc là ngu ngốc,
hèn nhát, vô ơn và có tội!
Manage
Nguyễn Ngọc Hà Cảm
ơn anh Nguyễn Văn Phước, nhân danh một người lính già trước 1975. Xin
phép được chia sẻ bài viết này như một lời tri ân với những anh linh
Liệt sĩ của dân tộc ta.
Manage
Anh Tuan Nguyen Cám ơn những nỗ lực không mệt mỏi của Nguyễn Văn Phước thật nhiều nhé! Hãy tin tưởng nhân dân luôn ở bên bạn!!!
Manage
Usa Caterpillars Nếu có thể dc xin hãy dịch ra nhiều ngoại ngữ.( Anh-phap- Trung - Nhat)
Manage
Doan Viet Hung Đang dịch ra tiếng Anh, để thế giới biết rõ dã tâm tàn ác của giặc Tàu.
Manage
Write a reply...
Nga Nguyen Cảm phục anh, Nguyễn Văn Phước
Manage
Bien Xanh Nguyen Cảm
ơn tác giả Nguyễn Văn Phước đã quá vất vả khi ra cuốn sách! Dù có những
kẻ muốn im lặng và không muốn nhân dân đọc được sự thật những gì đã xảy
ra tại Gạc ma 14/3/1988...nhưng bằng tình yêu nước,bằng sự biết ơn
trước những hy sinh của 64 chiến sĩ bảo
vệ đảo,nhân dân tự cảm nhận được bản chất thật của sự việc ! Thật đáng
trân trọng việc làm của tác giả và càng thấy hổ thẹn cho những kẻ cố
tình muốn mọi sự kiện về Gạc ma sẽ rơi vào quên lãng! Rồi lịch sử nước
nhà sẽ phán xét những kẻ đó!
Manage
Cuong Pham Manh Cảm ơn những tấm lòng nhân ái
Manage
Nguyễn Hữu Hiệu Không
lên án đích danh kẻ thảm sát và tôn vinh không đúng mức các cán bộ
chiến sĩ hy sinh vì bảo vệ chủ quyền biển đảo mới là đáng xấu hổ và có
lỗi với tổ tiên.
Manage
Write a reply...
Tuan Hadinh Nhà văn,nhà báo vĩ đại.Những tác phẩm như thế này sẽ sống mãi với thời gian.
Manage
Hoang Ha Nguyen Cảm
ơn những người là góp sức ra sách Gạc Ma- VTBT. Năm 2014 xảy ra vụ giàn
khoan TQ xâm chiếm Biển Đông, tôi đã sáng tác bài " Gạc ma Ngọn cờ tổ
quốc" về cuộc thảm sát Gạc Ma 1988 theo tư liệu sưu tầm trên internet.
Bài hát này đã được báo TNO đăng bài phỏng vấn. Mời các bạn nghe: https://youtu.be/QnE_s_C5rfkManage
youtube.com
Dinh Dung Nguyen Một
bằng chứng khẳng định "chúng nó" đặt tinh thần quốc tế cộng sản lên
trên tinh thần dân tộc, lên trên những người đã giác ngộ đi theo chúng
nó và hy sinh nhưng chỉ vì sự hứa hẹn bằng nước bọt bảo kê của thằng anh
mà chúng phủi tay ngay với những người chiến sĩ hy sinh vì chúng.
Manage
Văn Xương Bùi Đừng lợi dụng!
Manage
Write a reply...
Huong Quynh Cảm ơn anh Phước!
Manage
Đặng Như Cương Cần
đưa cuốn sách này vào chương trình lịch sử cho con cháu chúng ta học để
chúng biết và quyết tâm đấu tranh đòi lại các quần đảo của VN đã bị
quân TQ xâm chiếm !
Manage
An Bình Chu Tác
giả thật tuyệt vời, đau đớn vô cùng khi xem clip, anh Thiếu uý Hải quân
QĐNDVN mãi mãi là anh bộ đội cụ Hồ anh hùng, hình ảnh anh sẽ sống mãi
với Quân đội nhân dân Việt Nam bất diệt, là tấm gương sáng chói cho mọi
thế hệ người Việt noi theo trong đấu
tranh bảo vệ tổ quốc, vùng trời, vùng biển, hải đảo thân yêu của Tổ quốc
Việt Nam, 64 chiến sỹ là những bông hoa đẹp nhất, máu họ đã hoà với
nước biển xanh giữ vững độc lập chủ quyền của Đất nước. Xin thắp một nén
hương lòng tới các anh, cảm ơn tác giả và các cộng sự rất nhiều
Manage
Hường Nguyễn Ko
hiểu chánh quyền hay tà quyền mà lại dấu nhẹm lịch sử , ko dám công
khai kẻ cướp đất đai bắn giết đồng bào , ko dám tưởng niệm và ra sức
ngăn cản n ai dám đề cập đến những liệt sỹ Gạc ma ( nói riêng ) và các
chiến sĩ trong ct biên giới phía bắc nói chung . Tôi tự hỏi cq của ai - của nd Vn hay là chư hầu của tq .
Xin cám ơn những con người đã bất chấp khó khăn , bất chấp cường quyền để làm nên " Vòng tròn Gạc Ma ..." để phơi bày mặt thật của" tình anh em hữu nghị , làng giềng tốt 16 chữ vàng " .
ManageXin cám ơn những con người đã bất chấp khó khăn , bất chấp cường quyền để làm nên " Vòng tròn Gạc Ma ..." để phơi bày mặt thật của" tình anh em hữu nghị , làng giềng tốt 16 chữ vàng " .
Nguyen Ky Nam Cám
ơn tác giả, hãy trả lại sự thật những gì là sự thật. Những từ ngữ mỹ
miều về 4 tốt và 16 chữ vàng chỉ là đạo đức giả bởi đó là bản chất của
CS TQ
Manage
Nguyenxuan Thu Chỉ
có nói lại cái chết vì nước cũng bị đe doạ, làm khó dễ, anh linh 64
liệt sĩ ngậm cười nơi chín suối. Ai còn chịu hy sinh vì tổ quốc khi bị
lâm nguy, quên lãng những cái chết vì nước là tội ác, là vô ơn, huỷ diệt
lòng yêu nước. Chỉ có kẻ bán nước mới cố tình quên các liệt sĩ.
Manage
Doan Viet Hung Rất chính xác.
Manage
Write a reply...
Minh Tâm Nguyễn Đất
nước vn đã phải chịu bao khổ đau của bọn tàu rồi...chỉ có nhân
dân...tất cả chúng ta mới bảo vệ được đất nước mình....hãy nói ko với
trung quốc...ko cho trung quốc vào dù chỉ một ngày...lịch sử sẽ phán
xét nhũng kẻ như lê chiêu thống
Manage
Write a reply...
Nguyễn Quốc Khanh Cảm ơn anh!
Manage
Van Chi Ngo Lịch sử luôn là sự thật vì nó đã xẩy ra..có thể dấu diếm một thời gian nào đó thôi..
Manage
Doan Viet Hung Bài
viết rất hay và trung thực, tập thể First News-Trí Việt với lòng yêu
nước vô bờ bến đã rất dũng cảm biên soạn và xuất bản cuốn “Gạc Ma-Vòng
Tròn Bất Tử”
Manage
Ha Son Binh Mời đểu.
Manage
Ha Son Binh Sao các a ko ý kiến đi. Chả lẽ chỉ tranh luận bên tường nhà mình?
Manage
Write a reply...
Lê Hữu Thảo Tôi cũng như anh em ccb GM biết rất rõ về hành trình gian nan của quyển sách GM - VTBT này .
Chúng tôi biết anh Phước rất tâm huyết và tốn rất nhiều công sức tiền của vào nó vì muốn sự kiện bi hùng này được phổ biến rộng rãi hơn với quần chúng trong xh . Khi dấn thân vào công việc đầy nguy hiểm này từ khi phôi thai cho đến ngày đứa con tinh thần vừa ra đời thì bị dậy sóng vì những sai sót trong đó . Ai đọc sách rồi thì mới cảm nhận được một phần sự khắc nghiệt của chiến tranh , sự khắc khoải của những bà mẹ những người con đã cạn nước mắt , những người ccb luôn đau đáu về ký ức về đồng đội .
Những việc anh làm cho các gd thân nhân liệt sĩ như đã có trong stt là sự thật .
ManageChúng tôi biết anh Phước rất tâm huyết và tốn rất nhiều công sức tiền của vào nó vì muốn sự kiện bi hùng này được phổ biến rộng rãi hơn với quần chúng trong xh . Khi dấn thân vào công việc đầy nguy hiểm này từ khi phôi thai cho đến ngày đứa con tinh thần vừa ra đời thì bị dậy sóng vì những sai sót trong đó . Ai đọc sách rồi thì mới cảm nhận được một phần sự khắc nghiệt của chiến tranh , sự khắc khoải của những bà mẹ những người con đã cạn nước mắt , những người ccb luôn đau đáu về ký ức về đồng đội .
Những việc anh làm cho các gd thân nhân liệt sĩ như đã có trong stt là sự thật .
Nguyễn Hồng Quân khóc như mưa
Manage
Nam Cuong Nguyen Năm 1988, các báo đài có nói nhièu về Gạc Ma, lời lẽ
không đến mức hèn hạ như thời gian gần đây đâu. Nếu First New có điều kiện, thì liên lạc với các báo Nhân Dân, Quân Đội hoặc cục Lưu trữ quốc gia đề nghị sao chụp các bài viết, xã luận về sự kiện Gạc Ma còn lưu tại các cơ quan trên. Lưu ý các số báo đăng cuối tháng 3 và toàn bộ tháng 4/1988 để tiện truy cứu,
Managekhông đến mức hèn hạ như thời gian gần đây đâu. Nếu First New có điều kiện, thì liên lạc với các báo Nhân Dân, Quân Đội hoặc cục Lưu trữ quốc gia đề nghị sao chụp các bài viết, xã luận về sự kiện Gạc Ma còn lưu tại các cơ quan trên. Lưu ý các số báo đăng cuối tháng 3 và toàn bộ tháng 4/1988 để tiện truy cứu,
Nguyễn Văn Phước Rất chính xác - vào thời gian đó - và suốt sau đó im bặt một cách kỳ lạ - từ năm 1990. https://trithucvn.net/.../lan-dau-duoc-khoc-cong-khai.htmlManage
trithucvn.net
Nam Cuong Nguyen Nguyễn Văn Phước, khi nào tôi lấy được một vài tờ báo đầu năm 1988 sẽ chuyển tới First New
Manage
Write a reply...
Thanh Hung Nguyen Nếu
không phải là 64 mà là 640 hay hơn nữa thì có còn sống khi bọn Tàu
khựa tráo trở nã đạn dã man vào bộ đội ta. Đây là đại diện biểu tượng
QĐND VN và Quốc gia VN chứ không đơn thuần 64 chiến sĩ hy sinh. Họ coi
thường sinh mạng mình để cho dân tộc VN bình an chứ không thể chết oan
uổng. Không những không ca ngợi sự hy sinh đó mà còn cấm đoán là tội ác
với họ và với quốc gia dân tộc.
Manage
Huynh Phong ỦNG HỘ ANH PHƯỚCManage
Xuong Huu Dang Cái
XH này kỳ quặc thật những người làm việc đền ơn đáp nghĩa những chiến
sỹ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ tổ quốc VN cũng bị ngăn cản,
làm khó ...
Manage
Lê Hữu Thảo Tôi
vừa gọi điện cho Đại tá phó chỉ huy trưởng Tỉnh đội Thanh Hóa hỏi về
bài báo đăng trên báo QĐND về việc anh Hải đề nghị thu hồi quyển sách
Gạc Ma - VTBT thì anh Hải không hề nói như vậy .
Anh ấy chỉ bày tỏ là quyển sách có những chỗ bị lỗi , cũng như phủ định lời của Nguyễn Văn Lanh ngoài ra anh không hài lòng vì trong sách chỉ vinh danh 64 anh hùng Ls , vinh danh những người lính công binh E83 mà quên đi vai trò quan trọng của những người lính chiến đấu và bảo vệ Đảo .
Tôi cũng đồng quan điểm này và sẽ gặp trực tiếp phản áng với anh Nguyễn Văn Phước để sau này chỉnh sửa bổ sung cho đúng và tốt hơn .
Rõ ràng bài báo này có vẫn đề
ManageAnh ấy chỉ bày tỏ là quyển sách có những chỗ bị lỗi , cũng như phủ định lời của Nguyễn Văn Lanh ngoài ra anh không hài lòng vì trong sách chỉ vinh danh 64 anh hùng Ls , vinh danh những người lính công binh E83 mà quên đi vai trò quan trọng của những người lính chiến đấu và bảo vệ Đảo .
Tôi cũng đồng quan điểm này và sẽ gặp trực tiếp phản áng với anh Nguyễn Văn Phước để sau này chỉnh sửa bổ sung cho đúng và tốt hơn .
Rõ ràng bài báo này có vẫn đề
Tam Cao Phuoc Bọn bạn vàng cấu kết với quỉ dữ sẽ phải bị lịch sử phán xét.
Manage
VietHuy Nguyen Cảm ơn anh nhiều...
Manage
Dinh Dao Aline Cao Khanh ơi đi mua sách đi.
Manage
Chu Thien Tu Cố công tìm kiếm dữ liệu viết được sách có quá nhiều ý nghĩa caoquý .Trân trọng tác giả !
Manage
Nguyễn Thị Huyền Việc
kỷ niệm tưởng nhớ 64 anh hùng liệt sỹ Gạc Ma thật xúc động ! Mỹ xâm
lược nước ta , hiện nay đã quan hệ bình thường , nhưng chúng ta vẫn đưa
những tội ác của Mỹ đối với nhân dân ta ! Vậy Trung Quốc cướp đảo và
giết các chiến sỹ ta là sự thật . Tại sao ta phải né tránh ?
Manage
Trịnh Sơn Em đã đọc hết sách. Đọc hết comment từ trên đến đây.
Ai cũng khen & động viên anh P, riêng em em chê anh!
Ai bảo anh không chọn bình yên an nhàn chi! Ai bảo ảnh lại tâm huyết, kỳ công, kiên trì đi truy lùng in ấn biên tập một cuốn sách - một sự thực mà “NGƯỜI TA MUỐN QUÊN” muốn dấu nhẹm đi chi!!!
=>Anh sai! Anh quá sai!!
ManageAi cũng khen & động viên anh P, riêng em em chê anh!
Ai bảo anh không chọn bình yên an nhàn chi! Ai bảo ảnh lại tâm huyết, kỳ công, kiên trì đi truy lùng in ấn biên tập một cuốn sách - một sự thực mà “NGƯỜI TA MUỐN QUÊN” muốn dấu nhẹm đi chi!!!
=>Anh sai! Anh quá sai!!
Write a reply...
Someone is typing a comment...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Các bạn dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào còm (thay vào chữ URL)
Link ==> <a href="URL">TEXT</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]