Lính 1040
Trùng phùng ở Hạ long
Ghi chép
1-Trùng phùng Trước ngày linh thiêng hàng tuần lễ, những cú điện thoại di động từ Đoàn Xuân Từ (cựu lính C1), ở Hạ long bay đi khắp nơi, làm lay động tâm hồn các chiến sỹ tiểu đoàn 1040 năm nao, để rồi bây giờ trong nắng thu vàng óng ả, lồng lộng gió biển của vùng than Quảng Ninh, của thiên đường du lịch Hạ Long, mọi người đã tề tựu ở sân nhà Từ.
Họ ôm lấy nhau mà mới chỉ nhìn thấy quen quen, mà chưa nhận được nhau.
Họ reo lên khi những mái đầu bạc trắng sau những cái bắt tay rung lắc mới nhắc lại tên nhau.
- A, anh Tín đây à,
- a, anh Huấn râu đây ư?
- ối, Tuấn Phúc ca sỹ ?
- Ố Quỳnh “ lềnh phềnh “
- ái chà Quốc Anh “thuyết minh” phim,
- Hello Từ xù…
Những khóe mắt trao nhau ánh nhìn trìu mến, đuôi con mắt dài ra. Đã kịp thấy ở vài người mắt đỏ hoe hoe.
Chính xác sau 37 năm nhiều người trong họ mới gặp lại nhau.
Trông thấy nhau vụt nhớ lại những kỷ niệm ở tuổi hai mươi yêu dấu của mình và của bạn mình.
Nhớ ngày luyện quân ở Phú Bình, cả ngày lăn lê bò toài, nhưng chiều về, thoáng đã lướt lên lướt xuống ở quán em Hằng, phố thị cầu Ka.
Nhớ chiều ngày đi B, qua Phổ Yên, Đông Anh, lòng không khỏi bùi ngùi khi hàng đàn em nhỏ, từ các con đường làng nhỏ ven đường sắt chạy theo vẫy tay tiễn biệt.
Nhớ các mẹ chiến sỹ ở Yên Mô, ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình mỗi bữa ăn các mẹ lại xẻ chia cho từng bát cà muối.
Nhớ chiều hành quân ở Kỳ Anh, từ chú Trần Châu - tiểu đoàn trưởng - tuổi ngoại 40, tới từng người lính đều cởi truồng lội qua sông, lạnh giá săn chim lại. Nép lẫn bên bờ cỏ ven đường hai cô giao liên xấu hổ đỏ mặt tưng bừng, dấu mặt vào bụi mua.
Nhớ rừng Quảng Nam, Quảng Ngãi…
Nhớ những đợt đói dài, những trận sốt rét dài hàng tháng.
Nhớ không khí tranh nhau đi phục vụ chiến đấu trong những ngày cuối của cuộc chiến.
Nhớ phút lặng yên, khi biết tin quân mình đã chiếm được Sài Gòn, giải phóng miền Nam.
….
Các cuộc gặp gỡ đang ở đây.
Trùng phùng lớn rồi bạn ơi
2-Những gương mặt bạn lính hôm nay
Bây giờ, chúng tôi đang ngồi trong căn phòng trên tầng thượng của con tàu du lịch nổi mang tên Jambo- một điểm du lịch sang trọng, ven biển ở khu cọc 5 của Hạ long. Hơi lạnh từ 4 chiếc máy điều hòa dịu dàng lan tỏa. Dẫu vậy tôi vẫn đang tiếc rẻ, vì rời khỏi nhà Từ cả bọn bị lùa vào ba chiếc xe con du lịch của Trương quốc Anh (lính C1, học lý 5, giờ là hiệu trưởng cấp 3 Lê Thánh Tông , Hạ Long), của Bùi Công Ba ( Lính C1, nguyên toán 4, hiện là hiệu trưởng cấp 3 Hoành Bồ, một huyện vùng sâu vùng xa, cách Hạ Long sáu, bảy chục km), và của ông bà chủ nhà tiếp đón, là Đoàn Xuân Từ (lính C1, nguyên học địa 4, nguyên trưởng phòng giáo dục thành phố Cẩm phả, nay đã nghỉ hưu ở Hạ long). Tôi những muốn cả bọn đi bộ từ nhà Từ tới chỗ liên hoan, bởi vừa đi vừa hàn huyên, vừa ngắm biển và những khu đô thị ven biển tuyệt đẹp, thành phố nơi tôi đã lớn lên, mỗi tấc đất với tôi tràn trề kỷ niệm thời trai trẻ, đã theo vào bao giấc mơ của tôi những năm tháng ở Trường Sơn
Trưởng ban tổ chức Đoàn Xuân Từ
Thay mặt cho ban tổ chức, Từ xù đang đọc đít-cua, Từ chào mừng các bạn đồng đội đến từ Thái Nguyên, từ Hà Nội, từ thành Nam xa xôi. Đặc biệt, chào mừng các bạn ở quê hương Quảng Ninh, những người bạn là đồng đội của những tháng năm lính tráng, những người bạn là đồng nghiệp thủy chung, nghĩa tình, nhiệt huyết… đã cùng Từ, cùng Quốc Anh, cùng Tiến Hưng chuẩn bị tốt cho ngày hôm nay.
Tiếng Từ lúc gần lúc xa, tôi đâu còn tâm hồn nghe nữa. Cả căn phòng lao xao. Tôi nghển cổ tìm bạn hữu.
Đúng rồi, ở kia là những gương mặt bạn bè Hạ Long. Đặng Ngọc Tuân (C1, Sử 5), Trần Tiến Hưng C1, văn 3; Vũ Khắc Sinh –C1 toán 4, Vũ Tuân Khải C1-toán 6; Nguyễn Phan thiết C1- hóa3 ; Nguyễn Ngọc Quỳnh C2- Cơ điện, Phạm Long Biên C1- toán 5; cùng với Từ, Quốc Anh. Họ là 9 gương mặt yêu quý của Hạ long.
Bên Cẩm Phả, có duy nhất Tống Ngọc Châu, C1 hóa 4, hiện nghỉ hưu ở luôn tại quê Cẩm Phả. Châu với tôi học cùng lớp 8, quay đi quay lại chơi với nhau cũng được 47 năm rồi.
Đằng phía tây Quảng Ninh, có Dương Minh Tuấn C1 -toán 6 hiện cán bộ to to ở Cao đẳng Sư phạm Uông Bí, QN; có bạn Đỗ văn Tùy, C1, toán 6, giờ dạy Cấp 3 Đông Triều; và Bùi Công Ba, Hoành Bồ nữa chứ.
Quay ngang sang thấy cánh Thái nguyên có anh Nguyễn văn Tín c2-cơ điện, Nguyễn Xuân Liệu, C3- cơ khí luyện kim; Hà thắng Nhân C2-Văn 5; Hoàng Xuân Quyết C1.
Mé xa xa, anh Nguyễn Tuấn Phúc, hiện đang ở Hà nội. Anh vừa ở Cơ điện vừa ở Sư phạm. Anh cùng tôi ở Hà nội về chiều qua, đang tay bắt mặt mừng với anh Thiết.
Đăc biệt với cánh ta nhất là anh Đoàn văn Huấn, anh nguyên là giảng viên trường ĐH Công nghiệp nhẹ, tham gia đi B cùng đoàn chúng mình (ở C2) - hiện anh đã nghỉ hưu ở Nam Định. Sự hiểu biết, sự từng trải, sự lớn tuổi và trên hết cách sống điềm đạm, đúng mực trong đối nhân xử thế, từ dạo đó đến nay, anh để lại trong anh em lính mình nhiều ấn tượng rất tốt.
Ở đằng kia, tôi thấy Vũ Ngọc Sơn, thằng cha này hắn là lính chiến thứ thiệt, hiện là thương binh, dạy Cao đẳng Sư phạm Uông Bí, QN; Thấy bạn Dần, cũng là một thương binh, hiện phụ trách công tác phụ huynh học sinh… Họ rất giàu tâm hồn lính, tự nguyện sinh hoạt với 1040 Quảng Ninh nhiều năm và là thành viên tích cực
Ảnh Trác Dũng chụp lúc anh em hội tụ trong phòng liên hoan. Từ trái qua phải
-Hàng trước: Quốc Anh- Quỳnh(sau QA)-Thiết- Tùy- Quyết-Tín-Từ-Huấn-Nhân-Phúc
- Hàng sau: Hưng- Châu- Khải- Dần(khách mời)- Biên- Ba- Tuân -Sơn (Khách mời)
-Hàng đứng: Liệu- Tuấn
Cộng cả Trác Dũng ,Vũ khắc Sinh( ra ngoài). Tất cả 20 chiến sỹ 1040 + 2 lính bổ sung
(còn tiếp)
Chúc mừng CCB 1040 quảng Ninh nhé và cảm động lắm khi thấy sự trở lại vẫn sung mãn và hào sảng như xưa của Dũng trác.
Trả lờiXóaTRIỂN LÃM ẢNH ĐẠI TƯỚNG VỚI CỰU CHIẾN BINH
Nhân dịp Đại tướng Giáp sắp 102 tuổi,hôm nay tại 93 Đinh tiên Hoàng khai mạc triển lãm ảnh "Đại tướng Võ Nguyên giáp với Cựu chiến binh" của Nguyễn trọng Nghị.*g30 chúng tôi CCB E88-Tu Vũ có mặt cùng với rất nhiều CCB cỡ tướng,tá với huân huy chương đầy ngực.
Sau lời khai mạc là các phát biểu của các đại diện CCB các thời kỳ,.nhạc sỹ Huy Thục trên 70 còn bắt nhịp tất cả hát vang bài "Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân" cho cả khán phòng.các phóng viên tha hồ tác nghiệp nhờ phỏng vấn rất nhiều CCB Cao tuổi,trẻ tuổ đủ các quân ,binh chủng...
Đi xem ảnh tôi tự hào vì có khá nhiều bức ảnh thể hiện tình cảm kính yêu của người lính đối với Đại tướng.Nhìn hình Đại tướng gày yếu hơn ở các ảnh những năm sau 2005 mà thương ,nay Cụ còn nằm yên tại bệnh viện 108 mà đau xót hơn nữa.Tôi cũng tự hào hơn nữa khi thấy nhiều ảnh Đại tướng tiếp các CCB của E88- Tu vũ và CCB F308 -Quân tiên phong đến mừng thọ.Tôi và Cụ Ong thế Huệ xem và đứng cạnh chụp ảnh lưu niệm.
Hơn 9g người đến dự khán càng đông ,có cả mấy ông bà Tây cũng vào xem ảnh và bình luận xì xồ.nét mặt ai cũng rạng rỡ.tự hào về người anh cả của chúng ta và thầm mong Đại tướng trường thọ hơn nữa.Các CCB Cơ Điện nên đến chiêm ngưỡng hình ảnh Đại tướng thân yêu qua những bức ảnh quý giá này.
Riêng tôi tháng 1 năm 2002 cũng chụp được một bức ảnh của Đại tướng với Thày Phạm gia Khiêm ngày Chủ tịch quỹ Wipo khi tôi cùng đồng nghiệp Cơ Điên là Đào Việt Dũng ,Nguyễn trọng Bằng... nhận giải ba Sáng tạo khoa học công nghệ VIFOTEC năm 2001.
Chào Doãn Thọ. Cảm ơn bạn .
XóaLần sau (năm sau ) Thọ đi QN với mình nhé. Thằng Từ nói: Thằng Trác Dũng đi HN rồi nhưng ko cho ra khỏi 1040 Quảng ninh. năm nao cũng phải về. Đương nhiên trưởng ban tuyên bố mình vui vẻ chấp hành.
Bọn QN sinh hoat vuilắm, rượu, ca hát , thơ mênh mông. chỉ phải cái nói to hơn dân HN thôi.
Mà này,phần viết về triển lãm, bạn nên viết riêng ra chứ. Một đề tài hay và có nhiều ý nghĩa như vậy cơ mà.
Thân ái
Vì lười Dũng à nên viết bài luôn vào còm để Dũng chít hắn sẽ tách ra thành bài sau mà.Mọi người mong sự trở lại của Dũng lắm đó,hoan hô.
Trả lờiXóa