Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng Sa. Ngày
18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa, phía Việt
Nam Cộng hoà khi đó có một đại đội địa phương quân chốt trên đảo Phú
Lâm. Hai bên đánh nhau, cùng có thương vong về con người nhưng quân số
Trung Quốc đông quá, 51 lính địa phương quân của ta bị bắt đưa về Trung
Quốc. Việt Nam Cộng hoà lên tiếng phản đối việc Trung Quốc dùng sức mạnh
quân sự để chiếm đảo của Việt Nam một cách phi pháp. Đây là sự kiện
lớn, dư luận thế giới cũng phản đối việc đó.
150 phi công thuộc sáu phi đoàn F5 của không lực Việt Nam Cộng hoà
khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện "Xin được chết vì
Hoàng Sa".
Hàng ngày, máy bay RF5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các toạ độ từ nhỏ
nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra
sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào... đưa về chiếu ra cho tất cả phi
công theo dõi. Tụi tôi đếm từng tàu một, thậm chí đếm được cả số ghi
trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi
đoàn thứ năm bay bảo vệ trên không. Họ có 43 tàu tất cả và quyết tâm của
tụi tôi là đánh chìm tất cả 43 tàu đó trong vài giờ.
Về không quân, vào thời điểm đó chúng tôi có nhiều lợi thế hơn Trung
Quốc. Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng cự ly từ đảo Hải Nam ra. Ưu thế
của phi đội tụi tôi là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay
về còn Trung Quốc chỉ có Mig 21, bay ra đến Hoàng Sa thì không đủ dầu
bay về. Khí thế phi công lúc đó hừng hực, mấy anh chỉ huy trưởng từ đại
tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G là xuất
kích. Nhưng giờ G ấy đã không đến. Hạm đội 7 của Mỹ trên biển không cứu
các hạm đội của đồng minh Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm và bị thương
trên đảo. Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc
cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác.
Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên
bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ
lấy. Tụi tôi háo hức sẵn sàng tất cả nhưng cuối cùng không được chết
cho Hoàng Sa. Tới bây giờ tôi vẫn ân hận. Sau này bạn bè tôi gặp lại
nhau cũng cùng một tâm trạng: đáng lẽ tụi mình chết cho Hoàng Sa thì
vinh dự hơn!
Tôi là một sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, đã học qua Đại học và tôi đồng ý rằng đã là con dân Việt Nam ai cũng yêu đất nước Việt Nam, yêu dân tộc Lạc Hồng. Những năm sau giải phóng, tôi đóng quân tại quân trường Lam Sơn - Dục mỹ. Có hai điều làm tôi suy nghĩ mãi.
Trả lờiXóaMột: Tại Sân trước quân trường có một bức tượng bị lấy những tấm gỗ che phủ đi. tò mò tôi ghé vào để xem, thấy đấy là tượng Lê Lợi với những dòng chữ hai thứ tiếng Việt và Anh kêu gọi lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Sau đó tôi gặp thủ trưởng đơn vị hỏi tại sao phải che đi bức tượng ấy!
Hai: Trên đường từ Nha Trang đi Buôn Ma Thuột, trên một sườn núi có một khẩu hiệu rất lớn "Tổ Quốc lâm nguy, thất phu hữu trách". Có phải đây chỉ là "khẩu hiệu" hay chính là lòng yêu nước của mỗi con dân đất Việt
Nhưng giờ G ấy đã không đến. Hạm đội 7 của Mỹ trên biển không cứu các hạm đội của đồng minh Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm và bị thương trên đảo. Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác
Câu này quan trọng nhất ,nó chứng minh rằng cả 2 phía của Việt Nam đều mất chủ quyền nên mất đất hay biển đảo là đương nhiên. và bây giờ cũng không khác xưa.
Anh Thọ đã buộc tôi phải nhớ ra và buộc tôi phải viết lên một thực tế. Để tìm ra một chân lý trong y học, người ta thường lấy một hai, hay một số con chuột ra làm thí nghiệm. Sau các thí nghiêm, chân lý được khẳng định nhưng tất cả các chuột thí nghiêm đều chết hay tàn tật. Như thế, có câu hỏi được đặt ra: Thành công ấy thuộc về con chuột hay thuộc về người làm thí nghiệm? Nếu khôn hơn, liệu con chuột có tình nguyện làm vật thí nghiệm hay không?
Trả lờiXóa