Khi mới lên xe ở Hà Đông cô chích bông Xuanv338 đã nói nhỏ tôi "em có đề nghị mới với các anh'
Xuanv338
là nickname của cô CCB F338 Trần thị xuân Vui quê Thái Bình trên mạng
QSVN. Cô nhập ngũ tình nguyện cuối năm 1971 khi chưa đủ 16 tuôi làm nhiệm
vụ nấu cơm cho C2-E262 -F338 tại Hà
Vân -Hà Trung -Thanh hóa. Đây chính là đại đội lính Thanh Oai nhập ngũ 4-1-1972 sau này bổ sung vào E88-F308 tháng 8 -1972 cùng đợt với C3-D54-F304B của tôi. Vui chính là người đã vào trang Quân Tiên Phong để giới thiệu các lính Thanh Oai với tôi bắt liên lạc với nhau. Ngày 4-1 -2013 Khi vào Kim Bài giao lưu với CCB E88 Thanh Oai tôi đã gặp và trò chuyện với cô vui rất vui tính và có tài viết chuyện về thời quân ngũ của mình trên mạng QSVN... Các bạn vào Máu và hoa rồi đọc topic "có một cuộc đời và một tinfh yêu như thế "
Vân -Hà Trung -Thanh hóa. Đây chính là đại đội lính Thanh Oai nhập ngũ 4-1-1972 sau này bổ sung vào E88-F308 tháng 8 -1972 cùng đợt với C3-D54-F304B của tôi. Vui chính là người đã vào trang Quân Tiên Phong để giới thiệu các lính Thanh Oai với tôi bắt liên lạc với nhau. Ngày 4-1 -2013 Khi vào Kim Bài giao lưu với CCB E88 Thanh Oai tôi đã gặp và trò chuyện với cô vui rất vui tính và có tài viết chuyện về thời quân ngũ của mình trên mạng QSVN... Các bạn vào Máu và hoa rồi đọc topic "có một cuộc đời và một tinfh yêu như thế "
Điều
tôi muốn nói tới là đây: cô Vui nói "Em mới tìm được một anh thương binh
nặng đã hơn 40 năm chưa gặp hiện đang sống tại Đồng Hới nếu đi qua cho
em xin 5-10 phút tại ngã ba sân bay để gặp nhau...". Tôi nghĩ lại xem
chương trình đi vào theo đường nào để lựa cách trao đổi với anh Lê xuân
Thu trưởng đoàn tạo điều kiện. Rất may là chương trình ngày về thăm Phong
nha -Kẻ Bàng xong vẫn quay về Đồng hới nghỉ lại. Thế là yên tâm.
Lại
nói về anh Thương binh nặng đó theo lời kể lại của cô Vui như sau: Sau
khi tiễn các anh linh thanh Oai đi chiến trường cô Vui được chuyển đi
học y tá và về trạm điều dương thương binh nặng 285 Nam Hà. Tại đây cô
được giao chăm sóc anh thương binh đa thương tật: sọ não, liệt 2 chân, tâm
thần... tên Hột. Một cô gái tre hàng ngày bón ăn bế đi vệ sinh, tắm giạt... cho anh thương binh làm cô rất cảm động nhưng cũng bỡ ngỡ ban
dầu. Quen dần cô cũng mến anh và anh thương binh tên Hột cũng vậy, nhưng
một thời gian sau thì cô lại được điều về Viện 5 của Quân Khu và không
quay lại nên bặt tin từ đó. Gần đây cô Vui có nhờ người quen cũ vốn là
Trai trưởng điều dưỡng cũ hỏi Sở LĐ-TB-XH Quảng Bình về anh Hột "tìm hộ
anh thương binh năng đó nếu mất rồi thì xem bên liệt sỹ". Trước hôm đi
cùng đoàn cô nhận được tin anh Hột còn sống và họ đã liên lạc với nhau
để hẹn gặp nhau dịp này.
Suốt 2 ngày đầu anh Hột liên tục liên lạc
với cô Vui đẻ mong được nhau sớm làm tôi phaỉ dặn cô nói với anh Hột yên
tâm là tối 9-4 đoàn sẽ nghỉ ở Đồng Hới và sẽ mời anh ra gặp Đoàn cùng
giao lưu. Chẳng biết nghe thế nào mà chiều tối 8-4 khi đoàn sang Bản Đông
-Lào thăm quan và ở Lao Bảo mà anh cứ ngóng ở ngoài biển Nhật Lệ và có
đến hơn 30 cuộc gọi nhỡ.
Sau khi thăm Phong Nha -Kẻ Bàng quay về
Đồng Hới cô Vui giữ lời hứa kể lại toàn bộ câu chuyện trên cho mọi người
nghe. Ai cũng cảm động và kinh ngạc hơn nữa khi biết anh Hột có tỷ lệ
thương tật 95% nhưng đã khỏe hơn. Anh đã có vợ với ba con đang sống ổn
định tại Đồng Hới. Được sự nhất trí của Đoàn tôi gọi điện mời anh ra
khách sạn Phú Quý bên bờ biên để giao lưu với Đoàn. Gần 4g30 xe về
khách sạn có đi qua cả khách sạn 30-4 của tỉnh đội QB nơi chúng tôi đã
có 3 lần nghỉ tại đó. Khi nhận phòng xong, tôi cùng mấy người tranh thủ
đi tắm biển. Trỏ về đã thấy anh Hột tới chơi, Chúng toi cùng anh trò
chuyện ngay tại sảnh lớn của khách sạn. Anh cảm động lắm về sự ân cần và
đồng cảm của mọi người trong Đoàn
Tuy người nhỏ con nhưng rất rắn
rỏi, anh đi xe mô tô 3 bánh tự mua khá tốt để đi lại. Nhưng khi xuống xe
đi bộ thì lên bậc vẫ phải có người đỡ, dĩ nhiên chúng toi dành cho cô
Vui việc đó mà chỉ hỗ trỡ thôi.
Đầu tiên chỉ có mấy người đang ở dưới sảnh biết anh Hột đến đều ngồi lại tiếp chuyện, ai cũng ân cần hỏi thăm về sức khỏe và hoàn cảnh hiện tại của anh và gia đình. Sau đó mọi người trên các phòng cũng biết và đều xuống chuyện trò với anh. Do ảnh hưởng của vết thương trên đầu nên trí nhớ có giảm sút và sự tiếp thu thông tin mới cũng chậm. Nhưng sự hoạt bát của anh làm mọi người tin rằng sức khỏe của anh đã ổn định, cô Vui cho biết lúc đầu anh Hột đến khách sạn thì khi gặp nhau anh Hột cũng chưa nhận ra cô Vui ngay được. Phải sau một hồi nói chuyện, gợi nhớ các chi tiết thì dần dà anh Hột mới nhận ra người đứng trước mình là cô Chích bông năm xưa và anh đã khóc vì cảm động.
Được gợi chuyện anh thong thả kể lại ngày xưa ấy. Anh là chiến sỹ của E270 mặt trận B5 tham gia bảo vệ cảng cửa Việt. Trong một trận đánh cuối tháng 12-1972 anh bi thương nặng ngất đi không biết gì nữa. Khi tỉnh lại thì không nhớ gì, nhiều lần các bác sỹ nói anh khó qua khỏi nên đưa anh về quê ở một làng hẻo lánh tại huyện Quảng ninh -Quảng Bình chờ tin xấu. Vậy mà không biết sao với sức trai trẻ và lòng ham sống mà anh cứ hồi phục dần dần. Vì thế mà bác sỹ lại quyết đưa anh ra Bắc để điều trị và thế là cô Vui được chăm sóc cho anh. Từ quý cô y tá bé nhỏ hay hát mà anh có cảm tình đặc biệt. Anh thật thà kể 'Tôi yêu quý Vui lắm rất muốn ngỏ lời nhưng nghĩ mình tàn phế thế naỳ liệu có đem lại hạnh phúc cho người mình thương không nên không dám thổ lộ"
Sau này sức khỏe khá lên anh trở về Quảng bình với thương tật hạng đặc biệt 95%. Chuyện anh lấy vợ như thế nào thì chúng tôi không được nghe anh nói nhưng cô ấy là con của một cán bộ miền Nam tập kết người Quảng Ngãi và mẹ vợ lại là người làng Bưởi -Hà Nội. Vì thế trà và rượu thì các Cụ gửi từ Bắc vào còn anh chị gửi hải sản ra biếu các Cụ. Thi thoảng anh chị cũng có ra Hà Nội thăm người thân mà anh lại là rể trưởng cơ đây. Không biết mặt nhưng tôi cũng thầm cảm phục người con gái giầu truyền thông cách mạng lắm đã lấy một thương binh nặng như anh.
Hạnh phúc thay. Anh Chị có 3 cháu, một gái hai trai đều thành đạt 2 cháu trai đang học và làm việc ở Anh quốc và Hàn quốc. Cháu gái lấy chồng làm việc tại Quảng bình và một cô cháu gái hiện đang ở với Ông Bà ngoại đã 15 tuổi cho vui nhà và đỡ đần Ông ngoại mọi việc.
Đến giờ, chúng tôi mời anh lên xe tới nhà hàng liên hoan. Mới đầu anh Thấn giới thiệu Đoàn với vị khách đặc biệt và trân trọng tăng anh Hột chiếc mũ tai bèo có in chữ "Cựu chiến binh sư đoàn 308" làm anh rất cảm động. Và một điều đặc biệt nữa là anh uống rượu khá tốt (theo anh nói) nhưng chúng tôi vẫn chỉ dám mời vừa phải để nghe ngóng. Có lẽ nhờ có rượu nên trí nhớ và sự tiếp thu của anh tăng dần. Anh vui vẻ kể chuyên xưa và nhớ tên của các lãnh đạo đoàn mà chúng tôi giới thiệu với anh.
Câu chuyện về anh thương binh năng tên Hột làm đoàn chúng tôi thêm yêu quý cô Vui người nữ chiến sỹ tận tụy, tốt bụng năm xưa, vì nặng tình đồng đội ngày nay. Đó chính là một tấm gương sáng cho chúng ta học tập và làm theo.
Đầu tiên chỉ có mấy người đang ở dưới sảnh biết anh Hột đến đều ngồi lại tiếp chuyện, ai cũng ân cần hỏi thăm về sức khỏe và hoàn cảnh hiện tại của anh và gia đình. Sau đó mọi người trên các phòng cũng biết và đều xuống chuyện trò với anh. Do ảnh hưởng của vết thương trên đầu nên trí nhớ có giảm sút và sự tiếp thu thông tin mới cũng chậm. Nhưng sự hoạt bát của anh làm mọi người tin rằng sức khỏe của anh đã ổn định, cô Vui cho biết lúc đầu anh Hột đến khách sạn thì khi gặp nhau anh Hột cũng chưa nhận ra cô Vui ngay được. Phải sau một hồi nói chuyện, gợi nhớ các chi tiết thì dần dà anh Hột mới nhận ra người đứng trước mình là cô Chích bông năm xưa và anh đã khóc vì cảm động.
Được gợi chuyện anh thong thả kể lại ngày xưa ấy. Anh là chiến sỹ của E270 mặt trận B5 tham gia bảo vệ cảng cửa Việt. Trong một trận đánh cuối tháng 12-1972 anh bi thương nặng ngất đi không biết gì nữa. Khi tỉnh lại thì không nhớ gì, nhiều lần các bác sỹ nói anh khó qua khỏi nên đưa anh về quê ở một làng hẻo lánh tại huyện Quảng ninh -Quảng Bình chờ tin xấu. Vậy mà không biết sao với sức trai trẻ và lòng ham sống mà anh cứ hồi phục dần dần. Vì thế mà bác sỹ lại quyết đưa anh ra Bắc để điều trị và thế là cô Vui được chăm sóc cho anh. Từ quý cô y tá bé nhỏ hay hát mà anh có cảm tình đặc biệt. Anh thật thà kể 'Tôi yêu quý Vui lắm rất muốn ngỏ lời nhưng nghĩ mình tàn phế thế naỳ liệu có đem lại hạnh phúc cho người mình thương không nên không dám thổ lộ"
Sau này sức khỏe khá lên anh trở về Quảng bình với thương tật hạng đặc biệt 95%. Chuyện anh lấy vợ như thế nào thì chúng tôi không được nghe anh nói nhưng cô ấy là con của một cán bộ miền Nam tập kết người Quảng Ngãi và mẹ vợ lại là người làng Bưởi -Hà Nội. Vì thế trà và rượu thì các Cụ gửi từ Bắc vào còn anh chị gửi hải sản ra biếu các Cụ. Thi thoảng anh chị cũng có ra Hà Nội thăm người thân mà anh lại là rể trưởng cơ đây. Không biết mặt nhưng tôi cũng thầm cảm phục người con gái giầu truyền thông cách mạng lắm đã lấy một thương binh nặng như anh.
Hạnh phúc thay. Anh Chị có 3 cháu, một gái hai trai đều thành đạt 2 cháu trai đang học và làm việc ở Anh quốc và Hàn quốc. Cháu gái lấy chồng làm việc tại Quảng bình và một cô cháu gái hiện đang ở với Ông Bà ngoại đã 15 tuổi cho vui nhà và đỡ đần Ông ngoại mọi việc.
Đến giờ, chúng tôi mời anh lên xe tới nhà hàng liên hoan. Mới đầu anh Thấn giới thiệu Đoàn với vị khách đặc biệt và trân trọng tăng anh Hột chiếc mũ tai bèo có in chữ "Cựu chiến binh sư đoàn 308" làm anh rất cảm động. Và một điều đặc biệt nữa là anh uống rượu khá tốt (theo anh nói) nhưng chúng tôi vẫn chỉ dám mời vừa phải để nghe ngóng. Có lẽ nhờ có rượu nên trí nhớ và sự tiếp thu của anh tăng dần. Anh vui vẻ kể chuyên xưa và nhớ tên của các lãnh đạo đoàn mà chúng tôi giới thiệu với anh.
Câu chuyện về anh thương binh năng tên Hột làm đoàn chúng tôi thêm yêu quý cô Vui người nữ chiến sỹ tận tụy, tốt bụng năm xưa, vì nặng tình đồng đội ngày nay. Đó chính là một tấm gương sáng cho chúng ta học tập và làm theo.
ĐÓN DI CỐT LIỆT SỸ E88 TỪ QUẢNG TRỊ VỀ.
Trả lờiXóaSáng nay 21-4-2013 tại nghĩa trang liệt sỹ Hoàng Xá -Quốc Oai -Hà nội (cạnh chùa Thầy )diễn ra lễ đón di cốt-truy điệu-viếng và anh táng liệt sỹ Nguyễn Hiền Yên người Phượng Cách - Quốc Oai.Liệt sỹ Yên sinh 1942 nguyên là giáo viên cấp 1 Yên Sơn-Quốc Oai nhập ngũ 1968 đã tham gia chiến dịch Nam -Lào.Anh hy sinh tại điểm cao 35 -hồ Lầy -Nam Hải Lăng khi chống địc bắt đầu phản kích chiếm lại Quảng Trị.Lúc đó anh là đại đội trưởng đại đội 8 tiểu đoàn 5 E88-F308
Sau nhiều năm gia đình cùng đồng đội tìm kiếm không thấy mộ do thời gian và địa hình đã thay đổi.May sao có một gia đình canh tác đã phát hiện có mộ liệt sỹ và báo với chính quyền.Được tin quý gia đình và đồng đội vào xác nhận cơ bản là đúng nhưng vẫn xin xương về kiểm tra ADN.Kết quả chính xác thế là liệt Sỹ Yên sau bao năm thất lạc đã có điều kiện về Quê.
Đoàn CCB F 308 và E88 vào dự lễ đón và an táng di cốt liệt sỹ Yên có ;
-Đại tá Phạm Duy Tân nguyên E trưởng E88 năm 1972
-thiếu tướng Nguyễn Xuân Sắc nguyên D trưởng D5-E88 năm 1972
-Đại tá Đào Thấn nguyên D viên trưởng D5-E88 năm 1972
-Đại tá Trần Trọng Kỳ nguyên D trưởng D4-E88 năm 1972
-Thiếu tướng Lê Xuân Thu nguyên C trưởng C15-E88 năm 1972
và nhiều CCB của E88 thời kỳ 1972 Hà Nội,Nam Định,Hưng Yên...
Đoàn đải biểu E88 -F308 đương nhiệm do trung tá chủ nhiệm chính trị dẫn đầu về dự .Đoàn CCB E88 Thanh Oai gầm 7 đồng chí do Lê văn Long Kim Thư dẫn đầu cũng về dự.
-7g 30 Quân nhác tấu nhạc , đội tiêu binh kính cẩn đưa di cốt liệt sỹ Yên từ xe vào lễ đài đặt lên bệ danh dự.Đại diện chính quyền đọc lời điếu và dâng hương ,sau đó các đoàn lần lượt dâng hương và đọc lời tri ân.8g30 làm lễ truy điệu và di cốt ra khu mộ phần trong nghĩa trang để làm lễ an táng di cốt của liệt sỹ Nguyễn Hiền Yên trong tiếng quân nhạc trầm hùng uy nghiêm.
9g30 kết thúc nghi lễ tại nghĩa trang liệt sỹ huyện Quốc Oai,Gia đình và các đại biểu về thăm gia đình liệt sỹ tại xã Phượng cách và dự bữa cơm thân mật với gia đình.11g chúng tôi chia tay với gia đình liệt sỹ Yên trong tình lưu luyến và tình nghĩa.Chú Tháu là em ruột liệt sỹ ra tận xe cảm ơn và tiễn các đoàn khách CCB E88 mọi miền.
chúng tôi ra về phấn khởi vì thêm một đồng đội của mình đã về được Quê hương nhưng cũng ngậm ngùi vì còn nhiều liệt sỹ nữa vẫn còn vô danh trên chiến trường Quảng Trị xưa biết bao giờ tìm được.