Tuy trời hơi lạnh nhưng vẫn có 13 người đến giao lưu đầu Xuân ,mọi người năng cốc bia mát lạnh mừng sức khỏe và chén rượu ấm mừng hội ngộ.
Hàm cá mập buổi chiều |
Một cổng bảo tàng HCM phố Lê Hồng Phong |
Công bên phố ngọc hà |
Chào hỏi nhau khi Luân trắng đến |
Cùng năng cốc |
Cùng nâng ly |
Thêm chú thích |
Lúc chia tay |
Lúc đông nhất |
Có một Đồng Lộc trên miền đông bắc
Trả lờiXóaBa mươi lăm năm sau. Những người lính chúng tôi lại trở về với kí ức 1979. Ngày ấy chúng tôi mới trở về từ chiến trường chống Mỹ. Chúng tôi thuộc lứa may mắn được tiếp tục đi học và ra đời với tấm bằng kĩ sư. Đúng lúc chúng tôi tốt nghiệp đại học (1978) thì cũng là lúc đồng đội tôi lên đường sang BGTN và lên BGPB. Chiến tranh liên miên gần một thế kỉ hòa bình mới tính bằng vài trăm ngày thì trai gái đất Việt lại lên đường ra trận. Cha mẹ nào chả đau đớn tâm can.
Khoảnh khắc tháng hai bẩy chín chỉ là sự bùng nổ còn mối thâm thù thì ngàn đời. Mãi mãi sẽ có những anh hùng nếu có những khoảnh khắc ấy phải xẩy ra. Người Việt là thế , không khác được dù ai nhìn bằng góc độ nào chăng nữa nhìn vào từng thời điểm chỉ thấy bụi cây mà không thấy rừng.
Với tôi, tôi chợt nhận ra có một Đồng Lộc trên miền đông bắc. Hãy nghĩ về khoảnh khắc tháng hai bẩy chín với những người đàn bà Việt nam. Họ chiến đấu dũng cảm phi thường để ngôi mộ khiêm nhường mang tên con gái. Họ là những cô gái tự vệ lâm trường Hải Ninh bên cạnh đồn Pò hèn cùng cầm súng và chiến đấu tiêu diệt kẻ thù bắc phương rồi cùng hi sinh vào ngày 17/2/1979.
Chúng ta đã từng đọc Mười cái tên mà tuổi đời 18, 20 ở ngã ba Đồng Lộc nhưng có lẽ ít người để ý thấy rằng trong trận chiến đấu oanh liệt sáng 17/2/79 ở Pò hèn cũng có Mười cô gái tuổi cao nhất là anh hùng Hoàng thị Hồng Chiêm 25 tuổi còn tất cả các chị mới mười bẩy và cao nhất là hai mươi mốt tuổi đã hi sinh . Chỉ duy nhất chị Chiêm có người yêu cùng hi sinh hôm ấy còn chưa ai có người yêu . Mười chị hi sinh hôm ấy cùng cac chiến sĩ Biên phòng đã tiêu diệt bốn trăm tên xâm lược.
Tấm bia ghi tên các liệt sĩ chiến đấu ở Pò hèn ngày hôm ấy có 86 người. Tôi cứ đọc đi đọc lại tên các chị trên bia Pò hèn, cứ hình dung ra từng khuôn mặt thật là hiền của các cô gái Tiên Lãng Hải Phòng chịu thương chịu khó. Tôi cứ hình dung ra những khẩu CKC của các chị nhả đạn đến phút cuối cùng và tóc các chị bết mùi thuốc súng và bết màu đất Việt Nam
Mười cô gái Pò hèn . Mười bông hoa đông bắc . Mười cái tên rất Việt Nam .
Còn chúng tôi biết bao giờ chúng tôi và người dân trên mọi miền đất nước lại mang tới cho các chị một trái bồ kết như đã từng mang đến Đồng Lộc .
Vài ngày nữa giỗ các chị . Xin kính cẩn gọi tên các chị hôm nay .
59 – Hoàng thị Hồng Chiêm – 1954
64 – Đặng Thị Vượng - 1959
69 - Vũ thị Tới 1961
70 - Bùi thị Nguân 1960
74 – Phạm thị Ly 1956
78 - Hoàng Thị Nết 1959
80 - Nguyễn thị Ruỗi 1962
83 - Cao thị Lùng 1958
84 - Vũ Thị Mười 1958
73 - Đỗ thị Mâu 1958
Còn biết bao những ngôi mộ các chị là bộ đội là tự vệ trên vùng biên giới phía bắc mà ta chưa biết tên chưa biết mộ . Vào những ngày này xin gửi tới nén nhang viếng các chị những con người đã lấy thân mình làm dậu phên che cho tổ quốc .
Nhờ DVD đưa hộ tấm hình bia liệt sĩ Pò hèn vào nhé
Đất nước -Nhân Dân không bao giờ quên những người đã hy sinh vì Độc lập Dân tộc
Trả lờiXóaChỉ tiếc là bây giwof tôi mới biết sự kiện này .Xin được cúi đầu tưởng nhớ các chi và hàng vạn người đã hy sinh trong chiến tranh biên giới phía Bắc.