Tản mạn chuyện Bia hơi Hà nội với Đời.
Mấy ngày nay Sài gòn nóng quá, các
loại bia đều cháy. Chiều nay đang ngụp lặn bơi thì nghe tiếng mấy con
vịt trời bay qua kháo nhau là 26/4 tới Sài gòn có lễ hội bia hơi Hà nội.
Rõ chuyện, công ty bia còn chưa biết, mà sao chúng biết, chẳng lẽ chúng
bốc phét ?chim chóc có bốc phét bao giờ ?đúng sai thế nào vài ngày nữa
sẽ biết, lo gì.
Uống bia là tán gẫu, tán gẫu khi uống bia nó hăng lắm. Đủ thứ chuyện
trên đời, lắm khi còn sắp xếp nhân sự luôn cho các đại hội.Vậy nên thời
gian khi uống bia trôi nhanh như tên lửa. Bốn, năm tiếng trôi veo veo.
Oan cho các bà, đàn ông mới là lắm chuyện!
Cả đời uống đủ thứ bia, biết bao nhiêu lần, khắp mọi nơi, chỉ Trời mới nhớ. Ấy nhưng hôm nay mấy con vịt làm tôi nhớ kỉ niệm sâu đậm của hai lần uống bia, mà lại đều là bia hơi Hà nội.
Cả đời uống đủ thứ bia, biết bao nhiêu lần, khắp mọi nơi, chỉ Trời mới nhớ. Ấy nhưng hôm nay mấy con vịt làm tôi nhớ kỉ niệm sâu đậm của hai lần uống bia, mà lại đều là bia hơi Hà nội.
***
Uống bia ngủ.
1. Ngày 15/5/1975 cả nước tổ chức đại lễ mừng Thống nhất. Lễ long trọng được tổ chức hai nơi là Hà nội và Sài gòn.
Từ bốn phương tám hướng, bằng mọi phương tiện nhân dân miền Bắc khắp nơi đổ về Hà nội. Tàu hỏa tăng chuyến, chúng tôi lên tàu về. Như nêm cối, mồ hôi nhễ nhại, người nọ ép vào người kia, lẫn lộn già trẻ gái trai, CBCNV, sinh viên học sinh, dân buôn.v.v.v mà vui phơi phới. Thỉnh thoảng lại có tiếng ré lên không biết là do nhột hay là đau.
Tàu phì phò, ì ạch lết về đến ga Yên viên thì đã ba giờ sáng, đỗ để tránh tàu từ Hà nội lên. Chúng tôi tản ra hai bên đường sắt thở, T. Đen với lên gọi thằng Đ. Còm xuống vì lúc nãy thấy nó bị ép chặt vào phòng vệ sinh vừa tối vừa hôi khăn khẳn. Gọi mãi mới thấy nó la lên em ở đây ! Rồi vừa nói nó vừa cười, ở đây chật, hôi, nhưng mà sướng lắm các anh ơi ! em không xuống đâu !
Mãi 10h trưa hôm sau tàu mới về đến ga Hàng cỏ. Không khí nô nức khắp các phố phường Thủ đô, cờ hoa phất phới, loa đài phát thanh cứ hùng tráng tự hào bài hát Việt nam trên đường chúng ta đi và Như có Bác trong ngày vui đại thắng. Nét mặt mọi người từ già chí trẻ cứ hơn hớn.
Tôi về 23 Hàng tre và chuẩn bị cho ngày vui bất tận. Sáng 15 chúng tôi ùa ra Bờ hồ, hòa vào dòng người hồ hởi đi không xác định. Gần trưa loanh quanh lại tới chỗ đám người rồng rắn lên mây, chỗ bán Bia hơi ở quán Hồng Vân.
Xếp hàng trước tôi là một anh cán bộ người Huế. Anh vui như trẻ thơ, kể hết chuyện này chuyện kia. Thấy anh thương binh tôi bảo anh không phải xếp hàng, cứ lên kia chìa thẻ ra là được. Anh đi lên rồi quay lại bảo hai thằng mày khỏi mua, mình tau mua thừa uống ! ra Bờ hồ tìm chỗ để mấy anh em ngồi.
Chúng tôi ngỡ ngàng. Chọn một gốc cây và mua chục gói lạc rang húng lìu đã thấy anh lễ mễ bê bia ra, quay đi quay lại vài vòng được 16 cốc vại và mấy đĩa nộm. Anh bảo hôm nay phải uống cho say, uống mừng thống nhất, uống tạm biệt Hà nội, sáng mai anh về quê với mạ.
Chạm cốc thì mới biết anh tên Gíam, đây cũng là lần đầu anh dám mua bia uống. Anh vừa từ nông trường Mộc châu về. Chúng tôi cũng vậy, lần đầu trong đời uống bia, mà là bia hơi Hà nội.
Mới cốc đầu đã thấy cả ba mặt đỏ phừng phừng. Vừa uống vừa nghe chuyện phiêu dạt của người lính ra đi từ cầu An cựu. Năm 1968 anh bị thương trong một trận đánh Tết Mậu thân gần thành nội. Sau khi chôn cất và hứa nhận lời trăn trối của một đồng đội, người bạn thân từ thuở ấu thơ bên cầu An cựu. Anh được đưa ra Bắc.
Cứ chạm cốc với anh là phải hết nửa anh mới chịu. Hai đứa tôi chưa uống bao giờ nên đầu óc bắt đầu quay. Bia vừa đăng đắng vừa cay cay như muốn trào ngược ra. Tới cốc thứ ba, thấy anh khà, bắt chước khà theo thì ôi thôi, nó phun như rồng ngược hẳn ra, vội quay nhanh ra hồ, nước mắt, nước mũi theo bia phi xuống. Anh cười vui bảo nôn ra như vậy là tốt, lại uống tiếp được. Anh kể nhiều chuyện, thỉnh thoảng lại dừng, cầm cốc cụng ly. Chuyện anh kể chẳng còn nghe thấy gì, say đứ đừ rồi nên chúng tôi cứ gật gù theo.
Uống bia thì lo nhất là đi wc, tí tí lại đi, mà cửa hàng đó lại có mỗi một góc nhỏ xíu dành cho cái khoản ấy nên người xếp hàng cũng đông như mua bia. Lắm ông không kịp vãi bừa cả ra. Khi hai thằng nôn đến lần thứ ba thì thấy anh đi tìm wc. Đợi lâu anh quay ra mua ngay thêm ba cốc nữa quay về. Cầm một cốc anh ra ven hồ dội thẳng vào bụng đứng ngắm hồ Gươm một lúc lâu, khi quay về hai ống quần ướt sũng.
Bia ngấm, nhạc hay, gió nhè nhẹ thổi hai thằng tôi tựa gốc cây ngủ lúc nào không biết. Lúc tỉnh dậy anh đi mất rồi, ân hận không được chào anh.
Sau này vì công việc hay qua Huế luôn, gặp ai cũng hỏi về anh Giám, người đàn ông có cái sẹo dài ở má. Mãi gần chục năm mới tìm được anh tình cờ trên sông Hương. Anh lái đò thuê cho người ta.
Hàn huyên mãi anh mới nhớ ra. Anh mời
bằng được về nhà để gặp chị, người đàn bà mà anh vội vã rời Hà nội đi
tìm năm 1975 theo lời hứa với bạn khi trăn trối. Bên sông Hương không có
bia hơi Hà nội, chúng tôi cụng ly bằng bia Huda. Có chị ngồi bên, anh
kể chuyện đời mình khi ấy. Anh nhận lời khi bạn lâm chung là chăm sóc vợ
con của anh ấy, đây là chị ấy. Chị bảo anh ấy gữi lời, chứ chị gán cho
anh nhiều cô anh vẫn không chịu, ngay cả em gái chị anh cũng lờ đi. Chị
ngồi bên chồng khẽ quàng lưng anh, mặt rạng rỡ tự hào.
Anh ước có con thuyền nhỏ để tự làm. Vài tháng sau anh toại nguyện nhưng cũng lại khổ vì con đò.
Vừa rồi sau mười năm, qua Huế tìm không thấy anh. Không biết bây giờ anh ở đâu ? có còn uống bia nữa không ?
***
Uống bia khóc
2. Năm ngoái kỉ niệm 22/12 tại trường THPT LQĐ Ban Giám Hiệu nhờ làm một chương trình về “ Hình ảnh anh bộ đội “.
Mình cứ cây nhà lá vườn tổ chức cho các cháu gặp gỡ thực tế ngoài đời. Lần theo học bạ, gọi điện thăm hỏi và mời được đủ các anh chị, ông bà đã, đang là bộ đội, chính là phụ huynh của các cháu. Đủ các binh chủng Hải, Lục, Không quân, Hậu cần , Quân y, thêm được một chị Tình báo nằm vùng. Với bộ quân phục lễ nghi các ông bà, anh chị đã có buổi giao lưu hết sức gần gũi và ấn tượng với các cháu. Nhiều câu hỏi rất vô tư đã nói được tâm tư của lớp trẻ ngày nay. Trả lời của các anh chị CCB cũng rất nhân văn. Tôi ấn tượng nhất với anh thương binh cụt một bắp chân tên là Lê Anh Dũng đại úy lái xe tăng vào dinh Độc lập ngày 30/4.
Anh ước có con thuyền nhỏ để tự làm. Vài tháng sau anh toại nguyện nhưng cũng lại khổ vì con đò.
Vừa rồi sau mười năm, qua Huế tìm không thấy anh. Không biết bây giờ anh ở đâu ? có còn uống bia nữa không ?
***
Uống bia khóc
2. Năm ngoái kỉ niệm 22/12 tại trường THPT LQĐ Ban Giám Hiệu nhờ làm một chương trình về “ Hình ảnh anh bộ đội “.
Mình cứ cây nhà lá vườn tổ chức cho các cháu gặp gỡ thực tế ngoài đời. Lần theo học bạ, gọi điện thăm hỏi và mời được đủ các anh chị, ông bà đã, đang là bộ đội, chính là phụ huynh của các cháu. Đủ các binh chủng Hải, Lục, Không quân, Hậu cần , Quân y, thêm được một chị Tình báo nằm vùng. Với bộ quân phục lễ nghi các ông bà, anh chị đã có buổi giao lưu hết sức gần gũi và ấn tượng với các cháu. Nhiều câu hỏi rất vô tư đã nói được tâm tư của lớp trẻ ngày nay. Trả lời của các anh chị CCB cũng rất nhân văn. Tôi ấn tượng nhất với anh thương binh cụt một bắp chân tên là Lê Anh Dũng đại úy lái xe tăng vào dinh Độc lập ngày 30/4.
To cao, vạm vỡ với bộ quân phục đại lễ màu trắng ngà, huân huy chương đầy ngực lấp lánh trông anh thật kiêu dũng.
Ấy vậy mà anh bối rối khi một cháu gái lớp 11 ôm hoa lên tặng và hỏi mấy câu rất ngây thơ.
- Bác có sợ chết không ?
- Sợ chứ, ai nói không sợ chết là không nói thật.
- Xe tăng thì lộ, hỏa lực của địch sẽ tập trung nhắm vào, vậy mỗi lần chui vào xe tăng bác sợ không ?
- Phải có niềm tin cháu ạ, địch bắn chưa chắc đã trúng, trúng chưa chắc đã cháy, cháy chưa chắc đã chết.
- Khi bị thương, ai là người bác nghĩ đến đầu tiên ? mẹ, người yêu?.v.v.
- Đồng đội cùng xe cháu ạ.
- Đời binh nghiệp của bác đến nay có gì làm bác áy náy nhất ?
- Có một áy náy dai dẳng cho đến tận bây giờ. Đó là vào một buổi chiều hành quân qua trạm của Thanh niên xung phong đóng ở bìa rừng Hà tĩnh. Trạm này toàn nữ. Xe bác là T54 nên có bốn người đều 18 tuổi, bàn nhau qua đây thế nào mỗi đứa cũng phải ôm hôn một cô, hôn một cái cho biết. Vào chiến trường sống chết biết đâu. Khi xe đến trạm, các cô thanh niên xung phong ào ra, tíu tít vây quanh. Chúng tôi từng người ra khỏi xe và ngỡ ngàng, tất cả đều như chết đứng. Trước mặt là các cô gái tuổi đôi mươi gầy gò xanh xao, ăn mặc rách rưới. Họ quá khổ, họ đói. Các cô xin lương khô. Bác là trưởng xe, ra hiệu cho anh em mang lương khô xuống. Nhìn họ ăn không ai cầm lòng được, mấy suy nghĩ trước trên xe biến mất tự bao giờ.
Gần đến lúc hành quân tiếp một cô đến gần bác nói nhỏ…bác kéo tay cô ấy trèo lên xe. Ba phút sau đưa cô ấy xuống. Các cháu có biết cô lên xe tăng với bác làm gì không ?
Cô ấy xin một bộ quần áo. Cô ấy phải dấu vào trong bụng rồi mới xuống, đơn vị cô biết là kỉ luật.
Bác áy náy suốt cuộc đời là hôm ấy tại sao cho cô có một bộ đồ ngắn mà không cho bộ đồ dài. Bác ân hận đến tận bây giờ.
Nói đến đây anh giơ tay quệt mắt, cả sân trường im phăng phắc. Bỗng các cháu ào lên trong tiếng vỗ tay không dứt. Chúng ôm lấy tất cả các cựu chiến binh trên sân khấu.
Khi trật tự trở lại, tôi hỏi các cháu :
- Hôm nay các cháu đã rõ hình ảnh anh bộ đội chưa ?
- Dạ, rõ !
- Thế thì các cháu học thế nào?
- Cố gắng hết sức ạ ?
Các cháu cùng vung tay hứa, sân trường tràn niềm vui.
Sau buổi giao lưu chúng tôi tôi kéo nhau ra quán bia bên cạnh trường LQĐ, lại là quán bia hơi Hà nội.
Khi uống bia với nhau anh mới kể thêm về trạm thanh niên xung phong ấy, trước mặt các cháu đâu dám nói hết. Anh bảo gần đến trạm, tụi tao tính là thay phiên nhau mỗi thằng kéo một em vào xe tăng cho nó xem súng của xe tăng to cỡ nào, đạn pháo sẵn sàng cho các em biết quân ta mà đánh thì địch chỉ có chết !
Nhưng, …anh đần mặt ra rồi sụt sùi, trông các em nó tội lắm ! Anh vừa khóc vừa mếu máo nói chúng mày nghe, thông cảm cho anh. Đời bộ đội của anh thấy không gian khổ bằng TNXP. Anh cứ mếu vậy…làm tụi tôi nước mắt chảy theo. Cầm ly bia cùng uống mà nước mắt dàn theo. Dơ cái chân giả lên anh bảo, cái chân này thì bị ở Campuchia. Chẳng có gì day dứt, may chán!
Tại đây người anh hùng lái xe tăng đó đã uống hết mình, say hết mình tới tận khuya, riêng anh hôm đó 48 cốc. Chưa thấy ai trên đời uống được như anh. Anh muốn quên ám ảnh cuộc đời mà không được.
Anh rất thường uống bia với tôi và vẫn hay ứa nước mắt vì áy náy đời binh nghiệp của mình.
Sài gòn tháng tư năm 2014. TUVIDA.
Ảnh minh họa đẹp:thời sự và giá trị, bài viết xúc động, rất lính...
Trả lờiXóa