Thứ Tư, 6 tháng 9, 2023

 

Trần Minh Hải, tự truyện
GIAO LƯU LÍNH 6971
Có thể là hình ảnh về 16 người 
Tháng 8/1971 Đang là sinh viên năm thứ hai lớp điện K6i Tôi được phòng tổ chức nhà trường cho về nhà nghỉ 10 ngày, chuẩn bị nhập ngũ. Sau này biết đây là đợt lấy quân lớn nhất của miên bắc nhằm khối sinh viên Đại họv và Trung cấp (Đợt nhập ngũ 6971 thần thánh năm nao), về thăm nhà sau đợt lụt năm 1971 lịch sử , lên Trường thì được báo tạm hoãn nhập ngũ, hôm nay 6/9/2022 đi gặp những đồng môn cựu binh theo giấy mời của BLL hội 6971 mời đại diện group Lính Xe tăng tổ chức tại Trương Đại học Xã hội & Nhân văn (đối diện nhà máy thuốc lá Thăng Long Hà nội). 26 năm công tác tại nhà máy Cơ khí Chính xã số 1, quán nước quán ăn và sân vận động chiều hay đá bóng...tôi còn lạ gì, đi sớm để còn thăm lại cảnh xưa-51 năm trước tính ngang thì mình thuộc K15 trường này chứ bộ. Bốn phát ảnh đầu tiên về Lính xe tăng (ảnh đầu tiên)
A-BINH ĐOÀN 6971
1-Tháng 9 năm 1971 là tháng mưa nhiều, lũ lụt khắp nơi. Nhiều tỉnh đồng bằng Bác Bộ bị vỡ đê. Nội thành Hà Nội bị đe dọa bởi nước sống Hồng dâng cao từng giờ. Sau lệnh động viên tuyển quân tại các trường đại học, sinh viên hối hả kết thúc kỳ nghỉ hè, lên tàu về trường cho kịp giờ nhập ngũ. Binh đoàn sinh viên 6971 Tuổi khai sinh có thể tính vào ngày mùng 6 tháng 9 năm 1971. Mùng 6 tháng Chín là năm đó tính theo lịch Âm là ngày 17 tháng 7 năm Tân Hợi, sau Rằm tháng Bảy “xá tội vong nhân” mới được hai đêm, ngày 17 còn được xem là ngày Đạo tặc, giờ Hoàng đạo lại rơi vào giờ Ngọ (11 đến 13 h trưa). Nhiều bà mẹ tiễn con trên sân trường sụt sùi tiếng khóc, vì đoàn quân ra đi trước giờ Hoàng đạo. Trên sân trường Đại học Tổng hợp Hà Nội buổi sáng ấy, Giáo sư Hiệu trưởng Ngụy Như Kontum bước lên đài cao làm lễ xuất quân. Nhưng khi Thầy đang đọc diễn văn ra quân thì một cơn gió mạnh nổi lên, ngọn cờ đỏ trên đầu Thầy đột nhiên gãy cán, đổ xuống như một điềm dữ, điềm báo chẳng lành. Cả sân trường xôn xao, nhiều bà mẹ tiễn con bật khóc. Không buộc trở lại lá cờ lên cột cao, Thầy nhanh tay đón lấy lá cờ, bước xuống hàng quân trao cho một sinh viên khoa Toán, như một hành động biểu tượng gửi gắm niềm tin của nhân dân đất nước cho những chiến sỹ sinh viên. Trước giờ Hoàng đạo, 4000 sinh viên từ 14 trường đại học miền Bắc ra đi như một đoàn quân trí thức trẻ, một binh đoàn đặc nhiệm, mang cái tên gọi tắt là Binh đoàn 6971, tỏa về các quân binh chủng Phòng không, Tăng Thiết giáp cùng các sư đoàn 325, 308, 304 nhằm tăng thêm sức mạnh trí tuệ cho các đơn vị. (theo Mạc Yên)Có thể là hình ảnh về 14 người
2-Tập trung quân, phát quân tư trang tại Ích Vịnh, Quỳnh Đô, Hà Nội. Ngày hôm sau 7/9/71 được các em văn công tới chiêu đãi. Giữa lúc lũ lụt, tàu hỏa chở chúng tôi từ ga Văn Điển về Hà Bắc huấn luyện (vượt qua Cầu Đuống tàu hỏa... rẽ nước băng băng), chúng tôi xuống ga Sen Hồ trời đã khuya, hành quân bộ tới xã Xuân Lạn, huyện Việt Yên.Tôi được biên chế vào E95 F325, tập tành hơn 3 tháng, được lệnh đi B, Tàu đưa chúng tôi qua ga Hàng Cỏ, Hà Nội rồi tới tới ga Vinh, Nghệ Tĩnh. Tôi được về đơn vị chiến đấu: Sư đoàn 308 Đại đoàn Quân Tiên phong, C3D1E36, lính được phát quân tư trang đi B: tăng, võng, quần áo, giày cao cổ, dép râu, mũ mão, sao ve mới cứng, mặt nạ phòng độc, túi thuốc cá nhân gồm có bông băng mầu xanh, thuốc quinin chống sốt rét, thuốc bổ B1, thuốc lọc nước, thuốc chống vắt , cao Sao Vàng..., bao tượng đầy gạo, Lương Khô 701, 2 kg "ruốc bao tải" thứ ruốc như sợi bao tải được tước ra vậy..., hai túi ni lông đựng thi hài, hoặc làm phao vượt sông, tôi được phát một khẩu rpd và ba băng đạn tròn đầy đạn (300 viên), hai túi vải đựng cơm nắm, trong đó có một túi cơm tôi nhét đầy đạn rời, 3 quả lựu đạn chày. Mỗi chiến sĩ còn được phát một bi đông nhôm, một con dao găm của Liên Xô, một chiếc xẻng 2 trong 1(roãi ra thành xẻng, cụp vào thành cuốc). Cả đơn vị lặng lẽ hành quân theo đường xe Goòng vào ngay "Cối xay thịt" Quảng Trị.(theo Phạm Đăng Kiểm)Có thể là hình ảnh về 18 người và văn bản
3-Ngày 6/9/1971, có gần 400 cán bộ, sinh viên trường Đại học Tổng hợp HN, xếp bút nghiên ra trận, kết thúc chiến tranh đã có 32 Liệt sỹ Lính 6971 của 7 Khoa cơ bản: Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử, Địa. Nửa thế kỷ đã qua đi, bằng xương máu, nước mắt, mồ hôi, 4000 sinh viên ngày ấy ra đi, có hàng trăm người sống mãi tuổi 20. Sau chiến dịch Quảng Trị năm 1972-Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, có hàng trăm sinh viên trở thành thương bệnh binh, rời quân ngũ không còn đủ sức khỏe, theo học xưa đành phải chuyển ngành. Có hàng trăm sinh viên tình nguyện ở lại phục vụ lâu dài trong quân đội, đã trở thành sỹ quan cao cấp. Ngày 6/9/2022 sắp tới, binh đoàn 6971 đã hẹn gặp nhau trên mảnh đất xuất quân của Đại học Tổng hợp Hà Nội cũ. đây chính là trường đại học có cán bộ và sinh viên ra quân, “đi B” sớm nhất, hy sinh sớm nhất và được phong danh hiệu Anh hùng LLVT nhiều nhất. Trong chương trình Lễ Hội 6971 sắp tới, các sinh viên 6971 tuổi Thất thập từ mọi nẻo đường đất nước sẽ đổ về dâng hoa Đài kỷ niệm (31/8/2022)
P/S chiều 4/9 cùng Nhạc sỹ Nguyễn Quý Lăng hoàn thành vận chuyển rượu 35 độ, đóng chai nút lá chuối khô cho hội nghị.
B-LỄ KỶ NIỆM 50 NĂM
Ngày 6/9/1971 hàng vạn sinh viên các trường Đại học khu vực Hà Nội đã theo tiếng gọi của Tổ Quốc, gác bút nghiên lên đường chiến đấu giải phóng miền Nam, giành độc lập thống nhất cho đất nước. Một đợt động viên có một không hai "Lính Sinh viên đợt 9/1971" đầy tài năng và nhiệt huyết xẻ dọc trường sơn đi cứu nước
Cách đây 1 tuần, tôi được lão Chủ tịch XT2G gửi masenger thông báo Ban liên lạc Sinh viên-Chiến sĩ 6971 dự định tổ chức trọng thể kỷ niệm “Nửa thế kỷ gác bút nghiên lên đường cứu nước”. Trân trọng báo BTC mời tôi và Nguyễn Trọng Luân là csv Đại học Cơ điện dự, có nhờ tôi mua riệu làng Giàn (Lão ý quen mồm, đề nghị giảm nồng độ tý) Nhắc bởi vì Đại tá Vừa điện đi chưa để Hắn chở rượu hộ. Nhắc vì Nhà văn Nguyễn Khắc Nguyệt nháy mắt "Vẫn rượu làng Giàn chứ, Lý Giàn". Thi sỹ giai Tó giới thiệu với lính đồng mâm "Rượu này êm lắm các Cụ ạ" Liếc mâm cạnh có bóng hồng thì lão liệng sang nớ luôn (Chậc, Thi sỹ luôn máu thế)Có thể là hình ảnh về 7 người và văn bản
Hôm nay 6/9/2022, lễ kỷ niệm trọng thể đã được tổ chức tại Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn 336 Nguyễn Trãi Hà nội. Về dự lễ có đại biểu 100 Lính 6971 chuyển sang BC Tăng Thiết giáo. (Tôi đi bắt tay đc gần 30 vị, chụp ảnh cuối buổi lễ nhõn 18 người trên sân khấu). Ghi nhận Thái Khắc Sơn lính ĐHTH xịn đi ngày 6/9/1971 tại đây "Tớ vừa ra, đã bắn 3 phát bazoca quán quen rồi, đã quá". Ngoài ra có hơn 200 csv-ccb từ khắp mọi miền của Tổ quốc vốn từ các trường ĐH xung quanh Hà Nội đi ngày 6/9/1971, đại biểu các cơ quan báo chí, thân nhân một số liệt sĩ…cùng các báo chí, đài truyền hình. Chủ tịch Nguyễn Quý Lăng tất tả, xông xáo từ đón tiếp, đơn ca trên sân khấu bài hát mới toe, đôn đốc mọi việc. Thi sỹ Làng Tó lắc đầu "Tối qua nó vừa làm trận rượu, từ sáng tới giờ Nó tả xung hữu đột. Tao lo về Nó gục mất thôi" Còn tôi thì giữ tay nó bảo nhỏ "Bớt đi lại ngay cho Tao nhờ, Mày nhớ giữ sức nhá" chụp vội với lão ý một bức ảnh. Thật là xúc động chứng kiến các lão csv-ccb tuổi Thất thập gặp nhau, chất lính xưa kia hiện về đủ mọi sắc thái...Có thể là hình ảnh về 8 người
Buổi lễ diễn ra giản dị nhưng hết sức trang trọng và xúc động. Với tôi, mặc dù đã nhiều lần nghe ca khúc “Mãi mãi tuổi 20” của quê Quý Lăng Nguyễn mà hôm nay thật sự xúc động khi nghe tam ca hát trên sân khấu, mắt vẫn rưng rưng lúc xem clip phim tài liệu. Đặc biệt nghe cháu nữ sinh viên phát biểu cảm tưởng rồi hát mộc một đoạn ca khúc, chợt nhớ giọng hát véo von ca khúc này trong nền nhịp gõ đũa vào bát ăn cơm của Nhạc sỹ Lăng Chủ tịch 2G, đó là em quê Á hậu LXT Nguyễn Mai Lan. Lúc chờ khai mạc, khi giải lao... BTC cho phát nhạc "Mãi mãi tuổi 20" nghe nó vào đã lắm, đắc địa lắm, xứng đáng đi vào tốp Những bài hát đi cùng năm tháng (tsb Lão Lăng đa tài, anh hoa phát tiết, tóp mi na vừa qua "xoè một phát" con rể báo nằm viện, báo hại Lý trưởng liên tục alo thăm hỏi, động viên "rướn lên Chủ tịch nhá") Chủ tịch XT2G nếu có đọc bài này, sau khi giã rượu trưa nay tại Nhà khách Sơn la, hãy phát lại clip bài ca ko quên mà Lão mới sáng tác, hát phiêu làm cho mọi người trong hội trường nghe lịm đi, lịm đi vì quá hay, vỗ tay ràn rạt...nghe chửa. Lính xe tăng được cái nhiệt tình đi gặp Đồng đội, Già rồi nên tranh thủ lúc nào đi được thì đi, sau muốn đi cũng chả đi nổi.
Phác qua vài nét hoạt động :
-Ngày 06/9/1971 (6971) 3500 sinh viên, giáo viên, cán bộ của 14 trường đại học miền Bắc hưởng ứng phong trào “Xếp bút nghiên ra trận” đã tình nguyện nhập ngũ lên đường đánh Mỹ, như một “binh đoàn tri thức” đem tri thức học đường cấp tốc tỏa về các quân binh chủng tại chiến trường nhằm tăng thêm sức mạnh trí tuệ, trong đó có “Mùa hè đỏ lửa 81 ngày đêm năm 1972”. Ngày 6/9 hằng năm đã trở thành Ngày truyền thống của các csv-ccb. 10 trường đã dựng Đài tưởng niệm
-6/9/2011, các csv-ccb đã kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống “Thành Cổ Quảng Trị-Trái tim bạn và tôi”. Hơn 400 người đã đặt hoa viếng tại tượng Đài Sinh viên-Chiến sỹ trong Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cùng hành quân vào Quảng Trị viếng Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, Đài chứng tích Sinh viên-Chiến sĩ, làm Lễ cúng 81 mâm cơm tại Đài Trung tâm Thành Cổ, tiến hành Đại lễ Cầu siêu. Tối đến làm Lễ thả 21.000 Hoa đăng ra sông Thạch Hãn. Hàng năm, vào dịp 6/9, các trường đại học thay nhau đăng cai tổ chức gặp mặt quy mô toàn quốc.
-6/9/2018, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đăng cai tổ chức cuộc gặp mặt kỷ niệm 47 năm 6971. Tại đây còn lưu giữ lá cờ “Tiền tuyến gọi chúng tôi sẵn sàng” có tất cả các chữ ký của các giáo viên, sinh viên xếp bút nghiên lên đường đánh Mĩ vào những năm 1970 đến 1972, trong số đó có khoảng 40% đã anh dũng hy sinh và lưu giữ bút tích của Anh hùng Liệt sĩ Lê Xuân Đĩnh
-6/9/2019, Trường ĐH Y Hà Nội tổ chức gặp mặt. Hơn 500 Cựu SVCS tới dự rất xúc động với sự có mặt của bà mẹ của Anh hùng, Bác sỹ, Liệt sỹ Đặng Thùy Trâm). Trường có trên 20 Anh hùng liệt sĩ
-6/9/2022, chúng tôi vui mừng gặp mặt nhau tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cũ". (theo csv ĐH Dược, cs Thành cổ, Trần Hậu Thìn)
P/S (02)Thơ của Ngovi Tiến Kết (Thi sỹ làng Tó):
"Thuở ấy đánh vần chữ Yêu còn chưa sõi
Mặt đỏ vì ngượng nghịu một bàn tay
Mềm như lụa trao nhau thêm lời nhắn
Cứ đi đi bạn nhé ! Tớ vẫn chờ.
Một nửa trăm năm, một nửa bài thơ
Chưa câu kết, nửa câu còn buông lửng
Vẫn mới tập yêu như đôi chân lững chững
Để bây giờ tìm lại, tóc đã phai". (6/9/1971)

1 nhận xét:

Các bạn dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào còm (thay vào chữ URL)
Link ==> <a href="URL">TEXT</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]