Mai Thanh Hải - Nhà báo T, Phóng viên Báo X kể với mình buổi sáng:
Từ mấy tháng trước, anh T thay mặt Báo, lặn lội tìm đến thăm gia đình 34/64 Liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma ngày 14/3/1988, ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa (30 gia đình còn lại ở các địa phương khác, sẽ thăm sau).
Báo cũng đã làm việc và thống nhất tổ chức cuộc gặp mặt 34 gia đình Liệt sĩ, tại Cam Ranh (Khánh Hòa).
Thành phần buổi gặp mặt bao gồm các mẹ của Liệt sĩ (mỗi mẹ được đưa 1 người thân đi cùng), lãnh đạo đại diện Hải quân và cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa...
Cuộc gặp mặt được sự giúp đỡ của Hội Cựu Chiến binh của 1 Doanh nghiệp: Đài thọ tiền đi lại cho thân nhân Liệt sĩ; tặng quà cho mỗi gia đình...
Tất cả mọi việc đã hoàn tất, giấy mời đã được phát đi, hẹn ngày 14/3/2012 gặp mặt tại Cam Ranh.
Đùng cái, cách đây 3 ngày (11/3/2012), có lệnh của "trên" yêu cầu hủy cuộc gặp mặt.
Nhà báo T cay đắng: "Anh trở thành người đi phỉnh (lừa) các mẹ Liệt sĩ" và chán nản: "Giỗ anh em hy sinh mà không dám tổ chức. Khóc anh em hy sinh cũng không được phép khóc!"...
Mình nghe xong câu chuyện, cũng chán ặt người: " Tổ quốc có bao giờ HÈN thế này không?"..
Từ mấy tháng trước, anh T thay mặt Báo, lặn lội tìm đến thăm gia đình 34/64 Liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma ngày 14/3/1988, ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa (30 gia đình còn lại ở các địa phương khác, sẽ thăm sau).
Báo cũng đã làm việc và thống nhất tổ chức cuộc gặp mặt 34 gia đình Liệt sĩ, tại Cam Ranh (Khánh Hòa).
Thành phần buổi gặp mặt bao gồm các mẹ của Liệt sĩ (mỗi mẹ được đưa 1 người thân đi cùng), lãnh đạo đại diện Hải quân và cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa...
Cuộc gặp mặt được sự giúp đỡ của Hội Cựu Chiến binh của 1 Doanh nghiệp: Đài thọ tiền đi lại cho thân nhân Liệt sĩ; tặng quà cho mỗi gia đình...
Tất cả mọi việc đã hoàn tất, giấy mời đã được phát đi, hẹn ngày 14/3/2012 gặp mặt tại Cam Ranh.
Đùng cái, cách đây 3 ngày (11/3/2012), có lệnh của "trên" yêu cầu hủy cuộc gặp mặt.
Nhà báo T cay đắng: "Anh trở thành người đi phỉnh (lừa) các mẹ Liệt sĩ" và chán nản: "Giỗ anh em hy sinh mà không dám tổ chức. Khóc anh em hy sinh cũng không được phép khóc!"...
Mình nghe xong câu chuyện, cũng chán ặt người: " Tổ quốc có bao giờ HÈN thế này không?"..
Đất nước này lạ lắm! Thủ tướng nói trước Quốc Hội về Trường Sa, Hoàng Sa thì được nhưng ai mà tự nói hoặc viết khẩu hiệu y chang ông Dũng nói ra đường là y như sẽ bị bắt đi phục hồi nhân phẩm! Tôi đã từng hiểu....biết.
Trả lờiXóaChỉ còn biết nuốt nước mắt(căm hận)vào trong tim.
Trả lờiXóaCác Anh Hùng Dân Tộc trên Bãi Gạc Ma-Chúng tôi nhớ mãi các anh!.Xin thắp ngàn vạn nén Hương Lòng gửi tới các anh.
Tôi gửi bài viết về 17/2 lên đây . Xuy nghĩ này chưa chắc đã trùng với tất cả . Đây là xuy nghĩ của tôi .
XóaNhững nấm mồ liệt sĩ nơi biên cương
Làm gì có những cây vô danh
Dọc cánh rừng biên giới
Loài cỏ cây nào cũng có tên như người dân lầm lũi
Dù thiếu chữ thiếu ăn buốt giá ở vùng biên
Sao vẫn còn những ngôi mộ không tên
Trong điệp khúc tháng hai bẩy chín
Cỏ cây trùm rêu xanh mồ liệt sĩ
Cây cỏ khoác tên cho những linh hồn
Sao những con đường du lịch không rộng mở mà lên
Mường Khương , Vị xuyên , Yên minh , Trà lĩnh ...
Những nẻo đường đuổi kẻ thù về bên kia biên giới
Nén hương thơm chưa khói khắp vùng cao
Hoa không thiếu mà mộ phần quạnh quẽ
Một ngày xe thôi cha mẹ chẳng thể tìm
Quê gần lắm vẫn uống chung nguồn nước
Mà hồn ngưòi xa lắc ở biên cương
Ơi những nấm mồ , ơi những nghĩa trang
Các anh đứng làm phên dậu che tổ quốc
Dẫu các anh không thể nào về được
Mắt vẫn trừng ngược gió bấc trong đêm
Tôi hỏi con mình về những cái tên
Mười bẩy tháng hai mà con tôi ngơ ngác
Tôi nghẹn buốt , hỏi ai bây giờ được
Để trả lời cho con ?
17/2/2012