Nguyễn Trọng Luân - 3002
Tôi gửi bài viết về 17/2 lên đây. Suy nghĩ này chưa chắc đã trùng với tất cả. Đây là suy nghĩ của tôi.
Làm gì có những cây vô danh
Dọc cánh rừng biên giới
Loài cỏ cây nào cũng có tên như người dân lầm lũi
Dù thiếu chữ thiếu ăn buốt giá ở vùng biên
Sao vẫn còn những ngôi mộ không tên
Trong điệp khúc tháng hai bẩy chín
Cỏ cây trùm rêu xanh mồ liệt sĩ
Cây cỏ khoác tên cho những linh hồn
Sao những con đường du lịch không rộng mở mà lên
Mường Khương , Vị xuyên , Yên minh , Trà lĩnh ...
Những nẻo đường đuổi kẻ thù về bên kia biên giới
Nén hương thơm chưa khói khắp vùng cao
Hoa không thiếu mà mộ phần quạnh quẽ
Một ngày xe thôi cha mẹ chẳng thể tìm
Quê gần lắm vẫn uống chung nguồn nước
Mà hồn ngưòi xa lắc ở biên cương
Ơi những nấm mồ , ơi những nghĩa trang
Các anh đứng làm phên dậu che tổ quốc
Dẫu các anh không thể nào về được
Mắt vẫn trừng ngược gió bấc trong đêm
Tôi hỏi con mình về những cái tên
Mười bẩy tháng hai mà con tôi ngơ ngác
Tôi nghẹn buốt , hỏi ai bây giờ được
Để trả lời cho con ?
17/2/2012
Thật cảm động vì những lời thơ da diết về đồng đội của anh, nhưng khi đọc bài này em xúc động thật sự vì đó là đồng đội của em – những CCB tham gia chiến tranh biên giới phía Bắc tháng 2.1979 chống quân xâm lược Trung Quốc, mà giờ đây chiến công của họ, sự hy sinh của họ chỉ còn là quá khứ mãi bị lãng quên, buộc phải quên! Chỉ còn lại những nỗi đau vô hạn không bao giờ vơi đi của người thân ruột thịt, bạn bè mà thôi! Anh ạ, sau khi chiến tranh kết thúc, đơn vị em C16, E197, F337 chốt lại ở những ngọn núi cao Khánh Khê, bên dưới là một nghĩa trang liệt sỹ chống Tầu sát đường 1B, trong đó có mộ chí của Anh hùng liệt sỹ Lê Đình Chinh. Những ngày đó, nghĩa trang không bao giờ ngớt tiếng khóc thương của những người mẹ, người vợ, người thân. Tiếng kêu than như ai oán thật não nề như xé toạc khoảng trời lạnh lẽo của vùng biên, nỗi đau đớn sau những vòng khăn trắng cả nghĩa trang, đã 37 năm qua vẫn hiện hữu trong em không bao có thể quên được!
Trả lờiXóaCho dù thế sự xoay vần, lịch sử dân tộc luôn công bằng sẽ minh chứng cho sự hy sinh và những nỗi đau nhân thế. Em tin rằng thế hệ anh em mình vẫn có thể tìm được câu trả lời cho các con về ngày 17.2.1979!
Em xin chép lại một bài thơ của một nhà khoa học cũng rất đồng cảm với tâm trạng bạn đọc lúc này:
QUÊN!
( Tưởng nhớ : Hai triệu đồng bào chết đói năm 1945; Các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam của Tổ Quốc năm 1979 )
Chẳng ai thương
Hai triệu người chết đói năm bốn nhăm
Chẳng ai nhớ các Anh
Nơi biên cương phía Bắc
Dù một lời thôi cũng không hề được nhắc
Các Anh nằm dọc biên giới Tây Nam!
Không một bông hoa
Không một nén nhang
Không một người thăm
Không dòng nước mắt…
Người ta đã đào sâu chôn chặt
Tất cả quên rồi!
Tất cả bị lãng quên!
Bạc như cuộc đời kỹ nữ Đạm Tiên
Vẫn còn được nàng Kiều nhỏ lệ!
Mà những anh hùng
Đứt ruột mình như thế
Sao lại quên?
Sao lại bị lãng quên?
Không!
Không!
Không!
Nhân Dân mãi yêu thương!
Tổ Quốc mãi không quên!
Lịch sử mãi ghi tên!
Chỉ có ta quên
Vì ươn hèn
Hoảng sợ!
(PGS TS Phạm Hữu Lý – Viện KHCN Việt Nam)
cám ơn Bằng về chia sẻ của em .
XóaBài thơ thật hay,thật xúc động,chạm đến được trái tim CON NGƯỜI.Luân thật giỏi...
Trả lờiXóaLuân ơi tai nghĩa trang Ba Tơ có gần ngàn mộ liệt sỹ mà chỉ có hơn 200 có tên thôi (tuy có cái vẫn thiếu các thông tin khác về quê- đơn vị hay ngày hy sinh ).Nghĩ đến các liệt sỹ Biên giới phía Bắc còn đau lòng hơn nữa vì sự mịt mờ của Xã hội hiện nay.Nhưng Lịch sử và Nhân Dân Việt Nam không bao giờ có thể quên được sự hy sinh của các Anh.
Trả lờiXóa