Kỷ niệm 40 năm ngày đi B .
Lại Duy Quỳ đoàn 1040.
Ngày 29 tháng 05 năm 2012
Đoàn 1040 được thành lập từ sư đoàn 304B đóng quân tại Cầu Ka tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên) được lệnh xuất phát đi B (tức là đi vào miền Nam chiến đấu) lúc 13h00 ngày 17 tháng 08 năm 1972. Đoàn 1040 của chúng tôi gồm trên dưới 520 sĩ quan và chiến sĩ, toàn bộ là các thầy giáo, sinh viên, hiện đang giảng dạy và theo học tại các trường Đại học Cơ Điện, đại hoc Sư phạm Thái Nguyên, đại học Y Khoa Thái Nguyên, Đại học Nông Lâm Nghiệp Thái Nguyên, và một số sinh viên của các trường trung cấp... như Dược Thịnh Đán, trường trung cấp Công Nghiệp Thái Nguyên. Các trường đại học và trung cấp trên đều ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chiến sĩ là sinh viên đang theo học từ năm thứ nhất đến năm thứ 5 của trường đại học Cơ Điện chúng tôi có khoảng 200, là đông nhất trong số các trường đại học và trung cấp trên. Toàn bộ chiến sĩ được bố trí vào đại đội hai (tức C2) và còn số dư được bố trí vào Đạị đội 1 (tức C1), Đại đội trường đại học Sư phạm Thái Nguyên và Đại đội ba (tức C3) Đại đội Y khoa Thái Nguyên. Sau khi được bổ sung đầy đủ quân trang, quân dụng, của mỗi chiến sĩ đi B, đoàn 1040 kết thúc đợt huấn luyện hơn 2 tháng nhập ngũ (từ ngày 29/05/1972 đến 17/08/1972).
Anh Quỳ đứng giữ mà không chịu hi sinh |
Không thơm cũng ngát hoa chanh
Giỏi việc nước, giỏi việc nhà
Duyên dáng, dịu dàng, xinh đẹp
Là các cô gái ngoại thành thủ đô
Chặng đường hành quân ngắn ngủi từ cầu phao Chương Dương tiến về ga Hàng Cỏ Hà Nội. Đoàn 1040 chúng tôi có rất nhiều chiến sĩ quê ở tại Hà Nội mới nghe thấy có con, em, người yêu, đi trong đoàn này. Khi tôi quay mặt về phía sau đã trông thấy rất nhiều ông bố, bà mẹ, ríu rít gọi tên con trong đoàn hành quân. Các anh em ruột nhiều bạn bè và cả người yêu nữa ra đón và tiễn đưa con em, người yêu chiến sĩ đoàn 1040 lên đường đi vào miền Nam chiến đấu. Thật là sung sướng và cảm động cho đoàn chúng tôi trước lúc đi xa, đi vào miền Nam, chiến trường máu lửa đang chờ đợi. Tiếng chuông đồng hồ tại ga Hàng Cỏ Hà nội trong đêm khuya đã điểm 23h00, ngày 17 tháng 08 năm 1972 và cũng là lúc đoàn tàu hỏa từ từ chuyển bánh đưa sĩ quan, chiến sĩ đoàn 1040 đi vào miền Nam chiến đấu. Trong tâm trí tôi vẫn còn đậm nét tiếng gọi con của các ông bố, các bà mẹ, các anh chị em, và những giọt nước mắt của người yêu đang âm thầm chờ đợi hẹn ngày chiến thắng trở về trên các toa khách của đoàn tàu hỏa chở chiến sĩ chúng tôi đi B đẹp lắm. Toa nào cũng có chăng biểu ngữ và khẩu hiệu: “Chào đón và tiễn đưa những chiến sĩ là sinh viên đi chiến đấu vì miền Nam ruột thịt”. Trên đường hành quân đi B những ngày tháng năm đó ở miền Bắc nước ta giặc Mỹ đem máy bay F4H, B52, F105, ném bom và rải thảm tại thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì…trên khắp các thành phố miền Bắc nước ta. Chủ yếu chúng ném bom bắn phá vào các ga tàu hỏa, cầu phà, bến cảng….làm tê liệt mạch máu giao thông chi viện cho miền Nam, ngoài ra chúng còn bắn phá vào những trọng điểm kinh tế, quân sự như nhà máy, xí nghiệp, công xưởng, kho xăng dầu, kho vũ khí đạn dược, các điểm quân sự: ụ pháo, bệ phóng tên lửa, các sân bay quân sự, trạm rada… Thủ đô Hà Nội là trọng điểm nhất, chúng có ý định mang pháo đài bay B52 ra san bằng thành phố Hà Nội và nhiều thành phố khác trên miền Bắc. Chúng hy vọng, biến miền Bắc nước ta trở về thời kỳ đồ đá. Nhưng lịch sử đã chứng minh “Trận Điện Biên Phủ trên không” tại thủ đô Hà Nội đã đáp trả chúng.
Đoàn 1040 của chúng tôi trên đường hành quân có đoạn đường đi bằng tàu hỏa, có đoạn đường đi bằng ô tô, còn đoạn đường hành quân đi bộ nhiều lắm. Khi hành quân đi bộ trên vai các chiến sĩ đeo balô, súng đạn, gạo ăn chứa trong bao tượng, quân trang, quân dụng, trọng lượng cả thảy khoảng 40kg đến 45kg. Đường hành quân đoàn 1040 chúng tôi dải theo hình chữ S của đất nước. Đêm đi ngày thì nghỉ để giữ bí mật quân sự và tránh được bom đạn của giặc Mỹ.
Đến trạm Ý Yên tỉnh Nam Hà, vào lúc 04h00 sáng, các chiến sĩ mệt quá ngủ thiếp đi khi tỉnh dậy chúng tôi đã thấy cơm ngon, canh ngọt bày ra sẵn rồi. Vì các mẹ, các chị, các cô em gái đã tự động lấy gạo, thịt hộp và hái rau xanh nấu cho chúng tôi. Bát cơm đạm bạc tình quân dân như cá với nước đã giúp anh bộ đội cụ Hồ vượt qua mọi thử thách. Tiếp theo là trạm Kim Trung, trạm Tân Khang, Tân Thọ tỉnh Thanh Hóa chúng tôi ở đây 4 ngày đêm ở cùng nhân dân Thanh Hóa vui lắm như được ở nhà mình vậy.
Đoàn 1040 của chúng tôi trên đường hành quân có đoạn đường đi bằng tàu hỏa, có đoạn đường đi bằng ô tô, còn đoạn đường hành quân đi bộ nhiều lắm. Khi hành quân đi bộ trên vai các chiến sĩ đeo balô, súng đạn, gạo ăn chứa trong bao tượng, quân trang, quân dụng, trọng lượng cả thảy khoảng 40kg đến 45kg. Đường hành quân đoàn 1040 chúng tôi dải theo hình chữ S của đất nước. Đêm đi ngày thì nghỉ để giữ bí mật quân sự và tránh được bom đạn của giặc Mỹ.
Đến trạm Ý Yên tỉnh Nam Hà, vào lúc 04h00 sáng, các chiến sĩ mệt quá ngủ thiếp đi khi tỉnh dậy chúng tôi đã thấy cơm ngon, canh ngọt bày ra sẵn rồi. Vì các mẹ, các chị, các cô em gái đã tự động lấy gạo, thịt hộp và hái rau xanh nấu cho chúng tôi. Bát cơm đạm bạc tình quân dân như cá với nước đã giúp anh bộ đội cụ Hồ vượt qua mọi thử thách. Tiếp theo là trạm Kim Trung, trạm Tân Khang, Tân Thọ tỉnh Thanh Hóa chúng tôi ở đây 4 ngày đêm ở cùng nhân dân Thanh Hóa vui lắm như được ở nhà mình vậy.
Tôi có một kỉ niệm không thể nào quên được đồng đội Nguyễn Văn Mẫn quê ở huyện Khuyến Nông, cùng là bạn sinh viên khóa 4 (K4) với tôi, khi chúng tôi nghe thấy chưa có lệnh hành quân là hai thằng chạy bổ về nhà Mẫn cách trạm 5km. Bố mẹ và cô em gái của Mẫn vui lắm và cũng lo cho chúng tôi lắm. Vì trên đường ra chiến trường chiến đấu thì có bao nhiêu cơn mưa bom đạn của quân địch liệu có tránh được không, cho nên gia đinh bắt 2 thằng lính trước khi ra trận ăn nhiều lắm, toàn là thức ăn ngon như: gà luộc, cá chép rán, tôm càng rang, canh cua đồng… Bố mẹ và em gái nhìn hai đứa chúng tôi ăn ngon sung sướng lắm nhưng không hiểu vì sao lại rưng rưng nước mắt. Còn cô em gái thì vê vê chiếc áo quân ngũ của hai ông anh không biết mỏi. Tôi biết trong sâu thẳm của bố mẹ cũng như cô em gái lo nhiều cho chúng tôi lắm không biết ngày chiến thắng có gặp lại những đứa con và ông anh này không.
Trên đường từ nhà Mẫn về đơn vị hai đứa chúng tôi rẽ qua cửa hàng bách hóa mua mấy thứ lặt vặt còn thiếu. Chà, nhìn hai cô mậu dịch viên sao mà xinh đẹp dịu dàng quá trời. Hai đứa vừa mua hàng vừa tán gẫu (chất lính sinh viên mà). Sau đó tôi và Mẫn mời hai cô mậu dịch viên 7h00 tối nay ra cầu Tân Khang bắc qua Tân Thọ gặp nhau tâm sự. Đầu tiên hai em Luyện và Hải ngập ngừng lưỡng lự nhưng hồi lâu hai O mỉm cười và khẽ gật đầu. Khi về đến đơn vị hai đứa chúng tôi mong là hôm nay chưa phải hành quân. Đúng như sự mong ước thế là hai chúng tôi ăn xong bữa cơm chiều cùng đồng đội và nhanh chóng ăn mặc chỉnh tề đến chỗ hẹn như đã định. Hai chúng tôi bước tới chân cầu đã thấy hai em Luyện và Hải đang đừng bên thành cầu. Thật là một cuộc hò hẹn chất lính trên quãng đường hành quân ra trận. Tôi mon men tiến gần về phía em Luyện, còn Mẫn tiến sát cùng em Hải. Dưới ánh trăng chênh chếch lưỡi liềm lúc tỏ lúc hiện, lung linh dưới mặt nước của con sông nhỏ trời đầy sao, tôi ngước nhìn em Luyện vẻ thầm kín và trìu mến. Hai má em ửng hồng nhìn tôi vẻ tự tin e thẹn của một cô gái đồng quê ngực căng tròn bên trong của chiếc áo trăng phiên nõn . Luyện đẹp lắm, người mảnh dẻ, có mái tóc dài đen nhánh qua cặp mông thon thả của một cô thiếu nữ nông thôn vừa tròn 18 tuổi. Tâm hồn tôi lâng lâng thổn thức nhìn em không chớp mắt. Cứ nghĩ rằng đây là giấc mơ trời phú cho tôi một chiến sĩ là sinh viên học hết năm thứ tư và là một anh bộ đội giải phóng quân trên đường ra trận. Nhưng đây là sự thật trăm phần trăm chứ không phải là giấc mơ. Chúng tôi tâm sự, hỏi nhau về quê hương, bản quán, về gia đình, về người lính sinh viên trước lúc xung trận. Em Luyện khe khẽ đọc cho tôi câu thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật:
Trên đường từ nhà Mẫn về đơn vị hai đứa chúng tôi rẽ qua cửa hàng bách hóa mua mấy thứ lặt vặt còn thiếu. Chà, nhìn hai cô mậu dịch viên sao mà xinh đẹp dịu dàng quá trời. Hai đứa vừa mua hàng vừa tán gẫu (chất lính sinh viên mà). Sau đó tôi và Mẫn mời hai cô mậu dịch viên 7h00 tối nay ra cầu Tân Khang bắc qua Tân Thọ gặp nhau tâm sự. Đầu tiên hai em Luyện và Hải ngập ngừng lưỡng lự nhưng hồi lâu hai O mỉm cười và khẽ gật đầu. Khi về đến đơn vị hai đứa chúng tôi mong là hôm nay chưa phải hành quân. Đúng như sự mong ước thế là hai chúng tôi ăn xong bữa cơm chiều cùng đồng đội và nhanh chóng ăn mặc chỉnh tề đến chỗ hẹn như đã định. Hai chúng tôi bước tới chân cầu đã thấy hai em Luyện và Hải đang đừng bên thành cầu. Thật là một cuộc hò hẹn chất lính trên quãng đường hành quân ra trận. Tôi mon men tiến gần về phía em Luyện, còn Mẫn tiến sát cùng em Hải. Dưới ánh trăng chênh chếch lưỡi liềm lúc tỏ lúc hiện, lung linh dưới mặt nước của con sông nhỏ trời đầy sao, tôi ngước nhìn em Luyện vẻ thầm kín và trìu mến. Hai má em ửng hồng nhìn tôi vẻ tự tin e thẹn của một cô gái đồng quê ngực căng tròn bên trong của chiếc áo trăng phiên nõn . Luyện đẹp lắm, người mảnh dẻ, có mái tóc dài đen nhánh qua cặp mông thon thả của một cô thiếu nữ nông thôn vừa tròn 18 tuổi. Tâm hồn tôi lâng lâng thổn thức nhìn em không chớp mắt. Cứ nghĩ rằng đây là giấc mơ trời phú cho tôi một chiến sĩ là sinh viên học hết năm thứ tư và là một anh bộ đội giải phóng quân trên đường ra trận. Nhưng đây là sự thật trăm phần trăm chứ không phải là giấc mơ. Chúng tôi tâm sự, hỏi nhau về quê hương, bản quán, về gia đình, về người lính sinh viên trước lúc xung trận. Em Luyện khe khẽ đọc cho tôi câu thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật:
Là lính sinh viên.
Anh giải phóng quân ơi!
Kính chào anh con người đẹp nhất
Lịch sử hôn anh chàng trai chân đất
Dáng hiên ngang bất khuất kiên cường.
Trong khi tâm sự tôi rụt rè đưa tay nhè nhẹ vuốt mái tóc dài thơm man mát mùi lá sả mà em đã gội đầu trước khi ra gặp tôi. Nhiều lúc đôi tay tôi lóng ngóng không biết nên để đâu và làm gì nữa. Tự nhiên đôi môi tôi rung lên vì sung sướng thơm lên mái tóc, lên trán, và đôi môi em mọng đỏ. Em khao khát lắm ôm chặt lấy tôi quên cả trời đất và thốt lên rằng: Các anh con trai quê em tệ lắm, đã bỏ bọn con gái chúng em ra trận hết cả rồi. Tôi trấn tĩnh dừng lại vì tôi là người lính ngày mai phải hành quân ra trận không biết có trở về được không. Thật là một anh lính sinh viên đoàn 1040 lãng mạn, trẻ trung, đẹp trai lắm và cũng hiên ngang lắm.
Tiếp theo đoàn 1040 hành quân đi bộ qua sông Lam, qua Kim Liên, Nam Đàn tỉnh Nghệ An quê Bác. Sau đó hành quân tiếp qua sông Gianh đến Quảng Bình nơi ranh giới giữa miền Bắc và miền Nam nước ta là “Cầu Hiền Lương huyền thoại” phân chia hai miền Nam Bắc. Đoàn chiến binh chúng tôi trú quân nghỉ tại trạm Cự Nẫm tỉnh Quảng Bình lâu nhất, mười bốn ngày đêm chờ lệnh của Bộ quuốc phòng. Vì đoàn 1040 có sĩ quan, chiến sĩ đều là các thầy giáo, sinh viên, của các trường đại học, trung cấp, đã học hết từ năm thứ nhất đến năm thứ năm (tức là sinh viên, kỹ sư, giáo sư, bác sĩ, dược sĩ…) Bộ quốc phòng muốn giữ lại để sử dụng vào nhưng đơn vị đặc biệt cần có tình độ văn hóa và những vị trí quan trọng của đất nước trong chiến tranh cũng như sau khi hòa bình. Ngày thắng lợi sắp đến khi có hiệp định ngày 27 tháng 01 năm 1973 là quân Mỹ rút hết khỏi miền Nam Việt Nam. Cuối cùng, Bộ quốc phòng quyết định đoàn 1040 của chúng tôi hành quân tiếp đi vào B1 (tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng).
Đoàn 1040 ngày ngủ đêm thì hành quân đi trong lửa đạn của chiến tranh, bọn Mỹ dùng pháo đài bay B52 máy bay ném bom, F4H, F105, biệt danh là thần sấm con ma bắn phá miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Đoàn 1040 trên đường hành quân vào Nam chiến đấu qua cầu phao Chương Dương của Hà Nọi, qua cầu Ham Rồng tỉnh Thanh Hóa, qua dốc Bò Lăn Thanh Hóa, qua bến phà Sông Lam tỉnh Nghệ An, … đã liên tục được nếm mùi các trận bom của pháo đài bay B52, thần sấm, con ma, … không lực mạnh nhất của Huê Kỳ. Nhưng thật là kỳ tích vẫn giữ được trăm phần trăm. Sĩ quan, chiến sĩ của đoàn 1040 tuyệt đối không bị mất mát hi sinh nào và tiếp bước cùng cha anh, vào miền Nam chiến đấu.
Đoàn 1040 ngày ngủ đêm thì hành quân đi trong lửa đạn của chiến tranh, bọn Mỹ dùng pháo đài bay B52 máy bay ném bom, F4H, F105, biệt danh là thần sấm con ma bắn phá miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Đoàn 1040 trên đường hành quân vào Nam chiến đấu qua cầu phao Chương Dương của Hà Nọi, qua cầu Ham Rồng tỉnh Thanh Hóa, qua dốc Bò Lăn Thanh Hóa, qua bến phà Sông Lam tỉnh Nghệ An, … đã liên tục được nếm mùi các trận bom của pháo đài bay B52, thần sấm, con ma, … không lực mạnh nhất của Huê Kỳ. Nhưng thật là kỳ tích vẫn giữ được trăm phần trăm. Sĩ quan, chiến sĩ của đoàn 1040 tuyệt đối không bị mất mát hi sinh nào và tiếp bước cùng cha anh, vào miền Nam chiến đấu.
Đây là bức ảnh chụp tháng 1-1972 Khi đó a Mai như Kiều (người bên trái nhìn vào) chuẩn bị nhập ngũ.Điều mới mẻ là a quỳ dám để lộ những thông tuyệt mật sau 40 năm che dấu.Nào những ai còn gì dấu lâu nay thì theo a Quỳ mà kể thoải mái đi .hoan hô a Quỳ.
Trả lờiXóa