NGUYỄN HỮU LUÂN K9I
28 Tết Nhâm tý 1972, đang đóng quân ở Việt
yên - tiểu đội tôi
nhận lệnh gấp đi tiền trạm. Mùng 2 Tết toàn bộ đại đội đã tập kết ở rừng Lạng
giang. Lính tráng cũng chẳng rõ vì sao Tết
đến lại phải chuyển ra rừng chứ không ở trong dân (mãi đến khi có lệnh đi B chúng tôi mới hiểu được phần nào?... Ở ngoài rừng để giữ bí mật khi xuất quân chiến
đấu). Tất cả đi làm lán dã chiến trong rừng bạch đàn nhưng không được chặt cây.
Mỗi tiểu đội chọn một ô đất trống dưới tán cây để làm một lán chung nho nhỏ vì ni lông và bạt che không đủ. Đại đội đang thời kỳ huấn luyện chưa phát tăng võng như khi đi B chiến đấu. Lán dã chiến vừa đủ theo số lính của tiểu đội. Lính ngủ trên sàn ghép từ cây nhỏ tránh hơi đất, ba lô & súng để ngay trên đầu.
Mùng 3 Tết, đại đội tổ chức đón Tết ở rừng, trong lán dã chiến mới với bánh chưng, ăn tươi. Tết tầm tầm, không vui như khi ở cùng với dân không phải vì thiếu “Men”- Giò mà vì chỉ có lính với nhau. Trưa mùng 4 Tết, đang tập ngoài rừng, liên lạc ra báo có người nhà lính lên thăm – Mẹ và vợ của Sỹ đã tìm đến nơi đóng quân.
Mỗi tiểu đội chọn một ô đất trống dưới tán cây để làm một lán chung nho nhỏ vì ni lông và bạt che không đủ. Đại đội đang thời kỳ huấn luyện chưa phát tăng võng như khi đi B chiến đấu. Lán dã chiến vừa đủ theo số lính của tiểu đội. Lính ngủ trên sàn ghép từ cây nhỏ tránh hơi đất, ba lô & súng để ngay trên đầu.
Mùng 3 Tết, đại đội tổ chức đón Tết ở rừng, trong lán dã chiến mới với bánh chưng, ăn tươi. Tết tầm tầm, không vui như khi ở cùng với dân không phải vì thiếu “Men”- Giò mà vì chỉ có lính với nhau. Trưa mùng 4 Tết, đang tập ngoài rừng, liên lạc ra báo có người nhà lính lên thăm – Mẹ và vợ của Sỹ đã tìm đến nơi đóng quân.
Người nhà lính đến, đám lính trẻ xa nhà vui hẳn do có xúc
tác. Đại đội chủ yếu là lính Hưng Yên, Tết đầu tiên xa nhà mà đi vào tận rừng
đóng quân nay đồng hương lên chơi, lính tráng tíu tít đến hỏi thăm tin tức, chỉ có 2 người mà mang đến bao niềm vui kèm không
khí Tết cho từng người lính. Ôi! Lính
là vậy đấy, chỉ nghe được tin về quê hương hay gia đình thì bao khó nhọc hay nỗi
buồn tan biến ngay.
Chiều
đến,
trước bữa cơm tối, tôi thấy đại đội tất bật, rồi trung đội – tiểu đội
của Sỹ
nháo nhác. Lính ghé tai nhau nói nhỏ, chưa có nhà cho khách ở, chỗ nghỉ
cho Vợ chồng Sỹ chưa lo được. Lán dã chiến của đại đội chỉ vừa đủ, nếu
là
khách nam thì ngủ chật là xong, nhưng là 2 khách nữ. Cử người vào dân,
nói mượn
nhà cho vợ chồng lính; dân không cho mượn (tục lệ đây như thế), trụ sở
của xã
thì xa… nghe chừng chưa có cách giải quyết.
Mấy lính cùng thôn phân trần về tình cảnh với Sỹ. Cô nàng vợ Sỹ cũng phân bua: “Khổ
quá, tại mẹ cứ bắt em phải đi bằng được.
Lúc đến Cao Lôi, nghe các anh phải chuyển quân lên rừng, em đã định về rồi. Mẹ
bảo: lính chúng nó đi chiến đấu, không hoãn được. Lần này không đi liệu còn
khi nào? Chúng mày cưới nhau được ít ngày thì nó đã nhập ngũ rồi, mẹ mong… rồi mẹ khóc… Thôi, mẹ bảo thế nào thì em nghe thế”. Vừa nói mà ngân ngấn
nước mắt, vợ lính – rõ khổ!
Bóng tối đã
bắt đầu trùm lên thung lũng, sương mỏng bắt đầu lan phủ là là mặt đất. Chợt nghe
một lính kêu lên:
- Công nông kìa? Công nông kìa.
- Sao, công nông làm sao? Chẳng làm sao cả, kéo cái rơ móc của nó về
mà làm nhà.
Lính vừa kêu vừa chỉ tay ra phía
con đường chạy vòng vèo quanh mấy quả đồi phía xa, một chiếc công nông có rơ
móc đang đỗ ở chân đồi. Một cậu lính chạy
lên báo đại đội, mấy cậu nữa nháo nhào
chạy về hướng quả đồi có chiếc công nông. Mươi phút sau, những tiếng nói, tiếng ồn ào rộ lên, chiếc rơ móc của xe công
nông được kéo về gần với khu lán dã chiến của đại đội. Rồi lính xúm lại, buộc
cái càng rơ móc vào thân cây chắc chắn,
chèn bánh xe, che những tấm ni lông đẹp nhất để tạo thành cái buồng nhỏ, ngôi
nhà “hạnh phúc“ thật sự bằng cả tấm lòng và tình cảm của người lính.
Ngôi nhà vừa xong trước khi trời tối, cả đại đội thở phào,
còn línhcủa tiểu đội Sỹ thì vui ra mặt.
Tối đến, tiểu đội
cũng nhận được quà từ gia đình Sỹ, chúng tôi ăn kẹo lạc ròn thơm, nhai miếng mứt gừng cay cay thấy ấm tình người.
Bóng tối đã
bao trùm lên các quả đồi và rừng cây. Đêm
mùa đông với cái lạnh len lỏi vào giấc ngủ của những người lính. Yên
lặng, thỉnh thoảng mới có sột soạt của gió hay con thú ăn đêm chạm
vào lá cây. Bóng người
lính gác với bước chân nhẹ nhàng quanh khu lán dã chiến.
Sáng ra,
chúng tôi trở dậy khi sương còn buông trắng đồi, một góc rừng - bếp anh nuôi - ánh lửa bập bùng chuẩn bị bữa
sáng. Chiếc rơ móc công nông chắn ở góc
rừng còn lại vẫn còn đang trong giấc nồng – cũng đang cháy lên ngọn lửa tình yêu. Hạnh
phúc của người lính đơn giản vậy mà biết bao khó khăn phải qua.
Chúng tôi gặp vợ chồng Sỹ
trước lúc ra thao trường. Đôi má nàng ửng hồng, mặt cúi xuống muốn giấu sự xấu hổ
của người con gái. Mấy cậu lính cùng tiểu đội không buông tha, nói rõ to ”Em
ơi, nhớ đặt tên nó là “Công nông“ nhé !
- Đặt tên Công nông làm kỷ niệm – tên đẹp đấy“.
Ừ, trong thời buổi
chiến tranh thế này mà có được “Công Nông” là quí lắm đấy? Có phải vậy không
các bạn….
Tet NHAM THIN 2012
Hay lắm . NHưng mà tớ nghe bọn ở F325 nó bảo hôm ấy Luân trắng gác suốt đêm không đổi ca phải không ?
Trả lờiXóaÔi Hạnh phúc quá.chỉ có người lính mới thấu lòng nhau mà thôi. Công nông hay siêu công nông mới quý lam sao..Thương quá các bà Mẹ ,những người Vợ.Ngày đi B Tôi chưa có diễm phúc ấy chỉ có Bố Tôi lên Tân yên tìm con thì cong đã ra ga Phổ yên rôi.Mây mà hôm đó không có tâu nên Bố con Tôi còn gặp được nhau .Và Bố tôi bảo ;Mầy lấy con gái ông Mạc chủ nhà đi ,Rượu nhà ông ấy ngon lắm.Tôi phụ nguyện vong vủa bố tôi vì chúng ta ffi B đâu có nghĩ ngày trở về.
Trả lờiXóaDù sao năm 1994 tôi ,thanh Hưng và Đỗ M Tường cũng đã một lần về Đại Hóa thăm được bà con cwyu mang ngày ấy và được găp ô Mạc,chị Lợi ,anh Hưng ,anh Bình và anh Vịnh những cán bộ B trưởng và F ciên phó ngày xưa.