Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

CHUYÊN CỦA LUÂN TRẮNG K9


                                       
   CHUYỆN VỀ BẾN VƯỢT TÍCH TƯỜNG  1972     


   Sau  chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng trị ( 16/9/72), E95/325  rút ra Cam lộ củng cố - bổ xung quân.  Đầu tháng 10/1972 ,  trung đoàn  trở lại  phòng thủ bờ Bắc Thạch hãn  từ An đôn đến Phương thúy  đối diện bên sông  F312  chốt giữ  Tích tường - Như lệ - Đá đứng  lên đến động Ông Đô .
Hỏa lực của đối phương được yểm trợ của Mỹ chiếm ưu thế trên toàn bộ  mặt trận Quảng trị.  Pháo  bắn ngày đêm, B52 rải thảm cường độ cao.  Ngày  máy bay OV10  trinh sát  theo dõi , đêm pháo sáng rọi trắng  sông từ  lúc chập tối cho đến sáng.  Trận chiến tại Tích tường - Như lệ ác liệt  không  kém  thành cổ Quảng trị .


Đối diện Tích tường - Như lệ,  những  đoạn địa hình là bãi lở  dốc đứng khó vận động đều gài mìn chống đột kích.  Còn lại bộ binh e95  lập căn cứ, xây dựng tuyến phòng thủ  bên bờ Bắc,  chốt bộ binh chạy  dọc  sông THẠCH HÃN . Đầu tháng 11/72 bắt đầu triển khai chiến đấu “ chốt”  bên bờ Nam, nhu cầu hỗ trợ  vận chuyển  qua sông  của đơn vị hỏa lực, thông tin, trinh sát,  vận tải  cần lập bến vượt tại Tích tường.
Khoảng trung tuần tháng 11/72,  Tiểu đội tôi  ( A6/C17/E95 )  nhận lệnh phối thuộc  với bộ binh ,  lập bến vượt  phục vụ K5/E95 triển khai  chiến  đâu    tại  TÍCH TỪỜNG – bờ Nam sông Thạch hãn. Tình hình bố phòng tại lúc đó như sau :
Tại Bãi  bồi Tích tường –  là nơi giao chiến ác liệt của cả hai phía.  Các “ chốt” nằm lẫn ở khu rừng Mít và trên ruộng tại bãi bồi.  Tuyến  chiến đấu  của  K5/ E 95  từ  phía cuối bãi bồi xuôi dòng về thị xã Quảng trị ,  từ bãi bồi ngược lên  Như lệ  là tuyến phòng thủ  của  F312 . 
Bến vượt của C17/ 95 tại Tích tường  hỗ trợ chiến đấu  cho  bộ binh E95  bên bờ Nam Thạch hãn.  Lính công binh C17 chúng tôi  đã không vào khu bãi bồi này cho đến trước sự kiện  xảy ra tại Tích tường.

   Vào  một buổi chiều,  trong lúc chúng tôi chuẩn bị vượt sông thì phát hiện có người bơi từ bờ Nam  sang  chốt của K5.  Lính chốt  đã   bắt giữ  “ lính lạ “ khi  vừa  chạm bờ. Anh ta khai là thuộc đơn vị bạn -  chốt tại bãi  Mít – đại đội  hiện chỉ còn 4 người đã không được tiếp tế  mấy ngày nay.  Đơn vị cử  “ lính” qua sông  xin  tiếp tế lương thực.
Chúng tôi đã cấp lương thực và chở người “ lính lạ “ sang sông ngay chập tối đó – Đến nửa đêm , có một lính đến báo tin cho  chúng tôi  tại bến vượt phía bờ Nam:   lính  bơi qua sông  lúc chiều để  dò tìm đường tránh  khu vực cài mìn bên bờ Bắc.  Sau khi biết đường,  anh ta đã cùng 2 người của đại đội  đã bỏ trốn trong đêm –  lính báo tin là người duy nhất của chốt ,  hiện chốt “ bãi mít “ đang bỏ trống. (  Lính  cũng có lúc sợ mà bỏ chốt đấy  ??)
   Đêm đó,  K5 / 95 đã điều quân sang  chốt “ Bãi Mít”,  E95  chính thức tham chiến trên toàn tuyến và  giữ chốt tại Tích tường  và  “ chốt”  tại đây cho đến khi hiệu định ngừng bắn 1/1973 có hiệu lực.  (  Xem truyện  :  Người lính ở chốt bãi Mít Tích tường ).

   Liên quan đến lập bến  vượt Tích tường còn chuyện về kết nạp Đảng của tôi:
   Tiểu đội  chúng tôi đang  cùng bộ binh K6  ở gần Tích tường . Buổi chiều,  tôi được gọi  lên sở chỉ huy tiểu đoàn  để nhận lệnh trực tiếp .  C trưởng gọi qua điện thoại lệnh tôi đưa toàn tiểu đội về cứ nhận nhiệm vụ mới ( không nói là nhiệm vụ gì ) - Về cứ sẽ biết.  Đại đội C17 đang ở Khe CÓC - Quãng đường đi từ Tích tường về cứ phải hành  quân hết đêm mới tới. Linh tính là tiểu đội mình sẽ phải nhận nhiệm vụ quanh đây nên Tôi phân vân.  Phải hỏi được thông tin, tôi nghĩ vậy ? Thấy liên lạc tiểu đoàn đang ngồi trong hầm - tôi ngoắc tay kéo ra ngoài và hỏi  " Em nghe thấy điện thoại trao đổi bọn anh nhận nhiệm vụ ở đâu ?  “ - Cậu liên lạc nói nhỏ " Bọn anh xuống lập bến vượt Tích tường "
 Nghe xong tôi " choáng " luôn . Tiểu đội đang ở TíchTường  mà phải đi về CỨ rồi  lại hành quân ngược trở lại TT.  Nghĩ mà ức đến tận cổ, tôi lẳng lặng ra ngoài về, vừa  thương lính , vừa lo an toàn .  Làm thế nào đây ?  rồi phải đảm bảo an toàn cho " lính " nếu đi đêm - B52 đánh đêm hay rải  trên đường này lắm.
     Họp cả tiểu đội lại tôi nói " Có lệnh chúng  ta phải về cứ gấp để nhận nhiệm vụ mới  " xét thấy nếu đi đêm không đảm bảo an toàn, tôi yêu cầu Tiểu Đội chuẩn bị,  sớm mai hành quân về cứ ”
 Chúng tôi hành quân lúc mờ sáng.  Giữa trưa,  đến một khu vực có hầm - đây là chỗ nghỉ trên  dọc đường hành quân của các đơn vị. Tôi cho lính dừng và nấu ăn trưa.
  Chừng mươi phút tôi thấy lính của mình chỉ chỏ. Nhìn ra thấy Đại đội trưởng cùng liên lạc đang đi vào chỗ chúng tôi đang nghỉ. Chỗ này là  được nửa đường nên khi đến đây hầu hết phải nghỉ lại.
 Tôi đi xuống đón ĐĐT và báo liên lạc tới chỗ tôi nghỉ ,để ăn cơm cùng.
 ĐĐT lôi tôi vào một hầm trống gần đó rồi hỏi;
  - Sao đêm qua  đ/c không cho tiểu đội về cứ ngay ?
  - Báo cáo ĐĐT,  theo  qui luật B52 đánh đêm đảm bảo an toàn cho tiểu đội  không thể hành quân đêm.   Biết lệnh gấp nên đã hành quân sáng sớm nay.
Nghe cũng có lý nên không bị " quạt " nữa - nhưng  Đtrưởng nhấn mạnh   :  " Nếu Cậu đưa tiểu đội về cứ  đêm qua thì sáng nay Đại đội  sẽ kết nạp CẬU vào Đảng.  Giờ thì phải hoãn lại để thử thách tiếp -  Cậu cùng tiểu đội nhận nhiệm vụ lập bến vượt tại TÍCH TỪỜNG ,  tiểu đội hoạt động độc lập  và cậu phải hoàn thành nhiệm vụ .  Cậu viết lại lá đơn xin gia nhập Đảng,  lá đơn này viết chưa đạt yêu cầu  (  cũng  cần có lý do gì gì chứ  ?  )  Tôi cầm lá đơn rồi cất vào ba lô.
    Ăn cơm xong , chúng tôi quay trở lại Tích tường, vừa đi vừa  nghĩ trong đầu -  Đêm qua mà  đưa tiểu đội hành quân về thì liệu có còn ai  không ?  Mà vì sao C trưởng bắt tiểu đội mình phải về cứ nhỉ ?  Có phải vì Ô. sợ phải đi xuống mặt trận,   sợ chết  thì phải  ?   ( C17  thời gian này lính đi phối thuộc với bộ binh hết, chỉ có Ban chỉ huy đại đội ở  lại cứ, cách xa mặt trận ) .
 Chiến đấu ở bến vượt Tích tường rồi chuyển xuống bến Như lệ cho đến khi bị thương rồi ra Bắc. Cái lá đơn nằm trong ba lô theo tôi đến tận hôm nay như  một kỷ niệm về cuộc chiến đấu ác liệt tại  Tích tường – Như lệ  1972 của người lính.
 
   Cái lá đơn ấy gắn với kỷ niệm về bến vượt Tích tường  đã  được 41 năm  rồi ,  Nó  đây :

        

2 nhận xét:

  1. Có lẽ việc hành quân gấp trong đêm vô lý như vậy lại là thử thách chăng ?

    Trả lờiXóa
  2. Luân trắng ơi , hồi ở Tích tường Như lệ ông là A trưởng . Thế lão Huỳnh ĐHXD viết lá thư vào tháng 9/72 ấy ông có thấy biểu hiện gì khác không ? A của ông đi độc lập chắc là biết chứ ?

    Trả lờiXóa

Các bạn dùng những mã code này để cài ảnh, phim, nhạc vào còm (thay vào chữ URL)
Link ==> <a href="URL">TEXT</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]