Đào Bá Văn học cùng với tôi từ năm 1970, ấy là khi Văn nhuận từ lớp K4K.
Nhiều tài lẻ và đặc biệt là chất lãng tử. Quái lạ, hắn không lăng nhăng gái mú. Mà xưa nay những anh văn hoá nghệ thuật lại hay có máu này. Hắn cứ hát, cứ đá bóng, đánh bóng chuyền, và chuyện kẻ vẽ chữ nghĩa cũng rất tài. Văn để đầu chim sẻ. Nghĩa là vuốt xoáy lại để trước trán có chùm tóc xoăn xoăn.
Hồi mới về lớp tôi, hắn có một định lí rất hay. Ai kém ai cái gì thì gọi là “dưới sú“. Thằng này dưới sú thằng nọ thằng kia... Chẳng nhớ dưới sú là cái gì nữa nhưng cái từ ấy thì nhớ tới bây giờ.
Trong lớp tôi có chị Trầm. Chị là TNXP chống Mĩ về học. Lúc ấy chị khoảng 28 tuổi. Chiến tranh, tuổi tác rồi học hành vất vả khiến chị mệt mỏi nhiều, thua thiệt nhiều. Tuy vậy chị rất yêu thương lũ tôi. Nhan sắc khiêm tốn, tuy cái sự nhan sắc ai mà định nghĩa đo đếm cho chính xác được nhưng có lẽ chị hiền và bao dung nên lũ trẻ hay nhờn. Một hôm, chúng nó đá cầu chinh. Thằng Danh Thơm (bây giờ ở CK Hòn Gai) đá với Văn. Văn vừa đá vừa nói rất to: mày đá sao được với tao. Này thì tâng, này thì móc, này ...này móc này ...
Thơm sút sang Văn, quả cầu bay đến tầm ngang bụng, Văn ưỡn lên rồi gẩy mạnh vào mặt Thơm. Văn hét to: Mày thấy chưa mày, mày dưới sú Bà Trầm.
Từ ấy cái mệnh đề Dưới Sú Bà Trầm lan ra. Nó được dùng cho thằng nào kém cỏi về một vấn đề nào đó. Nghĩ mà thương chị Trầm. Nhưng tôi chỉ thấy chị hơi buồn. Chị bảo chúng mày nghịch quá, nghịch quá.
Rồi chúng tôi đi bộ đội. Lớp K5ME chúng tôi đi ngót nửa lớp (từ 8/70 tới hết năm 72 là 25 người). Những thằng nghịch ngợm đi hết cả. Văn cũng đi, tôi cũng đi. Các chị buồn. Ngày chúng tôi đi, tịnh không có quà tặng của bạn gái cùng lớp. Chỉ có quà các chị già mà thôi. Chị nào cũng lo cho ít giấy viết thư, mươi con tem một hào hai, cái khăn mu soa, mấy viên thuốc cảm.
Viết đến đây tôi bỗng thấy hiện lên hình ảnh mấy chị TNXP cặm cụi học suốt đêm ngày, quên ăn quên ngủ. Bên ngoài một lũ con trai nghịch ngợm hò hét tếu táo vang vạt rừng bạch đàn K5 xa lăng lắc.
( có thể còn nữa )
Lính 3002 lớp K5ME
Cảm ơn Cụ Luân, vậy là đã rõ : dưới sú là một trong các phát kiến, trò của Lão mà lũ chúng tôi hay dùng năm 1971,1972,1973...
Trả lờiXóaK5 về K11IA có : Tô Văn Việt Tuyên Quang, Nguyễn Văn Hạnh Vĩnh Phú, Nguyễn Văn Bằng Hải Hưng, Phạm Hồng Tâm Hà Bắc. Cụ Phạm Văn Tế muốn biết thông tin về Phạm Hồng Tâm, ai biết xin chỉ giùm
Ra là vậy,giờ mơí biết tại sao Luân từ ngày vào lính chịu khó cưa gái làng đến vậy,mà bây giờ vẫn hay kiểm tra sức bền vật liệu lắm .
Trả lờiXóaTrước hết trả lời tên móm . Cái khổ nhất của mình là chưa được gái làng yêu .Tận già vẫn vậy Thọ ạ .
Trả lờiXóa- Chào bạn Việt quân . Đào Bá Vãn vớ mình nhiều trò lắm nếu gặp lại nhìn nhau là biết nhau chuẩn bị nói cái câu gì .
Các bạn về học học lại k11I A có hai đứa mình biết đi tháng 8/1970 . Tô Việt có cái miệng như cánh Bướm và Nguyễn Đức Hạnh . THằng Hạnh bé , trắng , hơi lập dj chút . Xưa nó học giỏi l 1969 nó giải nhất Toán học sinh giỏi Yên Bái . bây giờ nó ở TP Yên Bái .
Hạnh, Việt Tổ 5 K11IA cùng tổ tôi anh Luân ạ. Đúng vậy, đầu Hạnh toàn óc không mà. Còn Tô Việt cậy là lính thông tin nên hay ra nhà dân tắm và sửa đài Radio bằng cách cầm đài giộng giộng mấy cái đài lại nói và thu tiền bằng sắn.
Trả lờiXóaChị Trầm mất lâu rồi. Chị chưa tham gia Hội CSV ĐHCĐ bao giờ. Hôm chị mất Cơ khí có mấy người cùng dạy ở Trường CNKT CKHG và phòng Đào tạo của Nhà máy, hầu như không có ĐHCĐ. Lúc ốm K8 và mọi người đến thăm.Dạo trước nhà chị ở khu tập thể 3 tầng gần cột đồng hồ chỗ Bưu điện thành phố, sau chị làm nhà riêng ở đầu cầu bên Bãi cháy, sát Nha khí tượng. Trông chị vẫn trầm buồn và khắc khổ.
Trả lờiXóaChị Trầm về đâu mình cũng không biết . Nên thông tin chị mất bây giwof Luân mới nhận được . Bạn K8 ạ . Hóa ra chị ấy về QN . Vậy thì bài viết của mình cũng là nén nhang tưởng nhớ chị .
Xóa