Lính B3C2D76
(chuyện thời lính D76 )
Chuyện đã gần 40 năm nhưng tôi tin ai đã là lính C2D76 đều nhớ, mà nhớ nhất là Ngô Thịnh và Bùi Tiến vì hai tên này cùng B với hai nhân vật Kinh Còi, Giang xẻng
Người thứ nhất : Kinh Còi
Kinh là người dân tộc Tày Lạng Sơn. Tiểu đội trưởng khung ở B1. Hắn có cái còi phải nói là kêu. Tiếng còi của Kinh vang hơn còi trọng tài bóng đá bây giờ, nó kéo dài nó vừa thống thiết vừa thúc dục vừa răn đe, lại vừa kêu gọi. Những ngày đầu vào lính, Ngô Thịnh và anh Đỗ Kim Long giáo viên khoa điện choáng vì tiếng còi này. 5 giờ sáng còi: thức dậy. 5 rưỡi còi: ăn cơm sáng ( ăn ngô xay ). 6 rưỡi còi: ra thao trường. 11 giờ trưa còi: đi đều về. 1 giờ chiều còi: báo thức. 1 rưỡi còi: lại thao trường v.v... ấy là chưa kể còi báo động tiểu đội, còi báo động trung đội, còi báo động đại đội, còi đi văn nghệ, còi sinh hoạt hàng tối, còi nghỉ đêm ... Thôi thì một ngày đêm Kinh thổi còi số lần còn hơn trọng tài Vi-lít.
Lính không sợ Kinh mà sợ còi. Vì nghe còi là mất ngủ, mất chơi thậm chí đang ăn thì mất ăn. Kinh rất nguyên tắc khi huấn luyện tân binh mới. Kinh bảo “Tó là tôi rất thưng yiu các tồng chí“. Ra thao trường Kinh gióng xé tai một hồi còi rồi dõng dạc:
“Các toòng chí lên hểu lò thao trờng tổ mồ hoi coòng hon chín trờng tổ máo“
Đúng quá! Kinh nói đúng. Hắn rèn quân khiếp lên được. Một lần, Thịnh tồ mang không đủ số gạch trong ba lô đeo đi ra thao trường hàng ngày, Kinh “mẹc” cho. Thịnh cãi lại: Sao tiểu trưởng không mang viên nào? Kinh rút còi thổi đánh choe một phát, cả tiểu đội ngay đơ không ai cãi câu nào chỉ còn hưng hức tiếng cười tắc trong cổ họng đang xếp hàng dọc.
Tối ấy Kinh còi gặp Thịnh tồ: Tồng chí hút thuúc. Thịnh xoè tay đón điếu tam đảo của cấp trên.
Anh Long, anh Hùng ... ở lại miền Bắc. Ngày đi chiến đấu Kinh còi đi học tiếp B phó. Đi trên Trường Sơn bọn B1 khen, hồi huấn luyện không có Kinh còi bọn mình bây giờ có theo kịp anh em cũng khướt.
Người thứ hai : Giang xẻng
Giang học k4 máy. Vào C2D76 hắn ở B2 cùng thằng Cảnh, thằng Định k5B.
Phải nói là Giang là con người chỉn chu kỉ luật đơn vị, cũng như nếp sống văn hoá quân đội. Thật là môt tấm gương cho trung đội noi theo. Mỗi ngày đi thao trường Giang đeo cái xẻng chéo qua vai nằm ra đằng sau lưng. Lúc nào cũng thấy Giang nghiêm chỉnh đi trong hàng và đặc biệt bọn Cơ điện không bao giờ thấy Giang ngồi quán nước chợ Hanh. Giang có răng khểnh hay cười nhưng kiệm lời. Bọn mình thấy hắn nghiêm chỉnh nên nhiều khi cũng ngại. Tuy thế chẳng bao giờ Giang phê bình ai. Cứ cặm cụi, cứ cung cúc tập luyện và hầu như Giang không mắc một khuyết điểm nào suốt 3 tháng rưỡi huấn luyện.
Một hôm sinh hoạt đại đội, chủ đề lí tưởng của người chiến sĩ thể hiện cụ thể trong đời sống tân binh. Thôi thì nhiều ý kiến lắm. Đại đội toàn người có học, toàn là cán bộ công nhân nhà máy nên phát biểu không mấy khó khăn. Nào là: tôi gác tình riêng để lên đường. Nào là dù vợ dại con thơ tôi cũng không hề nao núng. Nào là biết là bố tôi ốm nặng tôi vẫn hướng về phía chiến trường ...
Giang lên, nhìn bình thản hơn 100 anh em trật tự phía dưới rồi nói thật ngắn gọn:
- Tôi vào bộ đội đã 3 tuần nay, tôi vẫn không có súng. Tôi chỉ được phát một cái xẻng. Tôi biết Đảng giao vũ khí gì tôi dùng vũ khí đó mà đánh giặc, gắn bó yêu thương nó coi nó như vợ mình, cho dù tôi chưa có vợ. Cái xẻng tôi mang từ sáng đến chiều trên lưng và ngay cả ban đêm khi báo động nó vẫn trên lưng tôi. Đã 3 tuần nay tôi chỉ tháo ra khi đi ngủ, còn ngày chủ nhật tôi vẫn ... cầm ở tay.
Cả đại đội cười rinh rích. Cười hinh hích rồi cười toé lên. B trưởng B2 đỏ mặt. C phó quay sang hỏi:
- Sao thiếu súng mà không báo lên C bộ.
Ngay lúc ấy chính trị viên bước lên, làm động tác cho hơn trăm con người yên lặng. Vị trung uý nói trong xúc động :
- Thưa các đồng chí, đây là tấm gương chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Quân đội phải cám ơn mái trường XHCN rèn luyện giáo dục các đồng chí. Tôi mong từ nay về sau đồng chí phát huy không xa rời cái xẻng để làm gương cho toàn đơn vị.
Đại đội vỗ tay rào rào. Giang nghiêng bên này cũng rào rào nghiêng đằng trước đằng sau cũng rào rào, hoan hô, hoan hô.
Từ ngày hôm sau Giang được phát súng CKC nhưng cái xẻng thì nó không thể xa rời lưng Giang được nữa. Suốt cho tới ngày đi chiến đấu Giang vẫn đeo cái xẻng sau lưng một ngày dễ đến 14 tiếng, và Giang được đồng đội trìu mến gọi là Giang xẻng.
Bây giờ Giang ở đâu, nếu đọc được chuyện này gọi điện cho mình nhé: Số máy của mình: 0976582742. Cứ gọi rồi khắc nhận ra tên nhau....
Nhớ ra rồi ! Giang xẻng có cái chân đi thế võ phải không ?có lẽ lúc nào hắn cũng mang xẻng là vì sợ báo động di chuyển .
Trả lờiXóaCòn Kinh còi thì có cái mặt hơi dài ,nhiều trứng cá ,ngực hơi ưỡn về phía trước đúng không ?
Đúng quá . Những chuyện tưởng chừng nho nhỏ ngày xưa nghĩ lại nó đầy chất chứa nguyên nhân của một thời . Thời Lí tưởng . Tién nhỉ .
Trả lờiXóa<a href="http://s1101.photobucket.com/albums/g435
Trả lờiXóaSau khi bài ra , mình nhận được thư, điện thoại của nhiều bạn đã từng là lính D76 ở nhiều miền tổ quốc . THật là cảm động , từ ngày 7/9/2011 khi Dũng Chit lập ra trang này đã có hơn 600 lần người vào xem và có ý kiến . Cảm động hơn nữa là nhiều bạn không ở Cơ điện cũng xem và rất đồng tình , rất đồng cảm . Mong các bạn từng là lính ra đi từ cơ điện và những người từng là lính cùng với SV ĐH CĐ chia xẻ tình cảm của mình ở đây với nhau . Và thông tin cho nhiều đồng đội mình biết . Chúng mình sẽ gặp nhau ở đây nhé .
Trả lờiXóaĐúng là chỗ lão Luân này lắm chuyện lính thật,mà phải do cái tài của Hắn ác chứ nếu không sao mà nhớ nổi nhỉ ,bái phục!
Trả lờiXóa