Sáng hôm sau rời thành phố Huế còn mù mịt trong mưa chúng tôi nhằm thành cổ làm đích. Vào trong thành vẫn mưa rả rích, Luân yêu cầu mua mỗi ngươí một chiếc dù. Trong khi tôi mang hết nhang, tiền giấy trên xe xuống thì Luân đăng ký với BQL và mua thêm hoa, nhang nữa. Lên đài Âm-Dương gió mạnh ù ù thổi, mưa xiên chéo vào mặt, châm được nhang khá vất vả. Chúng tôi kính cẩn tưởng nhớ và mặc niệm các liệt sỹ đã hy sinh nơi cổ thành này.
Xuống đài đi vào khu chứng tích Sinh viên Thành cổ, mọi người hết thấy lạnh vì mưa gió mà phừng phừng khí thế của đoàn lính sinh viên năm xưa ra trận. Biết bao anh em đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc mà khi nhắm mắt vân mơ về mái trường của mình. Năm nay đây là lần thứ ba tôi vào thành cổ, mỗi lần một hoàn cảnh, một nỗi xúc cảm khác nhau nhưng không lần nào thiếu được nỗi đau xót và niềm thương nhớ đồng đội của mình.Lặng người đi, chúng tôi mặc niệm nhớ đến các chiến sỹ - Sinh viên thành cổ nơi một thời máu đổ. Khói nhang, khói hoá tiền, vàng cho các anh quyện vào như đọng lại không muốn xa rời mà không xua được cái gió lạnh mưa rơi. Luân bần thần, hắn đang cảm xúc, suốt từ khi vào Tây nguyên rồi về đến đây hắn vẫn lặng im như vậy.
Nhưng không chỉ Luân mà tôi thấy ai cũng có vẻ đang suy tư, nghĩ ngợi về một điều gì xa xôi nhưng thân thuộc lắm.
Trời vẫn mưa không ngớt, chúng tôi rời thành cổ đi tiếp về Đồng Hới. Ở Quán hầu có con một Liệt sỹ E 88 quê Nghệ An của tôi đang chờ để gửi hồ sơ của Cha mình ra cho BLL E88 làm bia tưởng niệm trên Thái nguyên. Cung may là qua Hồ xá thì mưa đã ngớt dần, cách cầu Quán hầu 3km thì gặp người hẹn, chỉ kịp chào hỏi và nhận giấy tờ thì xe lại chạy tiếp. Đến Hoàn lão -Bố trạch phải nghỉ ăn trưa, vì muộn quá không thể chạy cố thêm được.
Xác định về Vinh nghỉ lại nên chúng tôi dừng lại cầu Gianh để mua nón lá Ba Đồn làm quà cho các bà vợ ở nhà. Đúng là lính chiến vào sống ra chết mà vẫn thua "mèo gìa rung rinh", được cô cháu gái cũng nhiệt tình chạy về nhà mang nón ra. phải nói nón ở đây tốt và đẹp thật chứ không dài dại như ở Huế nếu mua vội. Gần đến đèo Ngang Luân tung chưởng "đèo ngang Tím "ra, thế là cứ nghe đi rồi nghe lại các bài hát "chuyên ngành " mà không chán.
Hình như đến Hồng lĩnh thì tài Hùng phát hiện xe có tiếng động lạ, xuống kiểm tra không phát hiện được gì. Đành chạy cố một đoạn thì vào Ga ra bên đường thuê xem và chữa dùm. May là chỉ bị rơi con bulông của miếng chắn bùn bánh trước nên chú thợ trẻ mất mươi phút là xong, vậy vào đến Vinh thì trời đã tối mất rồi. Đành dừng bài ở đây để mai còn chuyện kể tiếp cho các Bạn sau nhé. Còn mấy câu thơ kết thì chưa nghĩ ra, mà nói về chính mình nhân vật thứ 7 của Đoàn mới ác chứ.
Thôi để nhờ các Bạn làm rồi còm vào cho có ý nghĩa, được không, xin mời...
Đại tá Ngôn mua nón Ba đồn
Trả lờiXóaĐoàn trưởng Luân đi tìm hồn Hà tĩnh
Bùi Tiến ngẩn ngơ chiều Tân Cảnh
Thanh tra Lệ buồn sỉ mũi vào đêm
Đỗ Tiến Thụy kéo pháo về Kon Tum
Thọ Mom đứng đái sau lưng chị Trâm quảng Ngãi
Chú Hùng lái bằng tay các các anh lái gốc cây
ngày đi tìm đồng đội
Ba kích mang theo không đủ xuống đồng bằng
Suốt cuộc hành quân vang khúc hát chuyên ngành
Tuổi 60 vào Nghi Xuân thử độ bền chiến sĩ
Tạm biết nhé về Mỹ Đình hát bài ca tập thể
Dẫu THẾ THÌ THÔI vẫn cứ MÉO VUÔNG TRÒN
Chúc mừng Thọ Mom
"Bùi Tiến ngẩn ngơ chiều Tân cảnh"
Trả lờiXóarất cảm ơn ALuân đã quan tâm ! không phải chỉ buổi chiều hôm ấy mình ngẩn ngơ đâu mà đến nay đã gần một tháng sau chuyến đi về thăm lại TN ,mình vần thấy còn thiếu caí gì ấy !đến Kon tum chưa được lên đồi 601 (đồi đầu lâu)để có thể thắp hương tưởng nhớ các chiến sĩ trung đoàn 28 sư 10 đã lập kỷ lục về đánh cắt giao thông ,chỉ một ngày mà bắn cháy 28 xe QS trong đó có 14 xe tăng .rồi đến bên tường đài Tân cảnh để được đướng trên nơi mà xe tăng 377 đã lập kỷ lục về trận đấu xe tăng ,một mình xe 377 đã sông vào đáu với 10 xe tăng M41 ,tả xung hữu đột ,bắn cháy 7 chiếc trước khi bị bắn cháy ...lại hẹn lần sau thôi !
Ông Luân có bằng chứng không mà dám bêu xấu anh em zậy.
Trả lờiXóa