Tôi chẳng chức sắc gì trong quân đội. Tôi cũng chẳng thành đạt gì trong nghề kĩ sư chế tạo máy mà tôi được học. Tôi là một chiến sĩ ra đi từ mái trường rồi trở về trường. Hôm nay bỗng dưng vừa buồn vừa ngượng vì các bạn học của tôi nhẹ nhàng hỏi: “Anh ơi 22/12 năm nay các anh có gặp nhau không"?
- có chứ .
Bạn tôi lặng hồi lâu rồi nói :
- Em học sau anh một lớp, khi anh sắp ra trường bọn em nhập ngũ lên biên giới phía bắc, lớp người chúng em phải gần mười năm sau mới trở về làm nghề. Chúng em không phải CCB với các anh hay sao? Anh ơi CCB chỉ là những người thời đánh Mỹ thôi ư? Cùng trường với nhau mà sao em và anh xa cách thế?
Tôi ngập ngừng bởi tôi chưa từng bị ai hỏi như thế. Chợt nghĩ ông chủ tịch CCB ở quê tôi là một chiến sĩ đánh Vị Xuyên trở về. Và tôi chợt nhớ vào 1978 lớp tôi cũng mấy người lên đường và năm sau 1979 đội ngũ kĩ sư tương lai lên đường đông gấp bội.
Một thời ta lãng quên những chiến sĩ trên tuyến tiền tiêu phía bắc. Một thời những chiến công và sự hi sinh trên khúc giăng cột mốc biên thùy bị vô tình lãng quên, hay không vô tình lãng quên?
Bỗng thấy ngượng với bạn mình. Bỗng thấy cái mác CCB của mình xưa nay như cố tình tự hào. Bởi bất kì một người cầm súng nào bảo vệ tổ quốc cũng phải coi đó là CCB. Lịch sử tôn vinh họ chứ con người không tự vẽ mặt đặt tên cho lịch sử.
Các bạn của tôi! Các bạn chiến đấu để bảo về tổ quốc bất kì từ hướng nào các bạn là anh hùng, lịch sử gọi các bạn là cựu chiến binh của dân tộc mình.
Lính 3002
Rất nhiều liệt sỹ hi sinh vì Tổ Quốc ở biên giới với Tàu đến nay vẫn còn bị bỏ rơi đến đau lòng. Chính ra đánh nhau với Mỹ thì những hậu quả rồi qua thời gian có thể phắc phục được hết, nhưng với Tàu thì chắc không bao giờ. Ví dụ như chuyện biên giới bị lấn chiếm vì bây giờ đã ký công nhận mất rồi (hãy đọc sự thật 30 năm quan hệ VN-TQ do NXB ST) rồi chuyện chính sách với những người có công trong cuộc. Vừa qua mới có chế độ... nhưng chưa bắt đầu thực hiện. Ngay bản thân cái danh hiệu CCB cũng chưa phải đã dành cho toàn bộ các chiến sỹ đã từng tham gia cuộc bảo vệ đất nước chống Tàu. Chỉ những người có huân chương, là cấp sỹ quan trở lên ....
Trả lờiXóaNhưng trong tôi, tất cả những ai đã từng là lính thì đếu là CCB hết. Lịch sử rồi sẽ trả lại đúng tên cho các bạn đánh Tàu!
Hoan hô các đồng chí từng mặc quân phục các thời kỳ đã tham gia bảo vệ Tổ quốc và lãnh thổ thiêng liêng của Đất Việt.Tất cả đều là Cựu Chiến Binh Việt nam Anh hùng,hẹn gặp nhau nhân ngày 22- 12- 2011 nhé.
Trả lờiXóa@lINH3002!
Trả lờiXóaTheo tôi đã là linh chiến(Chiến đấu để BẢO VỆ TỔ QUỐC , thì đều gọi là CCB hết!.
Em có một người Cha đi qua hai cuộc chiến ( chống Pháp và Mỹ ), Em có một người cậu hy sinh ở thành cổ trước khi quân ta rút khỏi thành một tuần, năm ngoái bác Thọ Mom cùng em vào đưa cậu em về, Em có người anh trai quần nhau với Tàu ở Thông Nông, Đào Ngạn, Nước Hai- Cao Bằng, Em cũng đã viết đơn tình nguyên bằng máu đêm 17-2-1979 để đòi được đi bộ đội...và Em cũng tự cho mình như một CCB, Vậy thì các Anh đã từng ôm cột mốc biên cương đỏ máu, các anh nhìn đồng đội ngã xuống trong những giờ chiến đấu...Các anh sao không phải là một CCB nhỉ ? "Đồng chi'" gì ơi, đừng tự mình cảm thấy mình xa cách nhé... !
Trả lờiXóachẳng có gì mới cả, nhạt...
Trả lờiXóaThật nức cười cho "Cọng rưm "không dám xưng tên, tuổi của mình ra nên đúng là Rơm thật rồi.Rơm có biết khi mới ra đời Hội CCB Việt nam quy định thế nào mới được là hội viên không ? phải hơn chục năm sau mới sửa đổi quy định ngớ ngẩn đó đấy.Có thể điều này không còn mới nữa nhưng nó không nhạt đâu vì nó chứa xương máu bao người lính và nước mắt của bao bà Mẹ Việt nam đấy.
Trả lờiXóa@cọng rưm Có thể không mới, chưa hẳn đã hay, nhưng đất nước mình nó thế. Bạn đã dám làm gì để góp phần thay đổi nó chưa hay ngồi chờ sung... rụng?
Trả lờiXóaCọng gì cũng được . Nhưng cái lí đúng thì tốt . ngần ấy ý kiến ủng hộ cho những chiến sĩ đánh tàu , hay đấnh bất kì kẻ thù nào của dân tộc phải được tôn vinh là yên lòng . Còn nhạt hay không ư ? máu xương không bao giờ nhạt
Trả lờiXóaThân mến chào các bạn và Đặc biệt chào @ cọng rưm (23:28 ngày 28/11/2011).
Trả lờiXóaHôm rồi Trọng luân nói tôi vào trang blog CCB cơ điện,tham gia với anh em... tôi nói chắc nội dung giống như blog SV bên này thôi...
Nhưng về xem thấy cũng hay hay, bụng bảo dạ lúc nào đó " viết tý chăng?"... Nhưng còn phải sẽ viết cái gì? như thế nào? bắt đầu từ đâu?...
Nhưng hôm nay "đọc bạn @ Cọng rưm" thấy nên viết trao đổi 1 chút bạn nhé.( câu chuyên dưới đây chỉ thuộc đoàn 1040 đi 30/5/1972 thôi nhé)
1- Hồi cánh Sv chúng tôi nhập ngũ lúc đang huấn luyện ở Phú bình Thái nguyên, mỗi lần Thủ trưởng Đại đội, trung úy Bân, chính trị viên Thao bắt nhịp hát "Vì nhân dân quên mình" đến câu :" Người chỉ biết có dân ngày ngày lo sao cho toàn dân ấm toàn dân no được học hành"
Thế là chúng tôi lại láy lại "Được học hành". Hát hết, cả quan lẫn lính sung sướng cười vang không kém cảnh hồng quân xô viết hùng dũng , vừa hát vừa lao vun vút ra mặt trận , trên ga tàu điện ngầm ngày 1/5 /1942...
(tiếp theo, vì bài viết dài, họ ko cho đăng)
Trả lờiXóaNhưng khi chúng tôi vào đến khu 5, mấy thủ trưởng đại đội của chúng tôi ( như anh T, anh Q...)nghe kiểu hát này thì khó chịu ra mặt, thậm chí có thủ trưởng còn nói " học cái cục C..." dẫu vậy, lính C2 Cơ điện vẫn cứ choang choác "được học hành" liên tục.
Trong 1 chừng mực nào đó, chúng tôi làm vui với nhau , vượt qua những ngày gian khổ ấy!
2-Hôm rồi tôi về Hạ long, gặp Đoàn Xuân Từ, lính SP đi cùng đoàn 1040 .Hai thằng nhắc lại chuyện bên bờ sông Tranh(Trà my Quảng nam). Dạo đó là cuối tháng 3/1973. Sau hội thao nhằm ngày 26/3/1972 một hay 2 ngày , chúng tôi chuyển quân. Tôi, Từ, Hồ Viết Phúc(K4I), Hòang kim Tới(K5E), Nguyễn Thanh Vân(k4m). Bè lũ 5 tên dùng 2 thỏi 2 lạng đánh được rất nhiều cá Niên. Khổ nỗi khi chế biến tuyệt nhiên ko thấy gói muối đâu. Chúng tôi đành phải ăn cá luộc, cá nướng " nhạt hoét"...Khi thu don rút quân mới phat hiện gói muối ở dưới tâm ni lông rải ra để lót, đống cá to tướng đè lên trên; cả bọn ngán ngẩm , lắc đầu , tiếc rẻ...Sau đó chúng tôi khiêng cá về "nhà" có ý kiến : "vứt mẹ nó đi" nhưng tôi xót xa bạn ở nhà thiếu thốn thức ăn nên động viên mọi người cố gắng, tất nhiên tôi dành lấy phần đi sau để "Hứng" mùi tanh tưởi (ai bảo tôi đề xuất).Sau chuyện này tôi bị cán bộ để ý vì đi đánh cá là vi phạm kỷ luật quân đội.
Nhưng đến bây giờ, những người bạn ấy tôi vẫn giũ liên lạc ko thấy ai kêu nhạt, kêu tanh nữa, chúng tôi yêu nhau hơn ở cái nhạt , cái tanh, cái bị kỷ luật ấy...
3-Ở chiến trường, khi chúng tôi mới vào, anh em lính cũ, rất thích gần chúng tôi mục đích muốn nghe câu chuyện ở quê hương miền bắc, bởi họ xa quê hương lâu quá rồi.
Bữa đó, tiểu đội A5 của tôi( A trưởng Dục-K4) làm đường cạnh 1 tiểu đội lính cũ. Một anh bên đó nói với sang:" Mấy ông mới vào nói chuyện gì cho vui nào?"- Chúng tôi không ai nói gì, bởi chưa biết bắt đầu như thế nào. Một lúc sau, vẫn anh lính đó, nói tiếp; -Thôi họ không nói, ta nói với nhau vậy... Đại để những người nông dân mặc áo lính ấy, họ rất vui , yêu đời... Câu chuyện của họ rất vô tư. Tỷ dụ như trước khi đi bộ đội, đưa bạn gái ra bìa làng chơi, ngồi mãi chả biết nói gì, bỗng con chó nhà ai chạy qua, chàng nói; Ô, con chó nhà ai mà Câu lạc bộ to quá em ạ. Cô gái nhìn lại, rồi cấu anh ta và nói: chó đực nhà bác em đấy chứ, cái đồ khi gió nhà anh... Thé là cả cánh lính 2 bên cùng cười vang cả 1 góc rừng...
...
Khá lâu rồi, tôi nghiệm là, đoàn 1040 chúng tôi thật may mắn và hạnh phúc.Chúng tôi được ở bên nhau. Để đến bây giờ thi thoảng gặp nhau, vẫn vui như thuở nào, những câu chuyện kiểu như trên đây vậy thôi.
nếu bạn không thích , mời bạn vào Văn nghệ quân đội
(tiếp theo)
Trả lờiXóa, báo QĐND họ viết có nghề hơn. Ở đây chúng tôi chỉ viết cho chúng tôi xem thôi; nhưng chúng tôi bằng lòng , và tự sướng. Xin lỗi bạn đây là chăn đắp của chúng tôi.
Nhân đây mời cả nhà thưởng thức bài thơ của nhà thơ Nguyên Long- Người Thái bình nhé.
THƯỜNG DÂN
Đông thì chật, ít thì thưa
Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân
Quanh năm chân đất đầu trần
Tác tao sau những vũ vần bão giông.
Khi làm cây mác cây chông
khi thành biển cả khi không là gì
Thấp cao đâu có làm chi
Cỏ ngàn năm vẫn xanh rì cỏ thôi.
Ăn của đất, uống của trời
Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
Ồn ào mà vẫn lặng im
Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn
Chỉ mong ấm áo no cơm
Chắt chiu dành dụm thảo thơm ngọt lành.
Hòa vào trời đất mà xanh
Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân…
Nguyễn Long
Tại hạ xin dừng ở đây. Có gì ko phải xin thứ lỗi. Nhất là bạn @ cọng rưm. -Bạn làm tôi thích bạn rồi đấy , tôi cũng đang nghĩ về cọng rơm( ko phải cọng RƯM)đâu nhé. Mong được có đủ động lực trình bạn và cả nhà về cọng rơm của tôi. Thân ái( dungtrac191@ gmail.com)
Để không bao giờ quên chiến công của các cs bảo vệ biên giới ,tôi đưa đoạn chiến lệ này để ta ôn lại :
Trả lờiXóa"Trên hướng Lai Châu, đối phương sử dụng 3 sư đoàn, có xe tăng, pháo binh yểm trợ chia làm ba mũi đánh vào đoạn biên giới dài trên 60km từ bản San tới bản Hồ Thầu, với âm mưu nhanh chóng chiếm cho được khu vực Nậm Cáy, Hồ Sì Câu trên đường 12 rồi đánh chiếm huyện lỵ Phong Thổ, Cam Đường, Bình Lư để hợp điểm với cánh quân từ Sa Pa đánh sang, sau đó phát triển đánh chiếm vùng cao Sìn Hồ, thị xã Lai Châu và hỗ trợ cho bọn phản động gây bạo loạn cướp chính quyền. Sáng sớm 17 tháng 2, đối phương nổ súng tấn công hai đồn Ma Lù Thàng và Sì Lở Lầu. Trên hướng Ma Lù Thàng, lúc 5 giờ 45 phút, pháo từ bên kia biên giới bắn trùm lên khu vực đồn và bãi bồi trước mặt trong vòng 30 phút. Ngay sau đó, bộ binh vượt qua cầu tiến công trực diện vào đồn từ hướng tây bắc. Từ các chiến hào, cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân vũ trang vẫn bình tĩnh chờ chúng đến gần. Khi đội hình của chúng lọt hẳn vào tầm bắn hiệu quả, các cỡ súng của ta gầm lên. Tốp đi đầu bị đạn quét ngã rạp. Đúng như dự đoán, đội hình chúng chùng xuống, co cụm gần khu vực chiến hào. Ngay tức thì, những trái ĐH10 đồng loạt thét lên, thổi bay từng toán lính đối phương xuống bờ dốc trước cổng đồn. Số còn lại hoảng sợ chạy tháo lui lại vấp phải mìn, chết vô số. Từ bên kia cây cầu biên giới, tiếng kèn đồng vang lên. Bộ binh đối phương đông như kiến cỏ vượt cầu sang bổ sung cho bọn chết trận vừa bắn như vãi đạn vào trận địa, vừa gào thét. Đáp lại tiếng hô của chúng, tiếng AK, tiếng lựu đạn, B40, ĐH10 nổ vang trời, chặn đứng mũi tấn công của chúng. Đội hình tấn công của chúng khựng lại; đạn pháo và cối từ bên kia bắn vào đồn chát chúa, khói bụi mịt mù, mảnh đạn văng chiu chíu. Trong công sự, chiến sĩ ta vừa tránh đạn, vừa tranh thủ băng bó cho thương binh và củng cố hầm hào, chuẩn bị cho đợt chiến đấu mới. Chỉ ít phút sau, bộ binh đối phương lại ào lên nhưng vấp phải sức chống trả kinh hồn, chúng lại phải ôm đầu tháo chạy. Cứ như vậy, các đợt tấn công của 1 tiểu đoàn đối phương phải chôn chân trước con suối cạn. Đến 11 giờ 45 phút, chúng ngừng tấn công.
Nếu như ô. Cọng rưm kia có chỉ một người thân thôi ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc , Tây Nam Tổ Quốc thì sẽ biết thế nào là : "nhạt , không có gì mới" !
Trả lờiXóaChúng tôi những quân nhân thế hệ sau các anh Luân , Thọ , Liệu ... đau xót lắm chứ ! Chúng tôi không cần cái " danh hão " . Chúng tôi đòi là đòi cái danh , cái tiếng cho hàng vạn vạn chiến sĩ , đồng bào đã ngã xuống vì Tổ Quốc thời ấy , để mong sao linh hồn các liệt sĩ sớm được siêu thoát !
Cảm ơn bác Luân đã nói lên nỗi lòng các chiến binh đàn em .
Cọng rưm kia là cái gì trong cuộc đời bác Trác mà mới comments vài chữ khiến bác phải run đến vậy ?
Hiện tại không ai dám đề cập đến vấn đề này đâu ? Người ta đều cho là : Vấn đề nhạy cảm !?
Tiều phu thân mến . Không có chiến binh đàn anh chiến binh đàn em đâu . Mà chỉ có người cầm súng trước người cầm súng sau thôi em nhỉ .
Trả lờiXóaTôi cũng là cựu chiến binh đánh Tầu tháng 2.1979 đây, là thế hệ đàn em của các bác Liệu, Trác Dũng, Luân...rất bức xúc về comment của ô. Cọng rưm nào đó. Có thể nói đó là comment bẩn ngay sau một bài viết đáng trân trọng của Hậu sinh VT! Đề nghị mõ blog xóa ngay còm "cọng rưm"!
Trả lờiXóacác bác ơi . cháu là học sinh Miền Nam ở ĐH qui nhơn . Cho cháu hỏi bác Cọng rưm có phải là bộ đội cùng các bác không ? cháu cám ơn ạ
Trả lờiXóaVừa viết xong nhật ký ngày 20-10-2012 khi đoàn CCB Cơ Điện Đi Đà lạt thì thấy bài này ở mục đọc nhiều nhất trong tuần.thế là lại mở lại để đọc và xin thưa các bạn rằng trong Đoàn CCB Cơ Điện có hai CCB chống tàu đó.
Trả lờiXóa-Nguyễn Văn Lãng -K10
-Nguyễn Văn Hiệp K10
Tuy các bạn không tham gia đánh Mỹ -Ngụy nhưng các bạn quá xứng đáng là CCB Việt Nam bởi tình thần tiến công không ngại như Hiệp do bân việc đột xuất phải bỏ cuộc khởi hành.nhưng xong việc là bay vào Đà Nãng theo Đoàn đi tiếp đến cùng tron niềm tin yêu của đồng đội.Cả hai đều nói : "nếu không tham gia cuộc đi này thì cả đời ân hân không biết đến bao giờ."